Cách Tạo Phễu Và Lấy Data Khách Hàng Trong Marketing Hiệu Quả ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này sẽ chỉ bạn cách tạo phễu và lấy data khách hàng.
Phễu bán hàng là thứ không thể thiếu nếu muốn làm Marketing online hiệu quả. Phễu giúp bạn kiểm soát hiệu quả các hoạt động tiếp thị của mình. Ngoài ra, tạo phễu giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các chiến dịch tiếp thị. Từ đó, bạn sẽ biết mình cần làm gì cho mỗi giai đoạn. Hãy cùng LeadUp tìm hiểu về phễu marketing, cách tạo phễu và gợi ý cách lấy data khách hàng hiệu quả.
Bài viết có gì?
- 1. Phễu marketing là gì?
- 2. Các giai đoạn của phễu trong Marketing và việc cần làm
- # Giai đoạn nhận thức (Awareness)
- # Giai đoạn quan tâm (Interest)
- # Giai đoạn cân nhắc (Consideration)
- # Giai đoạn chuyển đổi (Conversion)
- 3. 3 chỉ số giúp bạn biết cần thay đổi gì để tối ưu phễu
- • Tỉ lệ click quảng cáo và truy cập website
- • Tỉ lệ mở mail
- • Tỉ lệ chuyển đổi
- 4. Gợi ý cách lấy DATA khách hàng
- Kết luận
1. Phễu marketing là gì?
Phễu marketing là hệ thống được thiết kế để thu hút và chuyển đổi khách hàng. Hệ thống này có dạng phễu vì luôn có một tỷ lệ khách hàng rớt khỏi phễu tại mỗi giai đoạn.
Một ví dụ cho bạn dễ hình dung. Giả sử bạn bán Ô tô. Đang có nhiều người tìm mua xe ô tô Vinfast trên Google. Bạn chạy quảng cáo Google để quảng cáo lên top 1 với từ khóa “đại lý Vinfast tại Hà Nội”.
- 500 người tìm thấy website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm
- 50 người click vào trang của bạn. Và họ thấy có mã tặng 50 triệu trên website, đổi lại họ cần để lại số điện thoại.
- 20 người quyết định nhận mã quà tặng này.
- 10 người quyết định gọi điện xem xe ngay và mua để được áp dụng mã
Bạn thấy ngay, con số giảm từ 500 người tiếp cận -> 10 khách hàng. Đây chính là cách phễu hoạt động. Trước khi tạo phễu và lấy data khách hàng. Bạn cần xác định rõ các yếu tố sau:
- Xác định đối tượng khách hàng (nhân khẩu học, sở thích, cá tính, nỗi đau)
- Nghiên cứu thị trường: SWOT, phân tích nhu cầu thị trường
- Đặt mục tiêu cuối cho các chiến dịch Marketing theo phễu
Người dùng quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc. Sau đó, biện minh cho chúng với logic. Một khi bạn có được một sự hiểu biết sâu sắc về nhân khẩu học và tâm lý của khách hàng tiềm năng. Khi đó, bạn mới bắt đầu xây dựng phễu marketing theo chính nhu cầu và sở thích của đối tượng muốn nhắm tới.
Ví dụ về triển khai Marketing cho khách hàng theo kế hoạch Lead Generation dựa trên phễu khách hàng:
- Case Study LeadUp – Marketing Online Ngành Nội Thất
- Case Study LeadUp – Marketing Online Ngành Xây Dựng
2. Các giai đoạn của phễu trong Marketing và việc cần làm
# Giai đoạn nhận thức (Awareness)
Đây là giai đoạn đầu tiên của phễu. Đây là nơi những người đang gặp vấn đề nào đó biết về sản phẩm, công ty hoặc thương hiệu của bạn (vì bạn có liên quan tới vấn đề đó của họ).
Việc biết tới thương hiệu/sản phẩm của bạn có thể do nhiều cách:
- Họ đọc được bài viết của bạn trên báo/blog
- Họ thấy quảng cáo của bạn trên Google hoặc Facebook
- Họ tìm thông tin trên Google và thấy bạn
- Họ tham gia hội thảo và một trong những diễn giả nhắc tới bạn
- Họ xem video của bạn trên Youtube
Lúc này, họ chỉ mới biết về bạn. Họ chưa có tỉ lệ cao trở thành khách hàng của bạn. Tuy nhiên, biết rồi mới đến quen. Đây là lúc bạn nói về các giải pháp của bạn có thể giúp giải quyết các vấn đề của họ.
Tại bước này, bạn cần phải cho càng nhiều người biết về bạn càng tốt. Điều quan trọng, bạn cần đưa thông điệp (chính là giải pháp của bạn) tới nhiều người (đang gặp vấn đề) nhất có thể.
Việc cần làm
- SEO
- Quảng cáo tìm kiếm (Google, Cốc Cốc, Youtube..)
- Quảng cáo mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram..)
- Viết blog
- Tạo kênh Youtube hướng dẫn
- Seeding
# Giai đoạn quan tâm (Interest)
Đây là giai đoạn khách hàng tiềm năng của bạn dần “ấn tượng” và bị “hút hồn”. Họ muốn tìm hiểu sâu hơn về bạn.
Các hành động nhận biết:
- Tìm các truy vấn cụ thể hơn trên Google
- Tìm kiếm các chuyên gia, hoặc người có sự ảnh hưởng lớn để theo dõi.
Việc cần làm
- Trở thành chuyên gia mà họ muốn theo dõi và học hỏi
- Giai đoạn này mục tiêu chính là thuyết phục người xem rằng giải pháp của bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề. Và giải quyết như thế nào?
- Viết blog (chuyên sâu, nội dung dài)
- Thông điệp quảng cáo cần chi tiết, thuyết phục hơn
- Bộ từ khóa dài
Nếu người dùng cảm thấy bị thuyết phục. Sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp nhanh chóng. Lập tức, họ có thể chuyển đổi sang bước tiếp theo. Ngoài ra, nếu bạn chưa thể thuyết phục họ trong giai đoạn này. Ít nhất hãy làm họ tiếp tục theo dõi bạn. Hoặc đăng ký nhận các tin mới từ bạn. Vì khi đó, bạn vẫn có cơ hội thuyết phục họ lần hai.
# Giai đoạn cân nhắc (Consideration)
Lúc này, khách hàng là những người đang gặp vấn đề. Họ biết có giải pháp. Và họ biết bạn đang cung cấp giải pháp. Tuy nhiên, họ có nhiều lựa chọn khác từ đối thủ. Nên chưa chắc họ đã chọn bên bạn.
Giai đoạn này, chính là lúc bạn thuyết phục khách hàng “Tại sao nên chọn bạn?“. Hãy giúp khách hàng nhận ra được điểm mạnh của bạn. Những giá trị mà chỉ bạn mới mang lại được cho họ. Các giá trị này các đối thủ của bạn không/chưa có.
Việc cần làm
Một số cách thức bạn có thể áp dụng trong giai đoạn này.
- Đầu tiên, đẩy mạnh các từ khóa thể hiện bạn là “Tốt nhất” hoặc “Duy nhất”. Ví dụ như: “..hàng đầu”, “đầu tiên”..
- Tạo chuỗi email chăm sóc tự động. Chuỗi email này diễn ra theo sự kiện/hành vi của khách hàng tiềm năng. Bạn có thể lồng ghép nhiều ý tưởng, dẫn truyện để làm người đọc thấy thú vị và tò mò. Khách hàng luôn thích nghe chuyện. Và email là công cụ hoàn hảo giúp bạn truyền đạt nhiều câu chuyện (với mức phí rẻ). Một số ý tưởng để bạn làm chuỗi email: giới thiệu ý tưởng mới, giới thiệu sản phẩm mới, các tips sử dụng không phải ai cũng biết, câu chuyện cách tạo ra sản phẩm, so sánh sản phẩm, phỏng vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Remarketing sẽ giúp bạn bám đuổi khách hàng tiềm năng. Thông điệp quảng cáo xuất hiện ở mọi nơi họ tới. -> người dùng tin tưởng thương hiệu (vì nghĩ thương hiệu của bạn phủ rộng). Remarketing không những thúc đẩy người dùng mua hàng nhanh. Mà còn giúp kéo người dùng quay lại mua hàng của bạn dù họ đã thoát khỏi website.
Tìm hiểu ngay Remarketing – giải pháp giữ khách, không tốn thêm phí quảng cáo mới
- Remarketing là gì? Sự thật về Remarketing mà bạn chưa biết
- Tại sao nên sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Remarketing?
- Cách cài đặt và chạy Remarketing Google Ads chỉ sau 5 phút
- Cách cài đặt và chạy Remarketing Google Ads chỉ sau 5 phút
# Giai đoạn chuyển đổi (Conversion)
Ở giai đoạn này, khách hàng đã bị thuyết phục. Rằng bạn chính là giải pháp đúng đắn cho vấn đề của họ. Đến đây, việc cần làm chỉ là tạo động lực nhẹ (như một lý do). Để khách hàng chuyển đổi (mua hàng).
Việc cần làm
Làm gì để tạo ra lý do mua hàng cho khách? Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Tạo sự khan hiếm. Ví dụ: “chỉ còn 100 chiếc cuối cùng”
- Tạo ra sự cấp bách. Ví dụ: chỉ còn 20 phút nữa sẽ kết thúc chương trình khuyến mãi
- Tặng quà giá trị. Ví dụ: tặng ngay 50 triệu tiền mặt khi mua xe Vinfast
- Bảo đảm. Ví dụ: bào hành đổi 1-1 trong 12 tháng.
3. 3 chỉ số giúp bạn biết cần thay đổi gì để tối ưu phễu
• Tỉ lệ click quảng cáo và truy cập website
Trong giai đoạn nhận thức, nếu tỉ lệ click quảng cáo hoặc nhấp xem bài viết blog thấp. Thì bạn biết rằng, chiến dịch của mình chưa hiệu quả. Nhìn vào chỉ số này, bạn sẽ biết cần tối ưu bài viết, hoặc thay đổi quảng cáo của mình (thông điệp/đối tượng/từ khóa).
• Tỉ lệ mở mail
Khi đã có danh sách email của khách tiềm năng. Bước tiếp theo là xây dựng lòng tin. Để thuyết phục họ mua hàng. Nếu bạn thấy tỉ lệ mở email thấp. Thì có thể do thông điệp trên tiêu đề chưa hấp dẫn. Hoặc email của bạn đang bị rơi vào hòm spam. Ngoài ra, bạn cũng cần xem tỉ lệ nhấp vào CTA trong mail. Nếu tỉ lệ nhấp CTA này thấp, đông nghĩa nội dung email của bạn chưa tốt. Bạn cần thay đổi thông điệp nội dung (hoặc cách trình bày).
• Tỉ lệ chuyển đổi
Đây là chỉ số quan trọng nhất. Bạn cần nắm được tỉ lệ chuyển đổi khách hàng từ các giai đoạn của phễu ra sao. Các bước nào cho tỉ lệ chuyển đổi cao. Bước nào thấp?. Nếu tỉ lệ chuyển đổi thấp, bạn cần lên kế hoạch tối ưu sớm nhất.
4. Gợi ý cách lấy DATA khách hàng
Bạn có thể áp dụng một số cách lấy thông tin khách hàng như:
- Sử dụng công cụ lấy thông tin khách trên website
- Điền thông tin tặng ebook
- Tạo event quả tặng / khuyến mãi
- Mini game trên fanpage
- Đăng ký theo dõi blog
- Tạo chuỗi Automation email / Trigger email
Bạn có thể xem chi tiết các cách lấy thông tin khách hàng cụ thể trên LeadUp.vn. Hoặc tham khảo loạt bài viết
- 5 Cách lấy DATA khách hàng tiềm năng MIỄN PHÍ thời đại 4.0
- Dịch vụ Marketing Online không DATA rác – Dễ chốt sale hơn 30%
Lấy được thông tin khách hàng truy cập vào website là bạn đã thành công đến 50% trong quá trình bán hàng của mình. Thời đại công nghệ thông tin khiến mọi thứ đều trở nên nhanh chóng. Khách hàng hiện đại có xu hướng muốn được tư vấn trực tiếp, nhanh chóng tức thời thay vì phải chờ hồi đáp qua tin nhắn hoặc email. Họ muốn điều gì đó trực quan và thực tế, chẳng hạn như nói chuyện trực tiếp qua điện thoại. Hoặc tương tác trả lời ngay lập tức các vấn đề của họ (ví dụ: giá cả, các mẫu sản phẩm, còn hàng hay không?..)
Các thông tin khách hàng thường được lấy trên website phổ biến nhất là số điện thoại. Sau đó tới email, địa chỉ, và các thông tin về nhân khẩu học khác. Có được số của khách, bạn đã hoàn thành 50% việc bán hàng. 50% còn lại là nhiệm vụ của sale.
Kết luận
Phễu marketing còn được áp dụng trong quảng cáo hiện đại. Nếu bạn biết áp dụng đúng cách, quảng cáo giúp bạn tăng gấp 3 lần số khách. Mà chi với chi phí bằng 50%.
Với người mới. Bạn nên bắt đầu từ những phễu cơ bản đơn giản, ít bước.
Sau đó bạn có thể nhìn vào những phần mở rộng khác bên cạnh phễu cơ bản với nhiều giai đoạn hơn, như Giữ chân (Retention) và Tuyên truyền (Advocacy). Phễu marketing không chỉ giúp bạn có khách mới. Mà còn giúp bạn có thêm nhiều khách qua giới thiệu từ những khách cũ.
Mong rằng, bài viết này đã giải đáp đầy đủ cho bạn về cách tạo phễu và lấy data khách hàng. Bạn có thể tham khảo thêm các cách làm marketing hiệu quả để tăng tốc độ kéo khách về. Hãy để lại ý kiến của bạn dưới bài viết để cùng trao đổi với LeadUp.vn về làm Marketing thông minh nhé.
Chúc bạn thành công!
Đánh giá 5 sao nếu bạn thấy bài viết hữu ích!
Gửi đánh giáĐiểm trung bình / 5. Số lượt:
Bài viết chưa có đánh giá. Hãy là người đầu tiên.
Từ khóa » Thiết Kế Phễu
-
Phễu Marketing Là Gì? 5 Bước Xây Dựng Phễu Marketing Cho Người ...
-
THIẾT KẾ PHỄU MARKETING, CÁCH KÉO TRAFFIC BÁN HÀNG ...
-
Thiết Kế Phễu Marketing | Cộng đồng ISocial - Congdongisocial
-
Cách Thiết Kế Phễu Quảng Cáo Facebook Hoàn Hảo Cho Doanh Nghiệp
-
Phễu Bán Hàng Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Phễu Bán Hàng
-
Phễu Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Phễu Marketing Cho Doanh ...
-
Phễu Marketing Là Gì? Các Bước Xây Dựng Phễu Marketing Hiệu Quả
-
Phễu Bán Hàng Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Và ... - Digit Matter
-
Phễu Marketing Là Gì? 5 Bước Tạo Phễu Marketing Hiệu Quả - GTV SEO
-
CÁCH XÂY DỰNG PHỄU MARKETING
-
Hướng Dẫn Thiết Kế Phễu Trữ Liệu Băng Tải Lòng Máng
-
Phễu Tri Thức Và Tư Duy Thiết Kế - Design Thinking
-
Tính Toán Thiết Kế Phễu Nạp Liệu | PDF - Scribd