DÙNG BENZOYL PEROXIDE TRỊ MỤN - "ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ ...

“Mình dùng Benzoyl Peroxide trị mụn hiệu quả lắm, cồi mụn khô đi cực nhanh”

“Khổ lắm, dùng Benzoyl Peroxide cho đã, mụn lên cồi đâu chẳng thấy, mình chỉ thấy chai mụn. Mấy nốt mụn giờ cứ trơ ra như đá vậy.”

Theo Twins, Benzoyl Peroxide giống như “một bông hồng đẹp nhưng đầy gai nhọn” vậy. Đặc biệt hiệu quả trong điều trị mụn. Nhưng nếu dùng không đúng cách thì lại gây ra khá nhiều rắc rối. Vậy nên, để tránh bị “gai đâm”, bài viết dưới đây có thể giúp được bạn đấy!

Có gì trong bài viết này

Toggle
  • Giới thiệu chung về Benzoyl Peroxide và vi khuẩn P.Acnes (C.Acnes)
    • Benzoyl Peroxide đã được phát hiện như thế nào?
    • Đặc tính cơ bản
    • Cấu trúc hóa học
    • Vi khuẩn mụn P.Acnes (C.Acnes)
  • Cơ chế trị mụn chính
    • Peroxide tiêu diệt vi khuẩn C.acnes
    • Tác dụng phụ của Benzoyl Peroxide
  • Cơ chế trị mụn phụ
    • Giảm quá trình sừng hoá
    • Khả năng bong sừng, tẩy tế bào chết của Benzoic Acid
    • Ức chế phản ứng viêm
  • Cách sử dụng Benzoyl Peroxide hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể
    • Purging
    • Mụn sưng viêm
    • Mụn viêm nang
  • Một số lưu ý quan trọng
    • Trong quá trình sử dụng
    • Chọn sản phẩm
    • Bảo quản sản phẩm

Giới thiệu chung về Benzoyl Peroxide và vi khuẩn P.Acnes (C.Acnes)

Benzoyl Peroxide đã được phát hiện như thế nào?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua lịch sử khá lâu đời của thành phần này.

  • Năm 1905, Benzoyl Peroxide được tổng hợp bởi nhà hóa học Loevenhard.
  • Cho đến năm 1934, các nhà nghiên cứu Lyon và Reynold đã phát hiện ra rằng ây là cách điều trị hiệu quả cho các trường hợp mụn trứng cá.
  • Tuy nhiên phải đến thập niên 1960, các bác sĩ mới bắt đầu sử dụng thành phần này. Như một phương pháp điều trị thường xuyên cho bệnh nhân bị mụn trứng cá.
  • Benzoyl Peroxide được công nhận rộng rãi về khả năng điều trị mụn trứng cá tại Hoa Kỳ vào năm 1960 và tại Đức vào năm 1974.

Đặc tính cơ bản

Benzoyl Peroxide không tan trong nước nhưng tan cực kỳ tốt trong chất béo. Mà trên da của chúng ta lại có rất nhiều axit béo. Do đó, Benzoyl Peroxide sẽ dễ dàng thẩm thấu qua lớp màng kị nước bảo vệ da của da. Sau đó sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông nơi hình thành mụn trứng cá để giải quyết chúng.

Cấu trúc hóa học

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ chế trị mụn, Twins sẽ giải thích một chút về cấu trúc hóa học của Benzoyl Peroxide. Các bạn hãy nhìn vào hình sau:

dùng Benzoyl Peroxide trị mụn

Đây là cấu tạo phân tử của Benzoyl Peroxide. Các bạn có thể thấy hai hình lục giác gắn với 4 chữ O. 2 hình lục giác ở đây chính là 2 vòng benzene. Còn chữ O chính là nguyên tử Oxy. Điều này cho thấy rằng công thức hoá học của Benzoyl Peroxide có cấu tạo đối xứng gồm hai vòng benzene được nối bằng chiếc cầu có bốn nguyên tử oxy. Hay cụ thể hơn Benzoyl Peroxide là “sản phẩm” của quá trình chắp nối hai phân tử Benzoic acid (C6H5COOH). Bằng cách tách nguyên tử hidro ở hai đầu và nối lại bằng cầu nối Peroxide (-O-O-). Cái tên là Benzoyl Peroxide cũng từ đó mà ra đấy!

Vi khuẩn mụn P.Acnes (C.Acnes)

P. acnes (Propionibacterium acnes) là loại vi khuẩn không chỉ tham gia vào quá trình phản ứng viêm gây nên mụn viêm, sưng trên da. Mà chúng còn tham gia cả vào những loại mụn không viêm nữa đấy. Cập nhật thông tin mới cho bạn: Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng C. acnes (Cutibacterium acnes) là tên gọi chính xác hơn đối với loại vi khuẩn này. Giải thích như sau:

Propionibacterium là một chi trong họ Propionibacteriaceae. Bao gồm vi khuẩn sống trong pho mát, sản phẩm từ sữa, dạ cỏ của bò và trên da người. Do gia đình vi khuẩn này rất đa dạng, các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng nên chia chúng thành ba chi riêng biệt là Acidipropionibacterium, Cutibacterium và Pseudopropionibacterium. Trong đó, Cutibacterium đặc biệt đề cập đến sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn sống trong da người. Nơi được biết là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá và viêm nếu số lượng quá đông. Chính vì thế, tên gọi C. acnes sẽ hợp lý hơn. Vậy nên ở những phần sau Twins sẽ gọi chúng là C. acnes nhé!

Cơ chế trị mụn chính

Peroxide tiêu diệt vi khuẩn C.acnes

Peroxide (-O-O-) là một gốc chứa oxy nguyên tử. Do đó, chúng có tính oxy hoá mạnh mẽ hơn rất nhiều so với oxy phân tử (oxy mà chúng ta hít thở bình thường). Mà vi khuẩn C.acnes là loại vi khuẩn kị khí, gặp oxy nguyên tử là sẽ chết. Vì oxy nguyên tử sẽ phá huỷ màng tế bào của vi khuẩn C.acnes làm cho chúng không thể tổng hợp protein. Các bạn thấy hay chưa? Ngoài ra, bằng cơ chế này, vi khuẩn P.acnes sẽ không thể kháng Benzoyl Peroxide. Nên dùng Benzoyl Peroxide sẽ không gây hiện tượng lờn thuốc như dùng kháng sinh.

Tác dụng phụ của Benzoyl Peroxide

Tuy nhiên tính oxi hoá rất cao này cũng tồn tại tác dụng phụ. Tính oxi hoá (oxidation) giải thích theo ngôn ngữ hoá học là khả năng nhận hay độ “khát” electron (điện tử). Bạn tập trung chỗ này nha. Twins sẽ cố gắng giải thích dễ hiểu cho bạn. Vì cấu trúc -O-O- của Peroxide bị thiếu điện tích một phía. Nên nếu muốn liên kết ổn định, Peroxide phải kết nối với 2 nguyên tử khác để “mượn tạm” 2 electron. Tạo thành cấu hình bền vững với 8 electron ở lớp điện tử ngoài cùng.

gốc tự do, dùng Benzoyl Peroxide trị mụn

Mà bạn cũng thấy đó. Trong cấu trúc -O-O-, oxy phải liên kết trực tiếp với chính nó, không ai chịu nhường ai electron cả. Bên nào cũng ở trạng thái rất “khát” electron. Và thế là cả hai nguyên tử oxy này sẽ “nắm tay nhau” tìm mọi cách để đoạt electron từ các chất khác nếu ở gần. Do đó chúng được xem là gốc tự do. Bạn hay nghe cụm từ “gốc tự do gây hại” là vậy đó.

Xong, giờ đến việc diệt vi khuẩn C. Acnes. Cũng bởi đặc tính có gốc tự do này, Peroxide sẽ gây hại và tiêu diệt vi khuẩn mụn. Nhưng đáng buồn một chỗ. Bản chất của Peroxide cũng chỉ là một chất hoá học. Nên chúng sẽ “huỷ diệt không chọn lựa”. Nghĩa là tác động lên cả tế bào/vi khuẩn xấu và tốt.

Do đó, nếu dùng Benzoyl Peroxide quá liều (thời gian lâu, bôi lượng lớn). Khả năng các vùng da khoẻ mạnh cũng sẽ bị tấn công là không thể tránh khỏi. Và với khả năng oxi hoá cực mạnh của mình, vùng da thoa sản phẩm sẽ bị mất đi độ ẩm tự nhiên. Cũng như mất đi các vi khuẩn tốt bảo vệ lớp ngoài của da. Dùng nhiều ngày liên tục da sẽ bị thô ráp và đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Cơ chế trị mụn phụ

Giảm quá trình sừng hoá

Tế bào sừng Keratin là một loại protein tích tụ trong lỗ chân lông, khiến chúng bị tắc. Và Peroxide cũng oxi hoá luôn tế bào này. Giúp phá vỡ keratin và mở lỗ chân lông bị tắc.

Nhắc đến keratin, tế bào này có khá nhiều ứng dụng hay ho trong skincare lắm đấy, bạn có thể tìm hiểu tại đây: http://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-thuong-bi-p1-te-bao-da-duoc-thay-moi-nhu-the-nao/

Khả năng bong sừng, tẩy tế bào chết của Benzoic Acid

Benzoic Acid có trong Benzoyl Peroxide được nhận định là hoạt động giống BHA. Giúp bạt sừng, làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên, khả năng này chưa được nghiên cứu nhiều và công nhận rộng rãi. Bởi dù sao Benzoic acid cũng là một loại acid yếu, không tan trong nước, không có tính háo nước mạnh. Nên khả năng bong sừng chắc chắn không cao.

Nhưng vẫn có cách khác để giải thích Benzoyl Peroxide có khả năng làm bong sừng. Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng. Phản ứng oxy hoá của Peroxide sẽ khiến các gốc chống oxy phải trung hoà lại. Cụ thể là gốc α-tocopherol (một loại vitamin E có trong da). Việc phải trung hoà gốc tự do khiến khiến α-tocopherol trở nên cạn kiệt. Mà công dụng của Vitamin E là giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại. Nên khi thiếu vitamin E, da sẽ dễ bị khô. Cộng với việc phá vỡ keratin nên Benzoyl Peroxide cũng có thể làm bong sừng. Tuy nhiên bong sừng kiểu này thì bất lợi nhiều hơn có lợi.

Do đó không ai dùng Benzoyl Peroxide lên toàn mặt để tẩy tế bào chết thay BHA hay AHA cả. Chúng ta chỉ nên dùng Benzoyl Peroxide trong thời gian ngắn, bôi cục bộ. Còn BHA thì có thể dùng ngày này qua tháng nọ vẫn được.

Ức chế phản ứng viêm

Vài nghiên cứu chỉ ra benzoyl peroxide giết chết các tế bào miễn dịch viêm (tế bào bạch cầu đa nhân – tế bào PMN). Ngăn không cho chúng giải phóng các phân tử gây viêm trong các tổn thương do mụn trứng cá. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện trên tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Không phải bệnh nhân thực sự. Vì vậy không có gì chắc chắn rằng kết quả trong phòng lab sẽ giống với thực tế. Nhưng đúng là cũng có những trường hợp các nốt mụn đang có triệu chứng viêm xẹp đi nhanh chóng khi dùng Benzoyl Peroxide.

Cách sử dụng Benzoyl Peroxide hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể

Purging

Nếu bạn sử dụng BHA để đẩy nhân mụn (purging). Hãy chờ nhân mụn được đẩy lên bề mặt (xuất hiện đầu nhân trắng). Sau đó dùng Benzoyl Peroxide chấm lên đầu mụn đó. Bạn sẽ thấy cồi mụn khô cực kì nhanh. Cách này giúp tránh tình trạng các nhân mụn bị vỡ, mụn lây lan mụn. Từ đó đẩy nhanh quá trình purging.

Cách vượt qua giai đoạn purging khi sử dụng BHA: http://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/vuot-qua-giai-doan-purging-khi-su-dung-bha/

Tham khảo ngay BioGenic BHA – tiên phong ứng dụng công nghệ màng bọc sinh học giúp thanh tẩy tế bào chết hiệu quả, kiểm soát quá trình đẩy mụn diễn ra nhanh gọn, tránh lây lan sang những vùng da khác:

Mụn sưng viêm

Nếu nốt mụn của bạn là các mụn viêm sưng lên. Bạn có thể sử dụng ngay Benzoyl Peroxide 5% chấm trực tiếp vào nốt mụn. Điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giải quyết nhân mụn nhanh chóng.

Khi dùng Benzoyl Peroxide, gần như bạn sẽ không thấy tình trạng đẩy nhân mụn lên bề mặt da. Thường là mụn sẽ xẹp xuống, khô lại và biến mất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mụn không biến mất mà trở nên chai lì. Thậm chí là khá nhiều bạn gặp phải. Do đó, để chắc chắn, nếu thấy nốt mụn đó là sưng viêm nhưng chưa lên cồi rõ. Bạn không nên dùng Benzoyl Peroxide ngay. Nếu đã trót dùng và bị chai mụn, bạn có thể sử dụng BHA thêm để lên cồi mụn trắng. Sau đó mới tiếp tục dùng Benzoyl Peroxide nhé!

Mụn viêm nang

Với trường hợp mụn viêm nang, Benzoyl Peroxide (BPO) có thể được kết hợp với kháng sinh hoặc nhóm Retinoids (Tretinoin, Adapalen). Tỉ lệ thường gặp như sau:

  • Benzoyl Peroxide và kháng sinh: Erythromycin 3%/BPO 5%, Clindamycin 1%/BPO 5%, Clindamycin 1%/BPO 3.75%
  • Benzoyl Peroxide và retinoid: Adapalene 0.1%/BPO 2.5%

Một số lưu ý quan trọng

Trong quá trình sử dụng

Không nên dùng Benzoyl Peroxide trị mụn ẩn. Vì đây chủ yếu là do sừng hoá cổ nang lông và dầu thừa. Do đó dùng BHA sẽ hợp lý hơn, tránh được các dụng phụ không cần thiết.

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm chứa benzoyl peroxide với nồng độ khác nhau. Từ 2.5%, 5% đến 10%. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ rệt về việc nồng độ benzoyl peroxide càng cao thì khả năng trị mụn càng tốt. Nhưng chắc chắn tỉ lệ càng cao thì càng dễ kích ứng. Do đó, khoảng 5% là con số vừa đủ.

Trong quá trình sử dụng, bạn cần tăng cường cấp ẩm cho da để tránh tình trạng khô da. Kết thúc việc điều trị mụn, bạn nên tăng cường sử dụng các hoạt chất chống oxy hoá.

Một lưu ý khác nữa là việc bảo vệ da. Vì khi tiếp xúc với tia UV, peroxide có thể làm tăng sản sinh gốc tự do. Đẩy nhanh quá trình tàn phá và lão hoá da. Thế nên, nếu đang trong quá trình dùng Benzoyl Peroxide trị mụn. Sau khi bôi thuốc, bạn phải thực hiện đủ các biện pháp để ngăn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc này sẽ giúp vết thương nhanh lành và ít để lại sẹo.

Như Twins có nói, sử dụng Benzoyl Peroxide trong thời gian dài có thể gây lão hóa da nhanh chóng. Do đó, bạn cần phải cố gắng trị mụn bằng thành phần này càng nhanh càng tốt. Để làm được điều này, một quy trình điều trị với các bước skincare chặt chẽ kết hợp chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng.

Chọn sản phẩm

Nếu chỉ dùng để chấm vết mụn, hầu như bạn có thể chọn loại Benzoyl Peroxide nào cũng được. Nhưng với trường hợp bị mụn trên cả một vùng, bạn phải tìm các Benzoyl Peroxide có công thức tốt để trị mụn. Chẳng hạn như không cồn khô, không hương liệu, đặc biệt là ở top 5-10 bảng thành phần. Lưu ý nên chọn sản phẩm có thêm thành phần dưỡng ẩm để tránh bị khô da hay bong tróc.

Bảo quản sản phẩm

Nếu bạn để sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide trong một thời dài. Hoặc để tiếp xúc với không khí thì peroxide (-O-O-) sẽ kịp bắt cặp với các nguyên tử oxy khác. Điều này sẽ làm giảm khả năng oxy hoá. Từ đó mất tác dụng trị mụn. Thế nên bạn hãy lưu ý hạn sử dụng khi mua hàng cũng như đậy nắp sản phẩm kĩ sau khi sử dụng nhé.

Một bài viết khá dài đúng không? Nhưng Twins nghĩ là cần thiết. Vì sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi khía cạnh của thành phần trị mụn “khó chiều” này. Và chúng ta vẫn có rất nhiều sự lựa chọn khác để giải quyết mụn. Quan trọng là bạn tìm đúng sản phẩm. Thậm chí đối với những bạn đã từng break out khi trị mụn bằng BHA vẫn có thể dùng lại BHA mà.

Cuối cùng, chúc bạn luôn hạnh phúc và xinh đẹp!

Bài viết thuộc quyền sở hữu của Twins Skin. Vui lòng không copy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép từ Twins Skin.

Twins Skin - Scientific SkincareTwins Skin - Scientific Skincare

Twins Skin là thương hiệu mỹ phẩm chuẩn khoa học đầu tiên của Việt Nam, tiên phong ứng dụng các công nghệ bọc tiên tiến, dựa trên nền tảng khoa học đã được nghiên cứu chứng nhận. Đội ngũ nghiên cứu của Twins Skin gồm: kỹ sư hoá sinh, kỹ sư hoá dược, sự tham vấn từ bác sĩ da liễu và bác sĩ da liễu thẩm mỹ.

Mỗi khách hàng đến với Twins Skin đều sẽ được thiết quy trình cá nhân hoá dựa vào lịch sử da và vấn đề da. Twins Skin cam kết đảm bảo quyền lợi của bạn với chính sách bảo hành/đổi trả miễn phí. Tìm hiểu và kết nối cùng Twins tại:

Từ khóa » Có Nên Dùng Benzoyl Peroxide