Một Số Biện Pháp Chế Biến Dự Trữ Rơm, Rạ Làm Thức ăn ... - Báo Yên Bái
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị +
- Xây dựng Đảng
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
- Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
- Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
- Kinh tế +
- Phòng chống thiên tai
- Giảm nghèo bền vững
- Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- Ô tô - xe máy
- Vấn đề hôm nay
- Xã hội +
- Y tế
- Quảng cáo
- Giáo dục
- Pháp luật
- Cải cách hành chính
- Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
- Giáo dục
- Pháp luật
- Thế giới +
- Chuyện bốn phương
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
- Thể thao +
- Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
- Euro 2024
- Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
- Văn hóa +
- Ảnh
- Làm đẹp
- Du lịch - Lễ hội +
- Ẩm thực
- Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
- Ảnh
- Biển đảo quê hương
- Quảng cáo
- Euro 2024
Kinh tế
Một số biện pháp chế biến dự trữ rơm, rạ làm thức ăn cho trâu, bò vụ đông
- Cập nhật: Thứ năm, 4/11/2021 | 2:16:09 PM
YênBái - Để chủ động phòng, chống đói rét cho trâu, bò trong vụ đông năm 2021, người chăn nuôi cần tận dụng tối đa được nguồn rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa mùa, dự trữ và chế biến sử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò. Tuy hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng đem rơm, rạ chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng, hàm lượng Protein cao. Bà con chăn nuôi cần chú ý các phương pháp dự trữ, chế biến rơm, rạ như sau:
Làm cây rơm dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông là cách làm phổ biến ở vùng nông thôn. |
1- Phương pháp tận thu rơm, rạ sau thu hoạch: Sau khi gặt lúa, thu rơm, rạ về cần phơi khô, tránh để bị nấm mốc; sau đó, đưa về nhà, đánh thành cây rơm dự trữ cho trâu, bò ăn trong mùa đông. 2- Biện pháp ủ Urê: a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: - Rơm khô, túi ni lông hoặc xây bể nổi hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lông bao phủ kín có dây buộc chặt, thùng nhựa, thùng phi… tùy vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp. Thông thường, chăn nuôi trong nông hộ số lượng trâu, bò ít thì sử dụng bao nilon là phù hợp nhất. - Đạm Urê + nước sạch, găng tay, ô doa… b) Phương pháp ủ: Sử dụng công thức: 100 kg rơm khô + 4 kg Urê + 100 lít nước. Phương pháp thực hiện như sau: 10 kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình ô doa đựng 10 lít nước + 0,4 kg Urê, khuấy đều đến khi tan hết đạm vào nước. Tưới nước đã pha Urê vào rơm, cứ 10 kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với Urê (nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6 - 7 lít nước đã pha/10 kg rơm) cứ lần lượt tưới cho đến hết nước; sau đó, đảo đều và cho vào thùng, bể, bao ni lon, buộc kín miệng để ủ trong 10 ngày thì có thể cho trâu bò ăn. c) Phương pháp cho ăn: Sau khi ủ 10 ngày, kiểm tra rơm có mùi thơm, vàng bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1 - 2 kg/con/ngày và cần phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi (khoảng 50%); sau 2 - 3 ngày trâu, bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên; mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7 - 10 kg/con trâu, bò. 3- Biện pháp mềm hóa rơm: Đây là biện pháp đơn giản nhằm tăng cường hàm lượng dinh dưỡng có trong rơm khô giúp cho trâu, bò thích ăn. - Nguyên liệu: rơm khô, muối và nước sạch, xô, chậu. - Phương pháp: Hòa muối vào nước để được dung dịch 5 - 7% (cứ 10 lít nước sạch hòa với 0,5 đến 0,7 kg muối) tưới vào rơm khô đã dự trữ cho trâu bò ăn trực tiếp. 4- Biện pháp ủ kiềm hóa rơm: a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: - Rơm khô, đạm Urê + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, nhà để rơm đã sử lý hoặc bao tải… b) Phương pháp ủ: Công thức: - Rơm khô: 100 kg, Urê: 2,5 kg; vôi: 0,5 kg; muối ăn: 0,5 kg; nước sạch: 70 - 80 lít. Urê, vôi, muối được hoà tan vào 70 - 80 lít nước cho tan đều; sau đó, tưới vào 100 kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước hỗn hợp Urê, vôi, muối. Cách ủ: Dùng sân sạch, nilon hoặc vải xác rắn rộng khoảng 2 - 3 m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20 cm (1 gang tay); sau đó, tưới nước đã hòa tan Urê, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm rồi lại cho lớp khác và tưới đều. Lần lượt như vậy, tưới cho ẩm hết lượng rơm. Các lớp dưới nên tưới ít, các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. Sau khi rơm được tưới đều, ta cho chúng vào các bao tải dứa có bao ni lon, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho rơm chế biến sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt. c) Cách cho ăn: Rơm ủ trong 7 - 10 ngày, lấy ra cho trâu, bò ăn. Rơm ủ có chất lượng tốt, có màu vàng đậm, mùi Urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Sau khi lấy ra, ta lại buộc kín miệng bao tải ngay. Những ngày đầu tập cho trâu, bò ăn, cần lấy rơm ủ ra, phơi trong mát chừng 30 - 60 phút để mùi Urê, vôi bay bớt. Khi cho ăn, cần trộn thêm 50% cỏ tươi cắt ngắn cho vào chậu hoặc máng ăn sạch; mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7 - 10 kg/con trâu bò. Ngô Đăng Sỹ(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
Các tin khác
Văn Yên tăng cường giải pháp thu ngân sách cuối năm
Năm 2021, huyện Văn Yên được tỉnh giao dự toán thu ngân sách 228,2 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối 111,2 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 115 tỷ đồng.
Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới có hiệu lực từ đầu 2022
Với việc vừa được Australia và NewZealand phê chuẩn, RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022.
Danh mục 157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025
Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 thuộc các lĩnh vực hạ tầng giao thông; khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng giáo dục và y tế...
10 tháng năm 2021, thu ngân sách nhà nước đạt 1.224,3 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước tháng 10-2021 đạt 133,2 nghìn tỷ đồng; trong đó, thu nội địa đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 59 nghìn tỷ đồng so với tháng 9.