Cách Thiết Lập Mục Tiêu Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân đột Quỵ

Điều quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng đột quỵ là cần đặt ra những mục tiêu đầy thách thức và thực tế để thúc đẩy người bệnh phát huy hết tiềm năng của mình. Bài viết này sẽ thảo luận về các phương pháp tốt nhất để thiết lập mục tiêu trong quá trình phục hồi đột quỵ.

Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn hướng đến thành công nhanh hơn trên con đường phục hồi đột quỵ.Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn hướng đến thành công nhanh hơn trên con đường phục hồi đột quỵ.

Mục lục

Toggle
  • 1. Những sai lầm khi thiết lập mục tiêu cho bệnh nhân đột quỵ
  • 2. Cách thiết lập mục tiêu cho bệnh nhân đột quỵ
    • 2.1 Bắt đầu nhỏ, bắt đầu ngay
    • 2.2 Mục tiêu SMART
    • 2.3 Đừng so sánh hành trình của bạn với người khác
    • 2.4 Làm việc với bác sĩ trị liệu nghề nghiệp của bạn
    • 2.5 Thực hiện mục tiêu của bạn
  • 3. Thiết lập mục tiêu chỉ là bước khởi đầu

1. Những sai lầm khi thiết lập mục tiêu cho bệnh nhân đột quỵ

Mỗi người sẽ bị đột quỵ ảnh hưởng khác nhau nên việc phục hồi cũng không giống nhau. Tất cả những người sống sót sau đột quỵ đang làm việc với những hoàn cảnh khác nhau, và các mục tiêu cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với những hoàn cảnh đó.

Ví dụ, một người bị đột quỵ vừa phải có thể đặt mục tiêu đi lại trong khi một người sống sót sau một cơn đột quỵ nặng phải đặt ra mục tiêu lấy lại khả năng nuốt, để có thể ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và phục hồi thể trạng trước khi phục hồi chức năng vận động.

Nếu người đó đặt mục tiêu vừa lấy lại khả năng nuốt vừa đi lại, điều đó có thể khiến người bệnh choáng ngợp, bực bội hoặc nản lòng vì con đường phục hồi còn dài hơn đối với những mục tiêu lớn.

Sự cân bằng giữa thách thức và sự phù hợp là chìa khóa trong quá trình phục hồi đột quỵ. Dưới đây là các mẹo thiết lập mục tiêu trong quá trình phục hồi chức năng đột quỵ mà bạn và người thân nên biết.

»»» Xem thêm: Tham khảo cách chăm sóc cho người bị đột quỵ tại nhà

2. Cách thiết lập mục tiêu cho bệnh nhân đột quỵ

Để duy trì động lực trên con đường phục hồi, hãy xem xét các mẹo sau để tạo các mục tiêu thúc đẩy:

2.1 Bắt đầu nhỏ, bắt đầu ngay

Trong quá trình hồi phục sau đột quỵ, tốt nhất là bạn nên thực hiện từng bước phục hồi một. Ví dụ, nếu một người bị liệt nửa người, sẽ quá sức nếu đặt mục tiêu ban đầu là đi bộ. Thay vào đó, hãy chia nó thành các bước nhỏ hơn.

Có lẽ mục tiêu đầu tiên sẽ là phục hồi các cơn co giật ở các chi bị ảnh hưởng thông qua phục hồi chức năng chi trên và chi dưới. Sau khi vận động trở lại, hãy tiếp tục đặt ra các mục tiêu đầy thách thức nhưng thực tế, chẳng hạn như có thể đi bộ bằng khung tập đi, sau đó bằng gậy, sau đó không cần thiết bị nhưng với sự hỗ trợ tối thiểu của người chăm sóc hoặc nhà trị liệu.

Nếu đi bộ là mục tiêu dài hạn cuối cùng của bạn, thì bạn nên làm việc với bác sĩ vật lý trị liệu để thiết lập các mục tiêu ngắn hạn gia tăng này dựa trên tình hình cụ thể của bạn.

Điều quan trọng là bạn phải cảm thấy được thử thách nhưng không bị choáng ngợp bởi mục tiêu của mình đặt ra. Bằng cách đó, bạn có thể duy trì động lực để thực hiện hành động cần thiết hàng ngày để thấy được kết quả tốt nhất.

2.2 Mục tiêu SMART

Mục tiêu SMART là nguyên tắc “THÔNG MINH” để định hình và nắm giữ được mục đích trong tương lai. S.M.A.R.T là tên viết tắt của các chữ đầu 5 bước:

– S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu.

– M – Measurable: Có thể đo lường

– A – Attainable: Có thể đạt được

– R – Relevant: Thực tế/Tập trung vào kết quả

– T – Time-Bound: Có thời hạn/Giờ giấc hoàn thành

Khi các mục tiêu có thể đo lường được, bạn sẽ thấy rõ cách đặt mục tiêu tiếp theo. Ví dụ: nếu bạn có thể hoàn thành 5 lần một bài tập chân, thì mục tiêu tiếp theo của bạn có thể là 10 lần, sau đó 15 lần,… Điều này giúp bạn dễ dàng đo lường sự tiến bộ của mình.

»»» Xem thêm: Các biện pháp tự nhiên giúp phục hồi đột quỵ tại nhà

2.3 Đừng so sánh hành trình của bạn với người khác

Khi đặt mục tiêu trong quá trình hồi phục đột quỵ, cần cân bằng giữa cảm hứng và sự cạnh tranh. Xem các câu chuyện về phục hồi đột quỵ trên YouTube có thể giúp bạn truyền cảm hứng để thực hiện hành động phục hồi. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến sự so sánh quá nhiều.

Nếu một người hồi phục trong vòng 6 tháng và bạn sắp bước vào năm thứ hai sau đột quỵ, đừng để điều đó ngăn cản bạn hành động để phục hồi.

Hãy nhớ rằng có thể phục hồi thậm chí hàng chục năm sau khi bị đột quỵ. Đừng so sánh dòng thời gian của bạn với dòng thời gian của bất kỳ ai khác.

Bác sĩ sẽ giúp bạn chỉnh sửa và hoàn thiện những mục tiêu mà mình đặt ra để phục hồi chức năng sau đột quỵ.Bác sĩ sẽ giúp bạn chỉnh sửa và hoàn thiện những mục tiêu mà mình đặt ra để phục hồi chức năng sau đột quỵ.

2.4 Làm việc với bác sĩ trị liệu nghề nghiệp của bạn

Các nhà trị liệu nghề nghiệp là nguồn lực tuyệt vời để thiết lập các mục tiêu trong quá trình phục hồi chức năng đột quỵ. Họ hiểu cách đặt các mục tiêu đầy thách thức và thực tế dựa trên hoàn cảnh riêng của bạn, đồng thời được đào tạo để kết hợp các ưu tiên vào mục tiêu của bạn.

Hơn hết, khi bạn tiến bộ với mục tiêu của mình, bác sĩ trị liệu sẽ ở đó để cổ vũ bạn và đặt ra những mục tiêu cao hơn để giúp bạn luôn thử thách, từ việc tận dụng kiến ​​thức chuyên môn của họ.

2.5 Thực hiện mục tiêu của bạn

Sau khi viết ra các mục tiêu của bạn và thu nhỏ chúng thành các bước có thể quản lý được, hãy tự hỏi bản thân mình cần làm gì để hoàn thành từng mục tiêu.

Ví dụ: nếu bạn muốn lấy lại giọng nói, điều gì có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó? Sau đó, thực hiện mục tiêu của bạn bằng cách tìm kiếm các công cụ phục hồi đột quỵ khác nhau có thể hữu ích.

Bạn cũng có thể yêu cầu các nhà trị liệu của bạn để được khuyến nghị. Nếu bạn tự nghiên cứu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu để đảm bảo chúng phù hợp với bạn.

Thiết lập mục tiêu và hành động phải luôn song hành thì bạn mới nhanh chạm đến vạch đích mà mình mong muốn.Thiết lập mục tiêu và hành động phải luôn song hành thì bạn mới nhanh chạm đến vạch đích mà mình mong muốn.

»»» Xem thêm các bài viết có cùng chủ đề tại: https://benhdotquy.net/category/cham-soc-dot-quy/

3. Thiết lập mục tiêu chỉ là bước khởi đầu

Đặt mục tiêu trong quá trình phục hồi chức năng đột quỵ là bước đầu tiên tuyệt vời trên con đường phục hồi sau đột quỵ của bạn. Nó giúp cung cấp một khuôn khổ cho các hành động mà bạn có thể thực hiện để thúc đẩy quá trình khôi phục của mình.

Điều đó có nghĩa là, bước tiếp theo là hành động. Mục tiêu chẳng có nghĩa lý gì trừ khi bạn thực hiện hành động thường xuyên để hoàn thành mục tiêu của mình.

Hãy thực hiện từng bước một và tiếp tục. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có động lực trên con đường phục hồi.

Chúc bạn thành công!

Diệu Nhi, benhdotquy.net

Từ khóa » Mục Tiêu Smart Trong Phục Hồi Chức Năng