Cách Thể Hiện Khả Năng Ngoại Ngữ Trong CV ‹ GO Blog

Ai cũng đều hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh nhưng làm thế nào để thể hiện trình độ ngoại ngữ của mình trong CV thật ấn tượng? Vậy làm thế nào để thể hiện trình độ ngoại ngữ của mình trong CV một cách hiệu quả nhất?

Tầm quan trọng của việc cấp chứng chỉ

Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc đạt được một chứng chỉ ngoại ngữ uy tín bằng cách tham dự một bài thi chuẩn hóa. Ngày nay khi mọi thứ đều được số hóa, quá trình xin việc cũng không là ngoại lệ.

Quá trình xin việc cũng nhờ đó mà trở nên dễ dàng hơn, và hiển nhiên các nhà tuyển dụng cũng phải giải quyết một lượng CV khổng lồ. Khi bạn được cấp chứng chỉ cho các kỹ năng của bản thân, nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng hơn vào trình độ của bạn, nhờ đó bạn có khả năng được lựa chọn cao hơn. Có được các chứng chỉ uy tín, CV của bạn sẽ nổi bật hơn so với các ứng viên khác và giúp nhà tuyển dụng chú ý đến hơn. LinkedIn tiết lộ rằng khi hồ sơ của bạn có những kỹ năng được cấp chứng chỉ, lượt xem sẽ tăng lên tới 600%.

Lựa chọn một chứng chỉ ngoại ngữ uy tín

Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi lựa chọn một bài thi ngoại ngữ chuẩn hóa, tùy theo đó là ngôn ngữ nào, vì cũng có khá nhiều các bài thi để lựa chọn. Một trong những yếu tố quan trọng để xem xét chính là tình nghiêm ngặt về mặt học thuật của bài thi. Một bài kiểm tra chất lượng thấp sẽ không đánh giá đúng kỹ năng của bạn, và bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi liệt kê vào CV của mình . Do đó, chúng ta nên chỉ tham dự những bài thi được cung cấp những tổ chức quốc tế được đánh giá bởi chuyên gia ngôn ngữ..

Những yếu tố như chi phí và sự thuận tiện cũng cần được xem xét khi lựa chọn một chứng chỉ. Các bài kiểm tra chuẩn hóa thường sẽ có chi phí lên đến 200 USD cho mỗi kỳ thi và chỉ diễn ra theo lịch. Tuy nhiên EF SET là một ngoại lệ, đây là trang web được phát triển nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh có chất lượng tương đương với những kỳ thi uy tín nhất.

Cách thể hiện năng lực ngoại ngữ mà bạn đã được cấp chứng chỉ

Để trình bày kết quả của chứng chỉ mà mình đạt được một cách đơn giản, bạn cần làm theo các bước sau. Các thông tin cần cung cấp trong CV nên bao gồm tên của bài thi, điểm số và miêu tả về cấp độ đạt được (ví dụ: Trung cấp), trong trường hợp nhà tuyển dụng không nắm rõ hệ thống phân loại cấp độ của bài thi. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn đã đạt được một chứng chỉ cho kỹ năng của mình và hiểu rõ hơn về khả năng của bạn.

Mục năng lực ngoại ngữ trong CV của bạn sẽ trông giống như thế này:

* Tiếng Pháp: DELF B2 (Người sử dụng độc lập)

* Tiếng Anh: EFSET 60 (Cao trung cấp)

* Tiếng Nhật: JLPT N4 (khả năng sử dụng tiếng Nhật ở cấp độ cơ bản)

Nên làm thế nào nếu bạn không thể sở hữu một chứng chỉ ngoại ngữ

Cũng sẽ có những lúc bạn không thể sở hữu được một chứng chỉ ngoại ngữ. Và thường sẽ rơi vào trường hợp ngôn ngữ bạn học không phải là tiếng Anh, và sẽ rất khan hiếm những bài kiểm tra miễn phí chất lượng cao cho những ngôn ngữ đó. Do đó, bạn nên tham khảo thang đánh giá do các cơ quan chính phủ ban hành và dùng nó để tự đánh giá. Ở Châu Âu, thang điểm chuẩn được gọi là CEFR nhưng ở Mỹ lại có hai hệ thống: ACTFL và ILR. Bạn có thể tìm các thang điểm chuẩn và các công cụ tự đánh giá, thường sẽ ở dạng một danh sách những tiêu chí bạn cần đạt được cho ngôn ngữ mà bạn sử dụng.

Hãy sử dụng các công cụ tự đánh giá để xác định trình độ của bản thân đối với ngôn ngữ bạn học, bao gồm cả mô tả về trình độ hiện tại. Ví dụ:

* Tiếng Đức: CEFR B2 (Cao trung cấp)

Mặc dù những thang điểm này không được các nhà tuyển dụng biết đến rộng rãi, và việc tự đánh giá sẽ không chính xác bằng việc tham dự một kỳ thi chuẩn hóa, nhưng dù sao vẫn tốt hơn là những đánh giá chung chung như “lưu loát” hay “giao tiếp tốt”.

Hãy liệt kê những kinh nghiệm ngoại ngữ khác có liên quan

Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc hay học tập ở nước ngoài, hãy đề cập trong CV của mình bên cạnh chứng chỉ ngoại ngữ đã đạt được. Ví dụ:

* 5 năm kinh nghiệm làm việc với khách hàng nói tiếng Anh

* 1 năm học trung học tại Nhật Bản.

Việc thể hiện khả năng sử dụng ngoại ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể luôn giúp CV của bạn ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Khi nào bạn không nên đề cập đến trình độ ngoại ngữ của mình trong CV?

Đối với người mới bắt đầu: Thực tế có vẻ không thích hợp khi bạn đề cập đến năng lực ngoại ngữ trong CV khi chỉ ở trình độ sơ cấp. Bạn sẽ không thể làm tốt được công việc cần sử dụng ngoại ngữ đó và lúc đó CV của bạn sẽ trông thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên nếu bạn xem học ngoại ngữ là sở thích thì vẫn có thểm thêm vào mục “sở thích” chứ đừng nên đưa vào mục “năng lực ngoại ngữ”.

Đối với vị trì cấp cao: Ở vị trí cấp cao của những tổ chức quốc tế, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là bắt buộc. Trong trường hợp này, đề cập đến kha năng tiếng Anh vào CV của bạn là không cần thiết.

Hãy thành thực

Khi viết CV của bạn, điều quan trọng là phải thể hiện được ưu điểm và không ngại trình bày thành tích của mình. Vì lý do này, người ta hay thích phóng đại khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không thành thật về trình độ ngoại ngữ của mình, bạn sẽ phải hối tiếc. Ngay cả khi bạn nói sai sự thật về khả năng của mình và vẫn đậu phỏng vấn, bạn sẽ bị lộ trong ngày đầu đi làm và nguy cơ mất việc rất cao.

Nếu bạn lo lắng về khả năng ngoại ngữ của mình, hãy đầu tư nhiều hơn cho việc học và tìm đến những nguồn tài liệu miễn phí trên mạng. Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể thẳng thắn với nhà tuyển dụng rằng mình vẫn đang trau dồi thêm- và họ thường có ấn tượng với những ứng viên luôn cố gắng phát triển kỹ năng của mình.

Từ khóa » Cách Viết Kỹ Năng Trong Cv Tiếng Anh