Cách Sử Dụng Benzoyl Peroxide Hiệu Quả để Trị Mụn - Obagi Medical

Mụn là bệnh lý da liễu vô cùng phổ biến đối với người việc. Trong điều trị, các hoạt chất thoa ngoài da vẫn là lựa chọn ưu tiên (first line treatment) được các bác sĩ lựa chọn so với thuốc uống. Benzoyl Peroxide là một trong những hoạt chất thoa ngoài da được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả điều trị, chúng ta cần hiểu về hoạt chất và cách thức hoạt động của chúng. Hãy cùng Obagi khám phá cách lựa chọn và sử dụng Benzoyl Peroxide một cách hiệu quả để trị mụn nhé.

1. Khái quát về Benzoyl Peroxide

a) Benzoyl Peroxide là gì?

Benzoyl Peroxide là hoạt chất thoa ngoài da cải thiện mụn phổ biến nhất mà bạn có thể mua ở dạng OTC (Không cần kê đơn). Đây là loại thuốc trị mụn được kê toa nhiều thứ hai ở Hoa Kỳ (được kê trong 12,8% tổng số trường hợp), và có thể được tìm thấy ở quầy với nồng độ từ 2,5% đến 10% [1]. Benzoyl peroxide là hóa chất tổng hợp khi thoa trên da sẽ thủy phân thành benzoic acid và oxy. Benzoyl peroxide có 3 đặc tính sau:

  • Kháng khuẩn (antibacterial)
  • Kháng viêm (anti-inflammatory)
  • Ức chế sự hình thành mụn trứng cá (comedolytic)

b) Cơ chế trị mụn

BPO có cấu trúc hóa học là (C6H5−C(=O)O−)2 gồm 2 nhóm Benzoyl (C5H5−C(=O)−, Bz) kết hợp với nhau bằng một cầu nối Peroxide (−O−O−). Benzoyl peroxide là chất ưa béo nên dễ dàng thâm nhập vào nang lông tiết bã nhờn. Bên trong da, benzoyl peroxide giải phóng oxy gốc tự do và benzoic acid. Vậy nên, Benzoyl peroxide là một chất oxy hóa và thường dùng trong mỹ phẩm để trị mụn viêm.

  • Hoạt động oxy hóa giúp kháng khuẩn, kháng viêm [2]:

Cơ chế hoạt động có thể lý giải như sau: quá trình hình thành mụn gây viêm nhiễm, kích thích sản sinh bã nhờn và keratin, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và oxy không thể vào khiến môi trường trong ổ viêm thành kỵ khí, hoàn hảo cho khuẩn P.acnes phát triển.

  • Benzoyl Peroxide giải phóng các gốc oxygen tự do, tiêu diệt vi khuẩn P.acnes bằng cách ức chế khuẩn mụn và khiến chúng dùng hết năng lượng để bảo vệ màng tế bào.
  • Benzoyl Peroxide làm giảm cutibacterium acnes lên đến 97,5% chỉ trong 5 ngày. Trên thực tế, benzoyl peroxide có hoạt tính diệt vi khuẩn phổ rộng nhất so với bất kỳ loại thuốc trị mụn nào hiện nay - có hiệu quả chống lại vi khuẩn cutibacterium, staphylococcus, malassezia, pseudomonas và candida [3].

  • Tẩy tế bào chết và thông thoáng lỗ chân lông [4]:

Benzoyl Peroxide làm bong lớp sừng tổn thương trên da mặt, loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Một nghiên cứu điển hình so sánh khả năng này của BPO và Salicylic Acid. Kết quả cho thấy trong khi SA giúp tiêu sừng hiệu quả bề mặt (phù hợp với các dạng mụn trứng cá) thì PB có xu hướng tiêu sừng ở mức độ sâu hơn, đặc tính kháng khuẩn mạnh hơn và có khả năng điều trị các tổn thương viêm sâu hơn.

Theo các nghiên cứu [5,6] có thể tóm tắt cơ chế hoạt động của Benzoyl Peroxide vừa là chất kháng khuẩn, kháng viêm, vừa là chất tẩy tế bào chết, giúp tiêu diệt nguyên nhân gây mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông, tẩy sạch lớp bề mặt của da.

2. Lưu ý khi sử dụng Benzoyl Peroxide

a) Benzoyl Peroxide sử dụng trên các loại mụn nào?

Phân loại mụn thường thấy theo những tổn thương mụn [7]: Mụn viêm và Mụn không viêm

  • Mụn không viêm: mụn đầu đen, mụn đầu trắng
  • Mụn viêm: Papules (mụn sẩn), Pustules (mụn mủ), Nodular acne (mụn chai), Cyst (u nang)

Trong các loại mụn trên, Benzoyl Peroxide có hiệu quả với các loại mụn viêm (có mủ) thay vì các nốt mụn đầu trắng và mụn đầu đen.

  • Đối với mụn viêm đỏ nhưng chưa có mủ (Papule): Nên sử dụng các hoạt chất tẩy da chết (AHA/BHA) kết hợp thành phần làm dịu (Niacinamide) giúp chống viêm. Sau khi lên mủ trắng, dùng BPO chấm sẽ tiêu diệt triệt để khuẩn mụn.
  • Mụn viêm đỏ có mủ (pustules, papules, cysts và nodules): hoàn toàn phù hợp để sử dụng BPO giúp triệt tiêu khuẩn mụn nhanh nhất.

Trường hợp chấm lên các mụn như Cysts và Nodules có thể gây nhầm lẫn rằng gây chai mụn, nhưng thực tế là mụn Nodules đã “chai” và hiếm khi trồi nhân lên, việc sử dụng Benzoyl Peroxide giúp giảm quá trình viêm và dần tiêu nhân mụn; đối với Cysts, dạng nang là loại mụn sâu và đau nhất, cần kết hợp các thành khác giúp tẩy tế bào chết và làm dịu nốt mụn, khi đó BPO sẽ phát huy tốt hiệu quả kháng khuẩn và gom nhân mụn nhanh hơn.

b) Ảnh hưởng của nồng độ

Tỷ lệ thành phần trong các sản phẩm Benzoyl Peroxide (BPO) thường dao động từ 2,5 đến 10%, các nghiên cứu chỉ ra rằng ở nồng độ cao hơn thì hiệu quả sẽ nhanh hơn, tuy nhiên cũng đồng nghĩa các tác dụng phụ của BPO trên da trầm trọng hơn. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng gây viêm da tiếp xúc hoặc da khô đỏ ngứa ở 67% người dùng benzoyl peroxide nồng độ cao và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời [9].

Theo báo cáo [8] đã chứng minh được rằng:

  • 2,5% BPO có hiệu quả tương đương với nồng độ 5% và 10% trong việc giảm số lượng mụn viêm.
  • Ngoài ra các triệu chứng ban đỏ, bong tróc khi sử dụng 2.5% BPO - 5% PBO là tương đương nhau và ít hơn hoàn toàn khi so với nồng độ 10%.

Mặc dù tình trạng mụn của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung, các bác sĩ da liễu khuyên bệnh nhân nên sử dụng BPO nằm trong khoảng 3 đến 5% [2]. Đối với các sản phẩm tẩy rửa, có thể bắt đầu với 4% và tăng lên (nếu có thể) lên đến 10%. Đối với các phương pháp điều trị tại chỗ ngoài da, nên sử dụng trong khoảng từ 2.5-5%.

c) Nên dùng Benzoyl Peroxide trong bao lâu?

Trong khi các hoạt chất chống oxy hóa đang lên ngôi thì Benzoyl Peroxide (BPO) lại là thành phần oxy hóa, một số quan điểm cho rằng BPO tiêu diệt vi khuẩn bằng cách tạo ra các loại oxy phản ứng trong nang bã nhờn, gây ra sự hình thành gốc tự do và dẫn đến lão hóa da.

Theo quan điểm của bác sĩ da liễu Andrea Suarez [10], điều này sẽ không xảy ra. Bởi vì cơ chế hoạt động của BPO không chỉ giải phóng oxygen tự do, mà còn kiểm soát mụn viêm thông qua việc giảm các loại phản ứng oxy hóa khác, ngăn chặn mụn sinh ra một lượng lớn chất oxy hóa khác.

Vậy nên, hoàn toàn có thể dùng BPO mà không gây ảnh hưởng (trừ khi sử dụng nồng độ cao trong thời gian dài). Còn với dạng rửa trôi (leave-on) trên da, hoàn toàn có thể sử dụng hàng ngày.

3. Kết hợp các thành phần khác tăng khả năng trị mụn

a) Kết hợp với thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh dạng bôi thường gặp làm giảm P.acnes là clindamycin và erythromycin. Tuy nhiên, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh xảy ra trên diện rộng khi sử dụng các thuốc này trong khoảng thời gian dài.

BPO là một chất Oxy hóa và giải phóng gốc oxy tự do từ đó làm giảm P.acnes mà không để cho P.acnes có thể kháng thuốc. BPO từ đó được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị mụn trứng cá thay cho thuốc kháng sinh hoặc kết hợp với 1 loại thuốc kháng sinh (thường gặp nhất là kết hợp Clindamycin phosphate). Sự kết hợp này đã được chứng minh là làm giảm nồng độ các chủng P. acnes kháng kháng sinh và có hiệu quả cao hơn so với sử dụng riêng biệt một trong hai sản phẩm [2,5,6].

b) Kết hợp với BHA

BPO kết hợp với Salicylic Acid cũng nhận được kết quả tốt hơn là sử dụng 2 thành phần này một cách riêng lẻ. Sự kết hợp này thường dùng cho mụn dạng nhẹ - vừa và hoàn toàn có thể dùng cho mụn không viêm để tăng thời gian và hiệu quả trị mụn [11].

Có thể thấy, Benzoyl Peroxide có tác dụng đa nhiệm trong điều trị các khía cạnh của mụn. Bên cạnh việc chọn lựa nồng độ và tần suất sử dụng phù hợp, chúng ta cần kết hợp cùng các hoạt chất trị mụn khác như Retinoids, Salicylic Acid trong chu trình dưỡng da; cũng như cân nhắc đến kết hợp với thuốc kháng sinh dưới sự chỉ dẫn từ bác sĩ, để từ đó tạo nên tổng hiệp lực điều trị toàn diện và hiệu quả hơn.

Sản phẩm gợi ý

Lotion điều trị mụn Obagi CLENZIderm Therapeutic Lotion BPO 5%

Tài liệu tham khảo

[1]. Davis SA, Sandoval LF, Gustafson CJ, Feldman SR, Cordoro KM. Treatment of preadolescent acne in the United States: an analysis of nationally representative data. Pediatr Dermatol. 2013 Nov-Dec;30(6):689-94. doi: 10.1111/pde.12201. Epub 2013 Jul 22. PMID: 23876222.

[2]. https://www.allure.com/story/benzoyl-peroxide-acne-treatment

[3]. (2008). What is the Role of Benzoyl Peroxide Cleansers in Acne Management?: Do they Decrease Propionibacterium acnes Counts? Do they Reduce Acne Lesions?. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 1(4), 48–51.

[4]. Waller JM, Dreher F, Behnam S, Ford C, Lee C, Tiet T, Weinstein GD, Maibach HI. 'Keratolytic' properties of benzoyl peroxide and retinoic acid resemble salicylic acid in man. Skin Pharmacol Physiol. 2006;19(5):283-9. doi: 10.1159/000093984. Epub 2006 Jun 16. PMID: 16778460.

[5]. Tanghetti EA, Popp KF. A current review of topical benzoyl peroxide: new perspectives on formulation and utilization. Dermatol Clin. 2009 Jan;27(1):17-24. doi: 10.1016/j.det.2008.07.001. PMID: 18984364.

[6]. Leyden JJ, Wortzman M, Baldwin EK. Antibiotic-resistant Propionibacterium acnes suppressed by a benzoyl peroxide cleanser 6%. Cutis. 2008 Dec;82(6):417-21. PMID: 19181031.

[7]. Bhate, K., & Williams, H. C. (2013). Epidemiology of acne vulgaris. British Journal of Dermatology, 168(3), 474-485.

[8]. Mills Jr, O. H., Kligman, A. M., Pochi, P., & Comite, H. (1986). Comparing 2.5%, 5%, and 10% benzoyl peroxide on inflammatory acne vulgaris. International journal of dermatology, 25(10), 664-667.

[9]. Leyden, J.J. and Kligman, A.M. (1977), Contact sensitization to benzoyl peroxide. Contact Dermatitis, 3: 273-275.

[10]. https://www.youtube.com/watch?v=Jdx99SmDRYs

[11]. Seidler EM, Kimball AB (July 2010). "Meta-analysis comparing efficacy of benzoyl peroxide, clindamycin, benzoyl peroxide with salicylic acid, and combination benzoyl peroxide/clindamycin in acne". Journal of the American Academy of Dermatology. 63 (1): 52–62. doi:10.1016/j.jaad.2009.07.052. PMID 20488582.

Từ khóa » Có Nên Dùng Benzoyl Peroxide