Tính Cước Phí Trong Vận Tải Hàng Hoá Bằng đường Hàng Không

MỤC LỤC

Cước vận chuyển hàng không là số tiền mà chủ hàng phải trả cho công ty dịch vụ để vận chuyển lô hàng từ sân bay khởi hành đến sân bay đích.

Cần phân biệt khái niệm này với cước phí vận chuyển hành khách - vẫn thường được gọi là giá vé máy bay.

Về cơ bản, giá cước gửi hàng bằng máy bay cũng tương tự như cước vận chuyển bằng các phương thức khác như đường biển, đường sắt, hay đường bộ. Tất nhiên, cách thức cách tính giá cước vận chuyển hàng không nội địa hay quốc tế sẽ có những điểm khác mà tôi sẽ nêu chi tiết trong phần tiếp dưới đây.

1. Cách tính cước vận chuyển hàng không

Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff). Công thức tính cước như sau:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Nhìn công thức có thể thấy: để tính số tiền cước cho mỗi lô hàng, bạn cần quan tâm tới 2 đại lượng: Đơn giá và Khối lượng

2. Đơn giá cước (rate)

Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (chẳng hạn 15usd/kg).

Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng. Chẳng hạn, Công ty ASL công bố bảng giá cước vận chuyển hàng không quốc tế tại đây.

Ở đây, mức cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:

  • Dưới 45kg

  • Từ 45 đến dưới 100kg

  • Từ 100 đến dưới 250kg

  • Từ 250 đến dưới 500kg

  • Từ 500 đến dưới 1000kg...

Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kg ...

3. Khối lượng tính cước (Chargable Weight)

Câu hỏi tôi thường thấy là: Khối lượng tính cước, hay Chargeable Weight là gì? Cách tính Chargeable Weight trong hàng không như thế nào?

Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn.

Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:

  • Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 300kg

  • Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế - IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là:

Khối lượng thể tích = Thể tích hàng: 6000

Ghi chú: Nếu đơn vị đo tính bằng inch, pound (hệ Anh) thì công thức có khác đi chút, nhưng do ở Việt Nam chúng ta dùng hệ mét, nên tôi chỉ nêu 1 công thức trên đỡ bị rối. Ngoài ra, các hãng chuyển phát nhanh dùng công thức riêng (tôi nêu trong phần dưới)

Lý do cần phải sử dụng 2 loại khối lượng trên là vì khả năng chuyển chở của máy bay có hạn, và bị khống chế bởi khối lượng và dung tích sử dụng để chở hàng. Hãng hàng không sẽ tìm cách để tối đa lợi ích thu về, nên sẽ tính cước theo khối lượng hoặc khối lượng quy đổi, tùy theo loại hàng nặng hay nhẹ. Khối lượng quy đổi từ thể tích là nhắm tới những loại hàng cồng kềnh, có thể tích lớn.

Để minh họa cách xác định khối lượng tính cước, tôi lấy ví dụ để bạn dễ hình dung:

Ví dụ 1 - Khối lượng thực tế lớn hơn Khối lượng thể tích

Công ty tôi muốn nhập khẩu lô hàng gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 50kg và có kích thước là 50 x 40 x 40 (cm). Cách tính như sau:

  • Khối lượng thực tế (AW): 2 x 50 = 100kg

  • Khối lượng thể tích (DW): 2 x (50 x 40 x 40) = 26.67kg

Khối lượng thực tế lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước: 100kg

Ví dụ 2 - Khối lượng thực tế nhỏ hơn Khối lượng thể tích

Công ty bạn muốn vận chuyển 5 thùng hàng, mỗi thùng nặng 20kg và có kích thước 70x50x60 (cm). Vậy ta tính như sau:

  • Khối lượng thực tế (AW): 5 x 20 = 100kg

  • Khối lượng thể tích (DW): 5 x (70 x 50 x 60) / 6000 = 175kg

Do DW lớn hơn AW, nên khối lượng tính cước sẽ lấy theo DW, nghĩa là 175kg

Trường hợp lô hàng có nhiều kiện có kích thước khác nhau, bạn tính dung tích từng kiện rồi cộng tổng vào trước khi chia 6000 để tìm DW.

Cách tính khối lượng thể tích của các hãng chuyển phát nhanh:

Công thức tương tự như trên, chỉ khác phần số chia có thể không phải là 6000. Số chia cụ thể phụ thuộc vào hãng chuyển phát, vùng lãnh thổ…

Chẳng hạn tại Việt Nam, hãng DHL dùng công thức sau để tính (chỉ chia 5000)

Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000

Với lô hàng trong ví dụ 2 tôi nêu trên, nếu dùng công thức của DHL, thì khối lượng thể tích bằng 5 x (70 x 50 x 60) / 6000 = 210kg. Kết quả này tăng đáng kể so với 175kg theo cách thông thường mà tôi nêu ở phần đầu. Nghĩa là DHL sẽ thu được nhiều cước phí hơn với lô hàng này, và bạn phải trả nhiều tiền hơn. Thay đổi công thức để thu được nhiều hơn.

>> Quý học viên xem thêm : Vận tải đường hàng không

Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

LÊ SÀI GÒN
LÊ SÀI GÒN
NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

Bài viết liên quan

Các Loại Chi Phí Trong Vận Tải Tàu Chợ

Các Loại Chi Phí Trong Vận Tải Tàu Chợ

Xem chi tiết Cước Pre-paid và Cước Collect trong vận tải đường biển

Cước Pre-paid và Cước Collect trong vận tải đường biển

Xem chi tiết Cách check lịch tàu

Cách check lịch tàu

Xem chi tiết B/L Amendment Fee

B/L Amendment Fee

Xem chi tiết Demurrage, Detention Và Despatch Trong Nghiệp Vụ Thuê Tàu Chuyến

Demurrage, Detention Và Despatch Trong Nghiệp Vụ Thuê Tàu Chuyến

Xem chi tiết On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L

On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L

Xem chi tiết Nhầm Lẫn Giữa House B/L và FIATA B/L (F.B/L)

Nhầm Lẫn Giữa House B/L và FIATA B/L (F.B/L)

Xem chi tiết Container Freight Station - CFS Và Container Yard CY

Container Freight Station - CFS Và Container Yard CY

Xem chi tiết Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt

Xem chi tiết Nghiệp vụ check cước tàu và deal cước tàu với Fowarder và hãng tàu

Nghiệp vụ check cước tàu và deal cước tàu với Fowarder và hãng tàu

Xem chi tiết

Từ khóa » Bảng Giá Iata