Cách Tính Bảng Giá Cước Hàng Không Quốc Tế - Indochina Post

Mục lục

Toggle
  • Cách tính cước vận chuyển hàng không chi tiết?
    • Công thức tính giá cước vận tải hàng không được tính phổ biến như thế nào?
    • Đơn giá cước (Rate) hàng không hiểu như thế nào?
    • Khối lượng tính cước (Chargable Weight):
        • Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000
    • Một số ví dụ về cách tính trọng lượng và thể tích với hàng hóa gửi hàng không
      • Trường hợp 1: Khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế
      • Trường hợp 2: Khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế
    • Công thức chung tính khối lượng thể tích của công ty chuyển phát nhanh, logistics, forwarder:
    • Danh sách loại cước hàng không gửi hàng máy bay
        • Cước hàng hóa thông thường (Normal Rate)
        • Cước hàng đặc biệt (SRC)
        • Theo IATA, những loại hàng hoá áp dụng cước hàng không đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:
Cách tính cước vận chuyển hàng không chi tiết?

Quý khách đang có hàng hóa, bưu kiện thư tín mà giá cước gửi chuyển phát nhanh quốc tế, gửi hàng quốc tế, vận chuyển quốc tế mà mức giá cước rất khác nhau? Vậy lý do và nguyên nhân nào dẫn đến việc giá cước hàng không khác biệt đến như vậy?

Dịch vụ khai báo hải quan hàng cargo tại TCS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng cargo tại TCS

Cước phí hàng không đối hàng hóa, bưu kiện thư tín được hiểu là mức chi phí hay số tiền mà chủ hàng phải trả cho các công ty Logistics hoặc Forwarder hay hãng hàng không để chuyển hàng hóa, dịch vụ từ sân bay đi đến sân bay đích.

Cần phân biệt rõ giữa các khái niệm, cước phí chuyên chở hành khách khác với cước chuyên chở cargo (hàng hóa) và cước hành lý (Mua thêm với hãng hàng không giá rẻ) hoặc cước excess baggage (cước hàng quá khổ quá tải).

Công thức tính giá cước vận tải hàng không được tính phổ biến như thế nào?

Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) quy định rất chi tiết về cách thức tính cước  phí và chấp thuận biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).

Công thức tính cước hàng không được tính:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Dựa trên công thức tính cước phí hàng không này, chúng ta cần lưu ý: để tính số tiền cước cho mỗi lô hàng, Quý khách cần lưu tâm tới 2 thông số: Đơn giá và Khối lượng

Đơn giá cước (Rate) hàng không hiểu như thế nào?

Đó là chi phí/ tiền mà Khách Hàng phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính giá cước (ví dụ 1.2 Usd/kg).

Dựa trên khối lượng hàng, các Công ty Logistics,  Forwarder và các hãng hàng không sẽ có các mức giá cước công bố theo Volume của hàng hóa. Ví dụ, Indochinapost đề xuất bảng giá cước vận chuyển hàng không quốc tế cho các đường bay Đông Nam Á, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc cụ thể:

  • Mức cước phí hàng không cho khối lượng dưới 45 kg
  • Mức cước phí hàng không cho khối lượng  từ 45 kg đến dưới 100 kg
  • Mức cước phí hàng không cho khối lượng  từ 100 kg đến dưới 250 kg
  • Mức cước phí hàng không cho khối lượng  từ 250 kg đến dưới 500 kg
  • Mức cước phí hàng không cho khối lượng từ 500 kg đến dưới 1000 kg

Khối lượng tính cước (Chargable Weight):

Một thuật ngữ mà chúng ta cần quan tâm làkKhối lượng tính cước, hay Chargeable Weight được tính thế nào? Công thức tính Chargeable Weight đối với vận chuyển hàng hóa trong hàng không như thế nào?

Chargeable Weight được hiểu là khối lượng thực tế của hàng hóa mà căn cứ vào đó sẽ bị tính giá, hoặc khối lượng thể tích (Dimension) được diễn giải ở dưỡi, dựa trên các thông số về trọng lượng hoặc thể tích nào lớn hơn

Theo các diễn giải trên, cước phí Chargeable Weight dựa trên thông số nào lớn hơn của:

1. Khối lượng thực tế (Actual Weight) của hàng hóa, bưu kiện. Ví dụ, trọng lượng của lô hàng của Quý khách là 100kg khi cân lên

2. Khối lượng thể tích  (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là khối lượng quy đổi từ thể tích của từng quy cách đóng gói hàng hóa mà Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA chấp thuận. Tính theo khối theo quy chuẩn thể tích theo Cm3 , thì cách tính là:   

Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000

Lưu ý: trong trường hợp đơn vị đo tính bằng inch, pound (hệ Anh) thì công thức sẽ phải quy đổi sang hệ tiêu chuẩn là centimet  hoặc mét khối theo quy định Việt Nam Ngoài ra,  tùy từng công ty Logistics Forwarder chuyển phát nhanh có những dùng cách tính riêng

Cũng cần phải hiểu thêm lý do cần phải sử dụng 2 loại thông số trọng lượng và kích thước trên do giới hạn chuyên chở của hầm hàng các loại máy bay khai thác; tuyến đường bay, thời tiết bay tại điểm đến phải disembark hàng hóa để tăng dầu v..v. Do vây, công ty phục vụ mặt đất sẽ dựa trên yêu cầu của hãng sẽ tối đa tải trọng hàng air cargo; qua đó tăng doanh thu cho hãng hàng không nhưng cũng không được vượt quá các yêu cầu về an toàn bay. Mức tính giá cước dựa trên khối lượng quy đổi từ thể tích là tối đa hóa lợi nhuận từ các loại hàng cồng kềnh, có thể tích lớn.

Một số ví dụ về cách tính trọng lượng và thể tích với hàng hóa gửi hàng không

Trường hợp 1: Khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế

Có một lô hàng xuất khẩu lô hàng đi nước ngoài gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 30 kg và có kích thước là 30 x 30 x 30 (cm). Cách tính như sau:

  • Khối lượng thực tế (AW): 2 x 30 = 60 kg
  • Khối lượng thể tích (DW): 2 x (30 x 30 x 30)/6000 = 9 kg

Do vậy thông số nào lớn hơn thì chúng ta sẽ lấy đó làm căn cứ tính cước, trong trương hợp này là khối lượng thực tế lớn hơn nên sẽ tính cước hàng không là : 60 kg

Trường hợp 2: Khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế

Có 1 lô hàng bao gồm 6 thùng; trọng lượng mỗi thùng nặng 10 kg và có kích thước 50x60x40 (cm). Công thức tính giá cước hàng không bao gồm:

  • Khối lượng thực tế (AW): 6 x 10 = 60 kg
  • Khối lượng thể tích (DW): 6 x (50 x 60 x 40) / 6000 = 120 kg

Do DW lớn hơn AW, nên khối lượng tính cước sẽ lấy theo DW, nghĩa là 120 kg

Vậy trong trường hợp có nhiều kiện kích thước khác nhau trong 1 lô hàng thì cũng ta tính theo công thức: Kiện 1 +Kiện 2 + Kiện 3 +Kiện N/ 6000  để ra được Khối lượng thể tích DW.

Công thức chung tính khối lượng thể tích của công ty chuyển phát nhanh, logistics, forwarder:

Cách thức và phương pháp tính khối lượng của các công ty trên là giống nhau nhưng có thể khác phần số chia có nơi lấy 5000. Do vậy 5000 hay 6000 phụ thuộc vào công ty chuyển phát nhanh, điểm đến sân bay… 

Một số công ty tại Việt Nam, như hãng Fedex dùng công thức chia cho 5000 để tính giá cước

Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000

Với lô hàng trong trường hợp 2 ở trên, nếu dùng công thức của Fedex; thì khối lượng thể tích bằng 6 x (50 x 60 x 40) / 5000 = 144 kg. Trọng lượng này này tăng tương đối lớn so với 120 kg theo cách tính chia cho 6000 mà được nêu ở phần trên. Nghĩa là Khách hàng phải trả phí nhiều hơn với lô hàng.

Danh sách loại cước hàng không gửi hàng máy bay

Trong vận chuyển hàng không; rất nhiều mức cước, mức phí áp dụng cho các loại hàng hóa khác nhau như: hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cồng kềnh, hàng động vật, hàng bốc mùi…và phải áp dụng những điều kiện nhất định… Do vậy cước hàng không cũng có những loại phổ biến như sau:

Cước hàng hóa thông thường (Normal Rate)

  • Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): Là mức cước thấp nhất mà KH có thể chấp nhận chi trả cho hãng khi chuyển lô hàng. Thường mức phí này là mức phí cố định tối thiểu của hãng hàng không. Thấp hơn mức này sẽ không được chấp nhận hàng:

Mức -45 : Được áp dụng cho hàng có khối lượng dưới 45 kg Mức +45 : Đây là mức cước áp dụng cho hàng có khối lượng từ lớn hơn 45 kg nhỏ hơn 100 kg Mức +100 : Đây là mức cước áp dụng cho hàng có khối lượng từ lơn hơn 100 kg nhỏ hơn 500 kg Mức +500 : Đây là mức cước áp dụng cho hàng có khối lượng từ lơn hơn 500 kg nhỏ hơn 1000 kg Mức +1000 : Đây là mức cước áp dụng cho hàng có khối lượng từ lớn hơn 1000 kg

  • Cước hàng đặc biệt (SRC)

    Cước này được áp dụng đặc biệt cho hàng hóa dễ cháy nổ; nguy hiểm, về cách tính cũng tương tự cước hàng không.

  • Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Cước hàng bách hoá được coi là mức charge phí cơ bản; tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi; hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.

    Khi vận chuyển hàng bằng đường hàng không, ngoài trả cước phí vận chuyển; Khách hàng còn phải trả một số khoản phí khác như: DO, handling, lệ phí sân bay… Những khoản này chiếm tỉ lệ nhỏ so với cước phí vận chuyển

    Theo IATA, những loại hàng hoá áp dụng cước hàng không đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:

_ Nhóm CAT 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999 – Nhóm CAT 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả, 2000- 2999 – Nhóm CAT 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc; xe vận tải và sản phẩm điện tử, 3000-3999 – Nhóm CAT 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-4999 – Nhóm CAT 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản pảhm của chúng, 5000-5999 – Nhóm CAT 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999 – Nhóm CAT 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999 – Nhóm CAT 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-8999

  • Cước container (Container rate): Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng được đóng trong container hàng không (khác với loại container đường biển).

  • Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): được thực hiện việc tính cước đối với hàng hóa đã được phân loại theo các CAT bao gồm hàng có giá trị (trang sức, đá quý, vàng bạc có mức cước cao hơn 100-200% so với cước bách hóa); hàng loài động vật sống (khoảng 150-200% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa).
  • Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng ưu tiên sẽ được ưu tiên chất xếp; do vậy cước phí thường cao hơn 20-50%, đây là mức cao nhất khi sử dụng dịch vụ chuyển hàng không.
Rate this post 0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Bảng Giá Iata