Cách Tính Dây điện Cần đi Trong Nhà - Công Ty TNHH Điện Trí Cương

Thông thường mục đích sử dụng của mỗi công trình sẽ có sự khác nhau về các thiết bị điện hoặc dây dẫn điện. Số dây điện được đi trong nhà và vị trí lắp ráp các thiết bị điện thực hiện trong công trình thường được các kiến trúc sư hoặc kỹ sư tính toán tỉ mỉ.

Nhưng dựa vào đâu để có thể tính toán được vấn đề này. Bài viết dưới đây Điện Trí Cương sẽ giúp bạn tìm hiểu cách tính dây điện trong nhà nhé.

Cách tính dây điện cần đi trong nhà

Nội dung bài viết

Toggle
  • Phân loại nguồn điện thường sử dụng
  • Cách lựa chọn loại dây điện sử dụng
  • Cách tính dây điện cần đi trong nhà
    • Giải thích cho công thức
  • Hướng dẫn cách chọn dây dẫn điện trong nhà
    • Lưu ý khi lựa chọn dây dẫn điện

Phân loại nguồn điện thường sử dụng

Ngày nay nguồn điện được sử dụng chủ yếu là 2 nguồn cấp:

  • Nguồn điện 1 pha 2 dây
  • Nguồn điện 1 pha 3 dây.

Nguồn được sử dụng thông dụng và phổ biến nhất tại Việt Nam là nguồn điện 1 pha 2 dây. Nguồn điện này được hiểu đơn giản là gồm 1 dây pha và 1 dây trung tính (hoặc còn được gọi là 1 dây nguội và 1 dây nóng).

Cách tính dây điện cần đi trong nhà

Nguồn thường được sử dụng trong các công trình lớn như: Chung cư, biệt thự, trung tâm thương mại là nguồn điện 1 pha 3 dây, nguồn này được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị chuyên dụng. Cấu tạo của nguồn 1 pha 3 dây gồm: 1 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây được nối xuống đất (1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ).

Xem ngay: Hướng dẫn lắp đặt đế âm tường đơn giản tại nhà

Cách lựa chọn loại dây điện sử dụng

Lựa chọn loại dây được xem là 1 yếu tố quan trọng trong cách đi dây điện trong nhà. Tuỳ vào mục đích sử dụng cho sân ngoài hoặc trong nhà cho mỗi thiết bị khác nhau mà lựa chọn các loại dây khác nhau. Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm dây điện như:

  1. Dây điện đơn cứng (VC).
  2. Dây điện  đơn cứng (VC).
  3. Dây điện đơn mềm (VCm).
  4. Dây điện đôi mềm dẹt (VCmd).
  5. Dây điện đôi mềm xoắn (VCmx).
  6. Dây điện đôi mềm tròn (VCmt).
  7. Dây điện đôi mềm ôvan (VCmo).
  8. Dây điện đơn cứng, mang ruột nhôm (VA).
  9. Dây điện lực có ruột đồng, cách điện PVC (CV).
  10. Cáp điện lực cói ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV).

Tìm hiểu: Bảng giá Panasonic mới nhất

Cách tính dây điện cần đi trong nhà

Cách tính dây điện cần đi trong nhà nên dựa vào việc xác định công suất chịu tải của từng loại dây. Cách tính được thể hiện qua công thức dưới đây.

Công thức tính dây dẫn điện cần đi là:

(0,187xPxL)/S ≤ 11

Trong đó:

  • P là công suất tính toán để lựa chọn dây (kW).
  • L là chiều dài đường dây mong muốn đi (m)
  • S là tiết diện ruột dẫn của dây điện (mm2 )

Giải thích cho công thức

Giá trị tính toán của công thức trên trả về là kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 11 tức là cách tính dây điện đi trong nhà của bạn đang đi hợp lý và đúng hướng. Loại dây điện mà bạn sử dụng phù hợp với công suất điện tiêu thụ mà bạn đang đi.

Để tính được công thức này yêu cầu xác định được công suất sử dụng, chiều dài dây cần thiết và tiết diện của dây cho từng khu vực.

Để đơn giản, bạn chỉ cần xác định được P và L. Sau đó bạn nên dựa trên mục đích sử dụng cho điện ngoài nhà, điện trong nhà, điện cho từng thiết bị để xác định loại dây và tiết diện phù hợp giúp tiết kiệm thêm được chi phí.

Tham khảo: Bảng giá dây điện Cadivi

Hướng dẫn cách chọn dây dẫn điện trong nhà

Cách chọn dây dẫn điện cho gia đình là một việc rất quan trọng, bởi chúng mang tính an toàn cho người sử dụng điện và tài sản của gia đình, chúng còn giúp tiết kiệm được chi phí cho việc cải tạo và sửa chữa trong quá trình sử dụng.

Dưới đây là bảng thông tin kỹ thuật của các loại ruột dây dẫn bằng đồng có giá trị tương ứng chịu được công suất sử dụng trong gia đình ở nhiệt độ cao khoảng 40 độ C và tổn thất điện không quá 5% với chiều dài từ sau công tơ đến các thiết bị tiêu thụ khoảng 30 mét để bạn có thể lựa chọn và tham khảo.

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Chiều dài đường dây

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Chiều dài đường dây

3 mm2

≤ 5,5 kW

≤ 30 m

10 mm2

≤ 12,1 kW

≤ 45 m

4 mm2

≤ 6,8 kW

≤ 30 m

11 mm2

≤ 12,9 kW

≤ 45 m

5 mm2

≤ 7,8 kW

≤ 35 m

14 mm2

≤ 15,0 kW

≤ 50 m

5.5 mm2

≤ 8,3 kW

≤ 35 m

16 mm2

≤ 16,2 kW

≤ 50 m

6 mm2

≤ 8,7 kW

≤ 35 m

22 mm2

≤  20,0 kW

≤ 60 m

7 mm2

≤ 9,5 kW

≤ 40 m

25 mm2

≤ 21,2 kW

≤ 60 m

8 mm2

≤ 10,6 kW

≤ 40 m

35 mm2

≤ 26,2 kW

≤ 70 m

Bảng dưới đây là dành cho dây có tiết diện nhỏ dùng đi dây dẫn cho các thiết có công suất nhỏ như quạt, đèn,…

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

0,5 mm2

 ≤ 0,8 kW

2,5 mm2

≤ 4,0 kW

0,75 mm2

≤ 1,2 kW

3,5 mm2

≤ 5,7 kW

1,0 mm2

≤ 1,7 kW

4 mm2

≤ 6,2 kW

1,25 mm2

 ≤ 2,1 kW

5,5 mm2

 ≤ 8,8 kW

1,5 mm2

≤ 2,4 kW

6 mm2

 ≤ 9,6 kW

2,0 mm2

≤ 3,3 kW

Lưu ý khi lựa chọn dây dẫn điện

Cách chọn dây dẫn điện cần lưu ý: Đi dây có tiết diện nhỏ sẽ làm sụp Aptomat thường xuyên và làm giảm tuổi thọ của dây dẫn. Khi dây điện nhỏ quá tải bạn thử sờ và dây điện và cảm thấy sẽ rất nóng, lúc này sẽ làm hỏng lớp cách điện của dây và gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc dẫn đến cháy nổ.

Cách mua dây điện tốt: Nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, tiết diện của dây, loại dây dẫn. Tránh bị lừa gạt khi mua phải hàng kém chất lượng tiền mất tật mang. Vì thế hãy thử những mẹo dưới đây để kiểm tra: Lớp cách điện phải bóng loáng kéo dãn tốt càng dài càng tốt, hãy xoắn dây và gập đi gập lại nhiều lần để kiểm tra độ bền của dây.

0908 504 886 0909 625 123 Chat Zalo Chỉ đường

Từ khóa » Cách Tính Dây điện đi Trong Nhà