Cách Tìm Số Bị Chia Và Một Số Dạng Toán Liên Quan - VOH

Table of Contents

  • I. Cách tìm số bị chia trong phép chia hết
  • II. Cách tìm số bị chia trong phép chia có dư
  • III. Các dạng bài tập về phép chia và tìm số bị chia
    • 1. Dạng 1: Thực hiện phép chia
    • 2. Dạng 2: Tìm số bị chia trong phép chia có dư
    • 3. Dạng 3: Áp dụng tính chất các phép tính để tính nhanh
    • 4. Dạng 4 : Dạng toán có lời văn
  • IV. Bài tập luyện tập về phép chia và cách tìm số bị chia

Chắc hẳn các bạn học sinh đã rất quen thuộc với phép tính chia. Tuy nhiên, đây lại là một phép tính mà các bạn rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn, sâu hơn về phép tính chia, cách tìm số bị chia và một số dạng bài tập khác để tránh được những nhầm lẫn không đáng có.

I. Cách tìm số bị chia trong phép chia hết

Cho hai số tự nhiên và , với .

Khi đó trong phép hia hết, ta sẽ tìm số bị chia bằng cách:

(số bị chia) : (số chia) = (thương)

Nên (số bị chia) = (thương) x (số chia)

- Nếu thì số bị chia nếu .

Ví dụ:

Ta có:

Vậy số bị chia x = 3

II. Cách tìm số bị chia trong phép chia có dư

(số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư)

Với hai số tự nhiên và , với , ta có: , trong đó . Ở đây, a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư

Ví dụ: 27 = 2.13 + 1

Chú ý

  • Số bị chia luôn lớn hơn số chia.

III. Các dạng bài tập về phép chia và tìm số bị chia

1. Dạng 1: Thực hiện phép chia

*Phương pháp giải:

Tính toán theo hàng ngang hoặc hàng dọc.

Ví dụ:

66 : 11 = 6

81 = 2.40 + 1

Bài tập luyện tập

Bài 1: Thực hiện phép chia số tự nhiên:

ĐÁP ÁN

Thực hiện phép chia ta sẽ được kết quả:

Bài 2: Thực hiện phép chia số tự nhiên:

ĐÁP ÁN

Thực hiện phép chia ta được kết quả:

Bài 3: Thực hiện phép chia có dư:

ĐÁP ÁN

Thực hiện phép chia ta có kết quả:

( dư 1)

( dư 10)

( dư 11)

( dư 6)

2. Dạng 2: Tìm số bị chia trong phép chia có dư

*Phương pháp giải:

  • Bước 1: Tìm số chia và số dư ( đề bài đã cho)
  • Bước 2: Tìm số bị chia bằng cách:

(số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư)

  • Bước 3: Thực hiện phép tính
  • Bước 4: Kiểm tra kết quả và kết luận

Ví dụ:

Tìm số bị chia , biết:

( dư 2)

Cần nhớ công thức: (số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư)

Ta có:

Bài tập luyện tập

Bài 1: Tìm số bị chia y, biết:

a) y : 9 = 5 (dư 6)

b) y : 5 = 2 (dư 3 )

c) y : 8 = 6 (dư 2)

d) y : 7 = 3 (dư 4 )

ĐÁP ÁN

a) y : 9 = 5 ( dư 6 )

y = 5 x 9 + 6

y = 51

b) y : 5 = 2 ( dư 3 )

y = 2 x 5 + 3

y = 13

c) y : 8 = 6 ( dư 2)

y = 6 x 8 + 2

y = 50

d) y : 7 = 3 ( dư 4 )

y = 3 x 7 + 4

y = 25

Bài 2: Tìm số bị chia y, biết:

a) y : 15 = 9 (dư 2)

b) y : 23 = 10 (dư 4)

c) y : 24 = 8 (dư 11)

c) y : 63 = 3 (dư 12 )

ĐÁP ÁN

Thực hiện phép tính ta được kết quả:

a) y = 137

b) y = 234

c) y = 203

d) y = 201

3. Dạng 3: Áp dụng tính chất các phép tính để tính nhanh

*Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất sau đây:

  • Tính chất 1: Thương của hai số không đổi nếu ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số.

Ví dụ:

  • Tính chất 2: Chia một tổng cho một số (trường hợp chia hết).

Ví dụ:

Bài tập luyện tập

Bài 1: Tính nhanh (Áp dụng tính chất 1)

a) 750 : 15

b) 375 : 25

c) 260 : 20

d) 675 : 75

ĐÁP ÁN

a) 750 : 15 = ( 750 . 4 ) : ( 15 . 4 ) = 3000 : 60 = 50

b) 375 : 25 = ( 375 . 4 ) : ( 25 . 4) = 1500 : 100 = 15

c) 260 : 20 = ( 260 . 5 ) : ( 20 . 5) = 1300 : 100 = 13

d) 675 : 75 = ( 675 . 4 ) : ( 75 . 4 ) = 2700 : 300 = 9

Bài 2: Tính nhanh (Áp dụng tính chất 2)

a) 224 : 8

b) 550 : 25

c) 770 : 35

d) 875 : 25

ĐÁP ÁN

a) 224 : 8 = ( 200 + 24 ) : 12 = 200 : 8 + 24 : 8 = 25 + 3 = 28

b) 550 : 25 = ( 500 + 50 ) : 25 = 500 : 25 + 50 : 25 = 20 + 2 = 22

c) 770 : 35 = ( 700 + 70 ) : 35 = 700 : 35 + 70 : 35 = 20 + 2 = 22

d) 875 : 25 = ( 800 + 75 ) : 25 = 800 : 25 + 75 : 25 = 32 + 3 = 35

4. Dạng 4 : Dạng toán có lời văn

*Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức của phép chia hết và phép chia có dư để giải quyết bài toán.

Ví dụ:

Một Trường Tiểu học có 1059 học sinh tham sự lễ khai giảng đầu năm .Nhà trường đã chuẩn bị những chiếc ghế băng 4 chỗ ngồi. Phải có ít nhất bao nhiêu ghế băng như vậy để tất cả học sinh đều có chỗ ngồi?

Giải:

Ta có: 1059 : 4 = 264 ( dư 3)

Vì vậy sẽ xếp đủ 264 chiếc ghế và còn thừa 3 học sinh và phải dùng thêm 1 chiếc ghế để có chỗ cho 3 học sinh đó.

Vậy, ta cần dùng ít nhất: 264 + 1 = 265 (ghế băng)

Ở đây, chúng ta sử dụng phép chia có dư

IV. Bài tập luyện tập về phép chia và cách tìm số bị chia

Bài 1: Một người dùng ô tô chuyển 985 kg hàng hóa về cửa hàng của mình. Nếu mỗi chuyến xe chở được 55 kg thì phải cần ít nhất bao nhiêu chuyến xe để chuyển hết số kg hàng hóa trên?

ĐÁP ÁN

Vì 985 : 55 = 17 (dư 50) nên xếp đủ 17 chuyến xe thì còn dư 50 kg hàng, và phải dùng thêm 1 chuyến xe nữa để chở hết 50 kg hàng đó.

Vậy, cần ít nhất là: 17 + 1 = 18 (chuyến)

Bài 2: Một cửa hàng có 8 hộp bút bi xanh như nhau đựng tổng cộng 152 cây bút, cửa hàng đã bán hết 5 hộp bút. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cây bút bi xanh?

Phương án giải:

Đầu tiên, ta đi tìm xem mỗi hộp bút có bao nhiêu cây bút bi xanh

5 hộp bút đã bán hết là bao nhiêu cây bút bi xanh

Từ đó, ta tính được số bút bi xanh còn lại của cửa hàng

ĐÁP ÁN

Mỗi hộp bút bi xanh có : 152 : 8 = 19 ( cây bút )

5 hộp bút bi xanh đã bán hết là: 5 . 19 = 95 (cây bút)

Số bút bi xanh còn lại là: 152 - 95 = 57 ( cây bút )

Trên đây là các dạng bài tập về phép chia và số bị chia để các bạn học sinh có thể tham khảo. Từ đó, các em có thể học tốt phần kiến thức này.

Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Từ khóa » Công Thức Tìm Số Chia Trong Phép Chia Có Dư