Cách Sử Dụng Và Vệ Sinh Nồi Cơm điện đúng Cách, Hiệu Quả

Từ lâu, nồi cơm điện đã là người bạn thân thiết với người nội trợ bởi tính tiện nghi và dễ sử dụng. Tuy nhiên chưa phải ai cũng biết cách làm sao để sử dụng an toàn, hiệu quả nồi cơm điện và vệ sinh nồi cơm điện đúng cách để tăng tuổi thọ cho nồi cũng như mang lại bữa cơm ngon trọn vẹn cho gia đình.  

Sử dụng nồi cơm điện đúng cách, hiệu quả  

  ​- Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con vì có thể làm trầy xước lớp chống dính, trong quá trình này nếu các bạn không chú ý cũng dễ gây va đập làm trầy xước, móp méo nồi, làm giảm khả năng tiếp xúc nhiệt giữa nồi con và mâm phát điện, làm giảm khả năng gia nhiệt nên cơm dễ bị sống. - Cho nước vừa phải với độ nở của từng loại gạo. Sau đó phả dùng khăn mềm lau sạch mặt ngoài nồi con bị ướt rồi mới đặt vào nồi lớn, vì nước làm nhiễu điện của rơ-le nhiệt có thể làm cháy nồi. Sau đó xoay nồi con sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc nhau tốt nhất. - Kiểm tra và đảm bảo rằng lòng nồi lớn sạch sẽ và không ướt nước. - Không được nhấn COOK (nấu) nhiều lần sau khi nồi chuyển qua chế độ WARM (giữ ấm) vì có thể làm cháy nồi. - Các bạn cũng nên canh thời gian nấu cơm gần bữa ăn để tránh hâm đi hâm lại cơm nhiều lần hoặc để ấm lâu, làm giảm tuổi thọ máy. - Không dùng nồi con để đun nấu với thiết bị khác hoặc nấu trực tiếp trên bếp ga sẽ làm biến dạng và hư hỏng lớp mạ được tráng mặt ngoài nồi. - Các nồi cơm điện hiện đại thường có thể nấu được nhiều món. Tuy nhiên không nên dùng nồi cơm điện để nấu những món chiên xào. - Nồi cơm điện có lỗ thoát hơi ở trên nắp, phải giữ cho lỗ được thông thoáng không bịt kín.

Vệ sinh nồi cơm điện đúng cách  

 

  ​ - Với nồi lớn các bạn chỉ dùng khăn mềm lau qua, không được rửa bằng nước. Nếu có nước bị vấy đọng trong nồi cần lau sạch ngay để không làm chập điện khi sử dụng hoặc gỉ sét bộ rơ-le nhiệt. - Với nồi con, các bạn dùng các chất rửa thông thường trong nhà để vệ sinh. Không dùng các vật sắc nhọn hoặc miếng chải kim loại để vệ sinh nồi có thể là trầy lớp chống dính. Các bạn có thể ngâm nước một thời gian để cơm không còn bám dính chặt vào nồi. - Cụm thoát hơi nước phải được lau chùi sạch sẽ để giữ vệ sinh, hơi nước di chuyển được thông thoáng để cơm nấu không bị sống hoặc nhão. - Các chi tiết của nồi sau khi vệ sinh cần được đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng để không bị ám mùi và được ráo nước. - An toàn điện: các phích cắm được gắn kín và cẩu thận. Không cắm chung nồi cơm điện với nhiều thiết bị có điện trở lớn vào cùng ổ cắm như bếp điện, ấm đun nước. Không được làm nước nhiễu ra xung quanh khi nấu để đảm bảo an toàn điện cho bạn, các thiết bị và hệ thống điện trong gia đình.

Mẹo để nấu cơm ngon  

 

 

  ​ - Đong gạo và vo gạo: cốc đong gạo có dung tích 0.18l chứa tương đương 150g gạo, tính theo đó lượng nước đổ vào nồi đến các vạch 1,2,3,4,… tương ứng lượng gạo là 1,2,3,4,.. cốc. Nhiều nhất là 10 cốc. Các bạn cũng linh động với một số loại gạo có thể cần nhiều hoặc ít nước hơn so với dự kiến. - Để cơm nấu ngon thì nên vo gạo nhanh và sạch. Khi nấu có thể cho vài giọt dầu hoặc giấm để cơm trắng, ngon và lâu thiu hơn. Cám bám xung quanh hạt gạo rất tốt cho sức khỏe, nên bạn cũng hạn chế vo quá mạnh tay làm bay mất lớp cám này. - Khi đặt nồi con vào nồi lớn cần lắc cho gạo trải đều để cơm chín đều hạt. Khi cơm đang sôi không nên mở nắp nồi, có thể gây bỏng cho bạn cũng như làm sống cơm. - Khi cơm chuyển qua chế độ giữ ấm WARM, các bạn có thể dùng vá để đảo đều cơm, đợi 15 phút. Khi ăn hạt cơm sẽ tơi ra và không bị dính cứng. - Mẹo hâm lại cơm nguội là bạn có thể cho một ít rượu vào cơm, trộn đều rồi bật nút COOK, đợi khoảng 15 phút cho đến khi rượu bay hơi hết là bạn đã có nồi cơm thơm ngon như lúc mới nấu mà không lo bị khô, nhão và không sợ có mùi rượu. - Khi nấu các món khác thì các bạn lưu ý chế độ COOK là để nấu sôi, sau đó nếu muốn hầm nhừ thì chuyển sang chế độ WARM, không nên bật lại chế độ COOK vì có thể làm cháy nồi mà món ăn cũng không thể mềm nhừ nhanh hơn.

 

Theo egiadung

Từ khóa » Khi Nấu Cơm Cần Lưu ý Gì