CÁCH THỨC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐÓNG DẤU TREO ...
Có thể bạn quan tâm
Sau đây, NHƯ Ý LAW FIRM xin nêu rõ tính pháp lý của dấu treo, dấu giáp lai để bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về hai loại dấu nêu trên.
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG DẤU:
Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về Công tác văn thư (sau đây gọi tắt là Nghị định 30, thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Thông tư 01/2011/TT-BNV) quy định về cách đóng dấu như sau:
Điều 33. Sử dụng con dấu
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
1. Quy định về đóng dấu giáp lai
a) Dấu giáp lai là gì?
Điểm đ khoản 1 Điều 33 Nghị định 30 quy định về dấu giáp lai như sau: "Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản" , đồng thời, Nghị định 30 cũng quy định "Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định" (điểm d khoản 1 Điều 33).
Từ quy định này có thể thấy, doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của người đại diện có thẩm quyền của các bên ở trang cuối của hợp đồng thì còn cần có dấu giáp lai của các bên ký kết (nếu tấc cả các bên ký kết đều là tổ chức có con dấu) để gia tăng tính đảm bảo và thống nhất cho nội dung đã giao kết.
b) Tính pháp lý, ý nghĩa của đóng dấu giáp lai
Việc đóng dấu giáp lai nhằm mục đích để tất cả tờ trong Văn bản hoặc Phụ lục đều có thông tin của con dấu để xác thực thông tin, tính chân thực của văn bản nhằm ngăn ngừa thông tin giả mạo hay hành vi thay đổi, sửa đổi nội dung văn bản gốc về sau.
2. Quy định về đóng dấu treo
a) Dấu treo là gì?
Nghị định 30 quy định về dấu treo và trao quyền quy định con dấu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức (cụ thể điểm d khoản 1 Điều 33 có nêu: "Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định".
Cách thức đóng dấu được thể hiện như sau: "dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục" nếu có các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục (điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định 30).
Theo đó, đóng dấu treo là việc đóng dấu lên trang đầu của văn ban và con dấu phải trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Thông thường, tên doanh nghiệp, tổ chức sẽ được viết phía bên trái, trên đầu của văn bản hay phụ lục đính kèm văn bản gốc nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía đầu trang bên trái của tờ đầu tiên, bao trùm lên tên doanh nghiệp, tổ chức. Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính.
b) Tính pháp lý, ý nghĩa của đóng dấu treo
Có thể thấy, việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.
II/ KẾT LUẬN:
Như vậy, tuy việc đóng dấu treo và dấu giáp lai đều sử dụng con dấu đóng vào văn bản ban hành nhưng chúng không có ý nghĩa trong việc khẳng định giá trị pháp lý tuyệt đối của văn bản mà chỉ góp phần đảm bảo tính thống nhất, tránh bị giả mạo nội dung văn bản và mang tính tự đảm bảo của doanh nghiệp, tổ chức đối với nội dung văn bản, tài liệu.
Trên đây là những quy định pháp luật hiện hành quy định về Cách thức sử dụng và Giá trị pháp lý của việc đóng dấu treo, dấu giáp lai. Rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn bạn có thể liên hệ với Công ty tư vấn pháp lý Như Ý thông qua:
- Website: http://www.hotrothutuc.com/
- FB: https://www.facebook.com/nhuylawfirm/
- Hotline: (028) 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96
- Email: nhuylawfirm@gmail.com
- Tác giả bài viết: Thu Phương -
Từ khóa » Dấu Mộc Treo Là Gì
-
Hướng Dẫn Cách đóng Dấu Treo, đóng Dấu Giáp Lai Mới Nhất Năm 2022
-
Đóng Dấu Treo Là Gì? Quy định Và Cách đóng Nên Biết - Taxplus
-
Đóng Dấu Treo Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Dấu Treo Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về đóng Mộc Treo
-
Dấu Treo Là Gì? Quy định Về đóng Dấu Treo Mới Nhất - Luật Hùng Sơn
-
Mộc Treo Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Đóng Dấu Treo Là Gì? Khi Nào Sử Dụng đóng Dấu Treo? - Wilson Insight
-
Mộc Treo Là Gì - Đóng Dấu Treo Là Gì
-
Quy định Về đóng Dấu Treo? Bảng Kê đính Kèm Hóa đơn Có Phải ...
-
Cách đóng Dấu Chữ Ký, Dấu Treo, Dấu Giáp Lai đúng Luật Vào Văn Bản
-
Dấu Treo Là Gì? Những Quy định Hiện Hành Về Dấu Treo Năm 2022
-
Hướng Dẫn Cách đóng Dấu Giáp Lai, Dấu Treo Quy định Mới 2022
-
Đóng Dấu Treo Là Gì? Ý Nghĩa Của Việc đóng Dấu Treo
-
Những điều Cần Biết Về Quy định đóng Dấu Treo Và Dấu Giáp Lai?
-
Con Dấu Là Gì? Cách đóng Dấu Trong Doanh Nghiệp - BANKERVN
-
Dấu Treo Là Gì - Tính Pháp Lý Của Dấu Treo Và Dấu Giáp Lai