CÁCH THỨC CHĂN NUÔI BÒ, CÁCH Ủ RƠM VÀ CỎ CHO BÒ ĂN
Có thể bạn quan tâm
1/ Khán giả Vũ Văn Lâm, Nghệ An, SĐT: 0169 6374 289 hỏi: Cách thức chăn nuôi bò như thế nào ? Cách ủ rơm và cỏ cho bò ăn ra sao ?
Trả lời:
Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt: tóm tắt như sau:
Kỹ thuật nuôi bê 0- cai sữa mẹ:
– Khi bò chuẩn bị đẻ phải trực đẻ để đón bê ra một cách an toàn
– Chuẩn bị: xô để hứng nước ối , khăn, dẻ , rơm khô, bông , kéo, chất sát trùng: iodin, cồn iot 5% hoặc xanh metylen… Đệm lót chuồng để bò mẹ và bê nằm sau khi sinh, thức ăn, nước uống cho bò mẹ sau khi sinh…
Trong trường hợp bê đẻ ra mà bò mẹ yếu thì dùng dẻ khô hay rơm rạ lau khô mình và móc nhớt bẩn trong miệng cho bê để bê dễ thở. Sau đó dùng kéo đã sát trùng cắt rốn cho bê, vết cắt cách gốc rốn 5 cm. Dùng cồn Iot 5% hoặc xanh metylen.. sát trùng toàn bộ rốn còn lại
Không được vuốt máu từ rốn nhau vào cơ thể bê và buộc rốn bê
- Dùng tay bóc móng sữa cho bê và cân khối lượng, đeo số tai và ghi sổ..
- Đưa bê và bò mẹ vào nơi có rơm hoặc chất độn chuồng để đảm bảo ấm, nếu trời rét phải sưởi ấm cho bê, thường đẻ bê đẻ ra thì cho bò mẹ liếm bê con sau đó cho bú sữa đầu sau 30 phút
Trong trường hợp bê không tự bú được hoặc đầu vú bò mẹ quá to thì phải tập cho bê bú sữa bằng tay:
- Vệ sinh núm vú bò, tay người sạch sẽ trước khi cho bê vào bú
- Kỹ thuật tập cho bê bú và tập ăn sớm:
- Từ ngày thứ 7 bắt đầu tập cho bê ăn cỏ: cỏ non phơi héo hoặc cỏ khô chất lượng cao, cám, để vào máng cho bê ăn tự do
- Khử sừng trong thời gian 7-15 nếu dùng hóa chất, nếu tiệt sừng bằng thiết bị điện hoặc nung thì có thể tiến hành trong vòng 1 tháng đầu (Nếu cần thiết)
- Bê bị héc ni thì phải xử lý sớm trong thời gian 20 ngày sau đẻ
Bê sau khi đẻ 20 ngày tẩy giun tròn lần 1 và trước khi cai sữa tẩy lần 2
+ Tiêm phòng các loại vacxin phòng dịch sau 1 tháng
+ Định hướng nuôi: Giống hay nuôi lấy thịt và loại thải những bê bị khuyết tật
- Mùa hè tắm chải cho bê 1 lần/ngày kể từ tháng thứ 2 trở đi. Mùa đông tắm chải vào trưa nắng ấm tối thiểu tuần/1lần.
- Luôn có nước sạch trong máng cho bê uống tự do.
- Luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng , thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.
- Cần có sổ theo dõi bệnh tật và thức ăn hàng ngày
Kỹ thuật nuôi bê sau cai sữa đến phối giống lần đầu:
Phải phối giống bò ở 14 – 16 tháng tuổi, với khối lợng đạt 180 – 230 kg ở bò lai Zebu
- Bò đẻ lứa đầu ở 24 – 27 tháng tuổi
Khối lợng bê sơ sinh từ 18 – 26 kg
Cỏ phải đầy đủ và chất lượng tốt : cỏ xanh, cỏ khô, cỏ ủ và phế phẩm khác thông qua chế biến : không bị mốc
+ Thức ăn tinh đạt từ 12-16% protein, năng lượng ³2500 Kcal/kg
+ Đủ khoáng đa vi lợng và cân đối
+ Nớc uống tự do.
+ Tắm chải, vận động thờng xuyên
Khẩu phần ăn hàng ngày:
- Chăn thả 3-5 giờ/ ngày ăn được 12-25 kg
- Cho ăn thêm ở chuồng: 23-15 kg cỏ xanh
- Hoặc: cỏ khô, rơm khô : 5 – 7 kg ( 1 kg tương đương 4 tươi ), cỏ ủ chua : 15 – 20 kg ( 1kg cỏ ủ tương đương 1,5 – 1,7 kg cỏ xanh)
Áp dụng cho bò hậu bị:
- Từ 7-12 tháng tuổi: 15-20 kg cỏ tươi + 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp
- Từ 13-18 tháng tuổi: 20-25 kg cỏ tươi + 1,5 kg thức ăn tinh hỗn hợp
- Từ 19-24 tháng tuổi: 30-35 kg cỏ tươi + 2 kg thức ăn tinh hỗn hợp
- Chú ý phối giống cho bò khi bò đến tuổi sinh sản
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sinh sản và nuôi con:
Khi bò đẻ:
- Cho mẹ liếm con, cho bò mẹ ăn lá rau ngót, uống nước có pha ít muối , không được hòa lẫn cám với nước, hộ lý phần sau con mẹ, theo dõi ra nhau, tránh bò mẹ ăn nhau
- Chăn thả 3-4 giờ / ngày : cho ăn 20-25 kg cỏ + 1-1,5 kg cám hỗn hợp
- Trong trường hợp nuôi nhốt: cỏ 30-35 kg /con/ ngày + cám 1,0-1,5 kg /ngày
- Chú ý cai sữa sớm bê con để mẹ đi giống trở lại
- Tiêm phòng các bệnh LMLM, tụ huyết trùng theo định kỳ
- Mùa hè : tắm chải ngày/ lần
- Mùa đông giữ ấm, tránh gió lùa
- Tẩy giun sán: 6 tháng đến 12 tháng / lần tùy thuộc vào kiểu chăn thả hoặc sử dụng thức ăn xanh
Cách ủ rơm và cỏ cho bò ăn ra sao ?
Trả lời:
Cách ủ rơm:
+ Kỹ thuật ủ rơm với urê
Phương pháp chế biến rơm lúa với urê rất phổ biến, rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa, rơm lúa sau khi chế biến có thể cho bò ăn thoải mái, không sợ bị ngộ độc. Bò được ăn loại rơm này lớn nhanh, béo khoẻ, ngay cả trong vụ đông xuân thiếu cỏ tươi. Bởi vì rơm lúa sau khi chế biến với urê đã làm cho bò ăn được nhiều hơn so với rơm không chế biến. Mặt khác, hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp hơn hai lần.
Có thể ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80 -100 lít nước và 0,5 kg muối (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).
Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng. Cũng có thể sử dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nilông dày. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.
Cách làm: pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân dậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.
Sau khi ủ 10-15 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố. Một con bò có thể ăn đến 10 kg mỗi ngày.
Yêu cầu rơm ủ urê phải có mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.
Lúc đầu có thể có một số con gia không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên mỗi ngày. Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.khi gia súc đã ăn quen thì thích ăn rơm ủ hơn là rơm không ủ.
+ kỹ thuật ủ xanh làm thức ăn cho bò:
– Cỏ tự nhiên, cỏ voi, cỏ Ghinê, thân cây ngô bắp ngậm sữa, thân ngô sau thu hoạch …..
+ Đối với cỏ: Cỏ cắt vào thời điểm trước khi ra hoa, không quá non, không chứa nhiều nước , cũng không để quá già. Nếu là cỏ trồng nên thu cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cỏ với nhau. Cỏ họ đậu nên ủ chung với thân cây ngô sau khi thu bắp hoặc cỏ voi.
+ Đối với ngô cả pắp: Khi bắp vào hạt đầy đặn (Sữa già) tức là khi bắp vào héo râu
+ Đối với thân cây ngô thu bắp làm rau hoặc chế biến thực phẩm, kể cả vỏ bắp và lõi bắp sau khi đưa vào chế biến đồ hộp
+Ngô sau khi thu hoạch bắp : thân cây còn xanh có thể lấy cả cây ( tốt nhất là lấy từ phần thân bắp trở lên)
Tất cả các loại trên khi đưa vào ủ thì cần lưu ý:
+ Đối với cỏ và thân cây ngô non hoặc cả bắp thì trước khi đưa vào cắt nhỏ để ủ thì cần được để héo ( phơi héo) đến khi hàm nước còn lại từ 60-70% là được còn thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp hoặc cỏ voi, cỏ già thì không cần thiết phải phơi héo.
* Công thức ủ như sau(tính cho 100kg nguyên liệu):
– Rỉ mật đường hoặc bột sắn, bột cám gạo 3- 5%(kg)
– Muối ăn (muối không pha iod): 0,5% ( kg)
Hoặc: nem Silogas: 0,05kg + 3-4 kg bột sắn hoặc cám gạo và 0, 4-0,5 kg muối ăn
- Bước 1: Chuẩn bị nới ủ :
*Thiết bị ủ: ủ chua thức ăn có thể ủ trong túi nilon, hố xây hoặc hố đào xuống đất (tránh nước đọng)
*Đối với hố ủ:
– Địa điểm: Nên chọn nơi cao ráo, thoát nước, tiên cho việc lấy thức ăn hàng ngày cho bò và nên xây hố nổi trên mặt đất theo chiều dốc thoát nước là 10- 150 hoặc một phần chìm dưới đất. Hố có chiều vát hình thang (phí miệng rộng hơn phía đáy và phần sau đối với hố cần có sự nén bằng máy là điều cần thiết). Kích thước hố to hay nhỏ thì tùy thuộc vào mức độ dự trữ của từng hộ, từng trại hoặc phụ thuộc vào lượng thức ăn định ủ là bao nhiêu mà xây dựng hố cho phù hợp. Trên nguyên tắc là cứ 1m3 thì ủ được 700-800kg cỏ các loại. Hố được xây bằng gạch, cát và ximăng. Bên trong trát bằng ximăng cát sao cho phẳng và nhẵn, sau đó đánh bóng bằng xi măng tinh để tránh cho nước ngấm qua. Đối với đáy hố ủ có thể lát gạch tráng xi măng hoặc được đầm bằng xỉ vôi cát hoặc xỉ than phẳng và cần có rãnh dốc để dễ thoát nước ủ ra ngoài khi cần thiết hoặc để tiện cho việc vệ sinh hố ủ.
* Đối với ủ bằng túi ni lông:
– loại túi dày, dai và không bị thủng
– Túi có kích thước cao 2,5 – 3 m, rộng miệng 1,5 m: mỗi túi có thể ủ được 400-450kg nguyên liệu
* Đối với hố đào âm xuống đất( thường áp dụng cho ủ vào mùa khô và sử dụng trong thời gian mùa khô): kích thước hố cũng gần giống như hố xây và phụ thuộc vào lượng nguyên liệu ủ nhiều hay ít mà chuẩn bị hố ủ.
Chú ý: Khi xây hố ủ cần phải làm mái che để tránh nắng mưa.
Bước 2: Cắt nguyên liệu ủ : Được cắt nhỏ với kích thước chiều dài 1-3 cm (nếu cắt bằng máy là tốt nhất để phần thân cây được dập ra)
* Cách ủ:
– Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, quyết định chất lượng cỏ ủ về sau. Công việc này nên hoàn thành trong ngày, không nên để qua ngày khác.
– Đối với hố ủ: cần được lót một lớp ni lông hoặc lớp bạt dứa và lớp đầu tiên cho vào hố một lớp cỏ dày 5-7 cm, rồi rải đều một lượt và rỉ mật đường hoặc bột sắn. (Nếu rỉ mật đường quá đặc có thể pha với một ít nước tùy thuộc vào mức độ khô hay tươi của cỏ để cho dễ rải đều). Sau đó dùng chân nén chặt (nếu hố to thì có thể dùng máy lu, công nông để nén), sau đó cứ tiếp tục làm như vậy cho tới khi đầy hố(và thường cao hơn thành hố 30cm) .
Sau khi hố đã đầy thì cần phủ trên mặt một lớp rơm hoặc cỏ hoặc loại cỏ tận dụng.. dày 10 – 15cm sau đó trải lớp nilông hoặc bạt dứa hoặc lá chuối và cuối cùng là dùng lớp đất phủ dày 15 – 20 cm trên cùng làm sao cho kín không khí không lọt vào là được
* Ủ trong túi Nilông:
Phương pháp ủ trong túi nilông thì cũng làm tương tự như phương pháp ủ trong hố. Nhưng phương pháp ủ trong túi nilông thì sau khi ủ phải buộc chặt miệng túi (có thể dùng máy hút bụi để hút hết khí ra sau đó buộc miệng lại) và để nới khô ráo, thoáng, mát, tránh nắng, mưa.
* Thời gian ủ.
Mùa hè: Từ 15 – 20 ngày, mùa đông: 25 – 30 ngày là sử dụng cho bò ăn.
* Đáng giá chất lượng và thời gian sử dụng thức ăn.
– Chất lượng thức ăn:
+ Thức ăn ủ tốt: Có màu vàng canh, giống như màu của dưa cải muối và có mùi của axít Lactic.
+ Thức ăn ủ không tốt: Thường không có màu vàng và mềm nhũn, có mùi chua khẳn, hoặc bị mốc.
* Thời gian sử dụng
– Thức ăn ủ tốt có thể sử dụng trong vòng 6 tháng đến 12 tháng
– Lưu ý: Không cho gia súc ăn những chỗ bị lên mốc, thối…
* Cách cho ăn
Bò, trâu được sử dụng một cách từ từ đẻ chúng ăn quen với thức ăn ủ chua, khi trâu bò ăn quen có thể sử dụng 100% thức ăn ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khi sử dụng cho gia súc ăn thì lấy theo tứ tự từ đâu này sang đâu kia và theo chiều từ trên xuống dưới (đối với hố ủ) và từ trên xuống dưới (Túi ni lông) và sau mỗ lần lấy thì cần được đậy kín.
Chú ý: khi đã sử dụng thì phải cho bò ăn liên tục cho đến khi hết, không nên cho chúng ăn một thời gian rồi lại đậy lại hoặc để lại một thời gian sau mới sử dụng, như vậy sẽ làm cho thức ăn đó kém chất lượng hoặc bị oxy hóa , hỏng.
2/ Khán giả Lê Văn Nhâm, Thanh Hóa, SĐT: 0974 592 568 hỏi: Bò đẻ được 15 ngày, ở cửa mình ra dich như máu mầu thâm, sốt, bỏ ăn, ít sữa. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục ?
Trả lời:
Thời gian sạch dịch sau khi đẻ thường kéo dài 15-25 ngày mới sạch, trường hợp bò của bạn có thể sau khi đẻ ra nhau còn sót lại một số núm nhau nên có khả năng nhiễm khuẩn đường sinh sinh dục nên dẫn đến bò bị sốt nhẹ và bỏ ăn
Cách khắc phục như sau:
- Bạn mời bác sỹ thú y đến để thụt rửa đường sinh dục cho bò 1 đến 2 lần bằng dung dịch Haniodin 10% pha loãng 10% với lượng 50-60ml/ lần
- Tiêm cho bò 5 ml Hanprots
- 20 ml AnaginC và ADE
3/ KG Nguyễn Công Hồng, Hải Dương, SĐT: 03202 229 197. Hỏi: Bò 1,5 tuổi, chưa đẻ lần nào, không thấy đi giống. Xin hỏi nguyên nhân tại sao ? Cách khắc phục như thế nào ?
Trả lời:
Nguyên nhân là bạn có thể chăm sóc nuôi dưỡng thiếu chất đặc biệt là thiếu hàm lượng đạm trong thức ăn hàng ngày nên dẫn đến nang trứng kém phát triển nên bò chậm lên giống
Cách khắc phục: tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và chú ý hàm lượng thức ăn tinh dàu dinh dưỡng hàng ngày và cần can thiệp bằng Hocmone hướng sinh sản để bò lên giống như sau: bạn chỉ cần tiêm cho bò 5 ml thuốc Hanprots sau 1 ngày tiêm tiếp cho bò 4-5 ml thuốc Gonadolin hoặc fetagin sau 5-7 ngày mà không thấy bò lên giống thì tiêm lại cho bò cũng loại thuốc đó vào ngày thứ 11 hoặc 12 kể từ lần tiêm đầu, như vậy bò srx lên giống và lấy giống bình thường.
- In trang này
Từ khóa » Bò ăn Rơm
-
Tận Dụng Rơm Nuôi Bò, Tại Sao Không? - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam
-
Mẹo ủ Thức ăn Thô Xanh Như Rơm, Rạ, Cỏ Cho Trâu, Bò | VTC16
-
Cách Ủ RƠM Cho Trâu Bò Trong Mùa Đông, Giúp Tăng Thu Nhập Thay ...
-
Một Số Biện Pháp Chế Biến Dự Trữ Rơm, Rạ Làm ... - UBND Tỉnh Yên Bái
-
Ủ Rơm Cuộn Làm Thức ăn Cho Bò - Cổng Thông Tin Khoa Học Và Công ...
-
Cách ủ Rơm Cho Bò Bằng Urê | THIẾT BỊ MÁY NHÀ NÔNG
-
Tự ủ Rơm Làm Thức ăn Cho Bò đơn Giản Mà Hiệu Quả - Men Vi
-
Chế Biến Rơm Làm Thức ăn Cho Trâu Bò Trong Vụ đông Xuân
-
Một Số Biện Pháp Chế Biến Dự Trữ Rơm, Rạ Làm Thức ăn ... - Báo Yên Bái
-
Kỹ Thuật ủ Rơm Bằng Ure Làm Thức ăn Cho Trâu Bò - Báo Nam Định
-
Bật Mí Toàn Bộ Cách ủ Rơm Làm Thức ăn Cho Trâu Bò
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật ủ Rơm Bằng Urê Làm Thức ăn Cho Trâu Bò Trong ...
-
Xử Lý Rơm Khô Làm Thức ăn Cho Trâu, Bò - Người Chăn Nuôi
-
Bảo Quản Chế Biến Rơm Cho Trâu Bò - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG
-
Phương Pháp Xử Lý Rơm Làm Thức ăn Cho Trâu Bò - Trại Giống Thu Hà
-
NTO - Chế Biến Rơm Làm Thức ăn Cho Trâu, Bò - Bao Ninh Thuan