Top 2 Cách Tính Dây điện Trong Nhà đơn Giản Nhất 2020
Có thể bạn quan tâm
Đối với nhà dân dụng làm thế nào để thiết kế tính toán dây điện phù hợp, tiết kiệm an toàn và thẩm mỹ luôn là vấn đề được các chủ đầu tư, gia chủ quan tâm. Dựa trên tham khảo tiêu chuẩn TCVN 2103 và các tiêu chuẩn của ngành điện lực, nhà sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam. Minh Hiếu sẽ chia sẻ với bạn cách tính dây điện trong nhà an toàn – tiết kiệm – đẹp nhất nhé !
Table of Contents
- Tại sao cần phải tính toán đường đi dây điện trong nhà?
- Tiết diện dây dẫn là gì?
- Cách tính toán chọn dây điện hợp lý
- Chi tiết cách tính toán và lựa chọn dây dẫn điện trong nhà theo công thức
- Cách tính tiết diện dây điện trong nhà theo công suất thiết bị
- Một số lưu ý khi chọn dây dẫn điện
Tại sao cần phải tính toán đường đi dây điện trong nhà?
An toàn cho người và tài sản
Việc chọn cách tính dây điện trong nhà là cực kỳ quan trọng bởi vì hệ thống điện sinh hoạt sẽ tồn tại cùng với ngôi nhà của bạn. Hơn nữa nếu chọn dây điện không tốt sẽ làm cho aptomat bị ngắt liên tục. Hay dây dẫn bị cháy, dòng điện quá tải gây chập mạch thậm chí ảnh hưởng đến các thiết bị điện và dẫn đến các nguy cơ cháy nổ.
Tham khảo : Cách xử lý sự cố với các loại aptomat nhanh chóng nhất.
Tiết kiệm
Tức là tiết kiệm được chi phí : đi dây và sửa chữa.
Số lượng dây là ít nhất và dây đủ tải điện trong hệ thống điện gia đình luôn là mục tiêu cuối cùng trong khâu thiết kế đường đi dây điện. Nếu tốt thì có thể hạn chế tối đa việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp.
Thẩm mỹ
Yếu tố thẩm mỹ cũng quan trọng. Vì muốn có được một ngôi nhà hoàn hảo bạn không thể để những sợi dây điện giăng được móc trên tường hay trần nhà như những mạng nhện.
Ngày nay, hầu hết các công trình điện dân dụng, tòa nhà đều sử dụng cách đi dây điện âm tường.
Trước khi đi tìm hiểu cách tính dây dẫn điện trong nhà, bạn nên hiểu khái niệm tiết diện dây dẫn điện là gì?
Tiết diện dây dẫn là gì?
Tiết diện dây dẫn có nhiệm vụ truyền tải điện năng đến các thiết bị sử dụng điện, nếu tiết diện dây dẫn nhỏ mà công suất hoạt động của thiết bị lớn sẽ dẫn đến tình trạng gây nóng dây dẫn, dòng điện chập chờn… đó là nguyên nhân dẫn đến tình trang cháy nổ cũng như điện chập chờn liên tục khi bật sử dụng.
Nếu dùng dây dẫn tiết diện nhỏ hơn cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng dây dẫn luôn trong tình trạng quá tải, dây nóng. Dùng trong thời gian dài sẽ dẫn đến dây giòn, cách điện nóng chảy gây đứt, chập cháy hệ thống dây dẫn điện , tổn thất trên đường dây lớn.
Chọn tiết diện dây dẫn như thế nào là hợp lý?
Hiện nay trên thị trường có các loại dây dẫn điện : Dây đơn cứng (VC), dây đơn mềm (VCm), dây đôi mềm dẹt (VCmd), dây đôi mềm xoắn (VCmx), dây đôi mềm tròn (VCmt)…
XEM NGAY : CÁC LOẠI DÂY DẪN ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT 2020
Nếu tiết diện dây dẫn lớn quá sẽ gây lãng phí tiền đầu tư, quá trình thi công sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến kỹ mỹ thuật ngôi nhà. Chúng tôi xin đưa ra một vài hướng dẫn tính chọn tiết diện dây điện như sau:
– Chọn tiết diện dây dẫn theo tính toán (theo công thức tính toán)
– Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn quy định
– Chọn tiết diện dây dẫn điện theo kinh nghiệm sử dụng
Đối với điện sinh hoạt dân dụng, có thể áp dụng cách chọn đơn giản như sau:
– Tiết diện dây dẫn tính chọn 6A/1mm2
– Tính toán tổng công suất sử dụng (cả dụng phòng cho mở rộng sau này) trước khi chọn đối với dây cấp nguồn tổng.
– Nên sử dụng 70% công suất định mức cho phép (ví dụ: 1mm2 chịu được dòng 6A, ta chỉ sử dụng thiết bị có công suất tương đương 4A).
Cách tính toán chọn dây điện hợp lý
Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây.
1. Xác định nguồn điện sẽ dùng.
2. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện.
3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ:
+ Lựa chọn dây điện tổng cả nhà.
+ Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.
1. Cách chọn dây điện trong nhà ở – xác định nguồn điện sẽ dùng
Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha. Đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 3 dây. Một số thì sử dụng nguồn điện 3 pha.
Nguồn điện 1 pha 2 dây
Gồm 1 dây pha, 1 dây trung tính. Nguồn điện này được áp dụng cho công trình nhà cao tầng, biệt thự khách sạn hay các công trình xây dựng có nhiều máy móc hay các khu nhà ở cao cấp.
Nguồn điện 3 pha
Nguồn điện 3 pha 4 dây thì ít sử dụng hơn trừ khi chủ nhà có ý định từ trước là sử dụng điện 3 pha.
Nguồn điện 3 pha 5 dây thường rất ít sử dụng.
Dù là điện 1 pha hay 3 pha thì việc lựa chọn tiết diện dây dẫn điện cũng phải tuân thủ quy định của ngành Điện Lực Việt Nam.
Nên sử dụng đúng loại dây dẫn điện, nếu nhà bạn sử dụng điện 1 pha thì nên sử dụng loại dây dẫn điện cho dòng điện 1 pha. Còn nếu điện nhà bạn sử dụng là điện 3 pha thì bạn nên sử dụng đúng loại dây dẫn điện 3 pha để tránh hiện tượng quá tải, cháy nổ dây và các thiết bị liên quan.
2. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện
Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị họat động bằng năng lượng điện. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn ủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước…
Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà. Từ đây ta sẽ tra bảng và chọn ra dây điện trong nhà ở.
Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:
1kW = 1.000W
1HP = 750W
Ta có thể dựa vào sơ đồ thiết kế điện để tính toán dây dẫn cho phù hợp.
Ví dụ: Cộng tất cả công suất của các thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà ta có số liệu sau.
- Tổng công suất tầng trệt: 7.470W.
- Tổng công suất tầng lầu: 3.335W.
- Tổng công suất cả nhà: 10.805W.
Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là cơ sở trong các cách chọn dây điện trong nhà ở. Điều này thợ sửa chữa điện nước tại nhà sẽ biết cách tính toán lựa chọn cho bạn.
3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần
Đây là bước cuối cùng trong các cách chọn dây điện trong nhà ở để xác định ra cỡ dây điện. Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.
Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.
Đối với các thiết bị như: ổ cắm điện, công tắc điện đến đèn, quạt, tivi, tủ lạnh hoặc các thiết bị có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5mm2.
Đối với các thiết bị như: bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm2 để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ.
Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tùy theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn.
Có 2 cách để tính dây dẫn điện trong nhà : theo công thức và theo công suất thiết bị:
Chi tiết cách tính toán và lựa chọn dây dẫn điện trong nhà theo công thức
Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần thực hiện thứ tự theo các bước sau đây:
1/ Xác định nguồn điện
Phải tính tổng được công suất thiết bị tiêu thụ điện của gia đình. Lựa chọn dây điện cho từng phần của nhà ở.
Dưới đây là cách tính dây điện đi trong nhà với nguồn điện dành cho sinh hoạt 220V, bạn cần dựa vào công suất của các thiết bị điện sử dụng trong gia đình 5KW, cụ thể:
It = P/U (5000/220 = 22,7A). Trong đó: It là dòng điện tổng.
2/ Cách tính tiết diện dây dẫn 3 pha – 1 pha
Tính tiết diện dây dẫn tổng
S= 22,7/6 = 3.78 mm2 (S là tiết diện dây).
Ta chọn tiết diện dây dẫn là 4mm2 nhằm đảm bảo dự phòng yêu cầu sử dụng,bạn cần chọn S = 1,75 3,78 = 6.615 mm2, dây dẫn tiết diện 6mm2 phòng khả năng tải thêm là dây cấp nguồn chính.
Tiết diện dây dẫn nhánh
Dây cấp nguồn nhánh ở mỗi phòng phụ thuộc vào cách bố trí đồ dùng sử dụng điện. Chia tải theo phòng, tầng chọn dây tiết diện 4mm2, cấp nguồn cho ổ cắm dây 2,5mm2, dây chiếu sáng 1,5,mm2.
Cách tính mật động dòng điện cho phép của dây đồng:
Jđ = 6A/mm2, tương đương 1,3 KW/mm2
Dây nhôm : Jn = 4,5/mm2, tương đương 1KW/mm2.
Ví dụ: Tổng công suất của các thiết bị sử dụng điện P = 3kW thì sử dụng dây đồng làm trục chính, mỗi pha dùng tiết diện tối thiểu là:
S = P/Jđ
S = 3kW/1,3kW/mm2 = 2,3 mm2 chọn dây cáp tiết diện tối thiểu cho từng trục điện là 2,3 mm2.
Bên trên là một số cách tính dây điện đi trong nhà. Tốt nhất khi chưa am hiểu về cách thiết kế mạng lưới điện. Gia chủ nên lựa chọn dịch vụ tư vấn, thiết kế thi công chất lượng uy tín để có đường điện đẹp, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Bên cạnh đó, bạn có thể mua các sản phẩm dây dẫn điện tại những cửa hàng uy tín.
Bảng tra tiết diện dây dẫn và dòng điện
Tiết diện dây dẫn | 1 lõi | 2 lõi | 3 và 4 lõi | |||||
2 cáp điện đặt cách khoảng | 3 cáp điện tiếp xúc nhau theo hình 3 lá | |||||||
Dòng điện định mức | Độ sụt áp | Dòng điện định mức | Độ sụt áp | Dòng điện định mức | Độ sụt áp | Dòng điện định mức | Độ sụt áp | |
mm2 | A | mV | A | mV | A | mV | A | mV |
1.5 | 33 | 32 | 29 | 25 | 32 | 29 | 27 | 25 |
2.5 | 44 | 20 | 38 | 15 | 41 | 17 | 36 | 15 |
4 | 59 | 11 | 53 | 9.5 | 55 | 11 | 47 | 9.5 |
6 | 75 | 9 | 66 | 6.4 | 69 | 7.4 | 59 | 6.4 |
10 | 101 | 4.8 | 86 | 3.8 | 92 | 4.4 | 78 | 3.8 |
16 | 128 | 3.2 | 110 | 2.4 | 119 | 2.8 | 101 | 2.4 |
25 | 168 | 1.9 | 142 | 1.5 | 158 | 1.7 | 132 | 1.5 |
35 | 201 | 1.4 | 170 | 1.1 | 190 | 1.3 | 159 | 1.1 |
50 | 238 | 0.97 | 203 | 0.82 | 225 | 0.94 | 188 | 0.82 |
70 | 292 | 0.67 | 248 | 0.58 | 277 | 0.66 | 233 | 0.57 |
95 | 349 | 0.5 | 297 | 0.44 | 332 | 0.49 | 279 | 0.42 |
120 | 396 | 0.42 | 337 | 0.36 | 377 | 0.4 | 317 | 0.35 |
150 | 443 | 0.36 | 376 | 0.31 | 422 | 0.34 | 355 | 0.29 |
185 | 497 | 0.31 | 423 | 0.27 | 478 | 0.29 | 401 | 0.25 |
240 | 571 | 0.26 | 485 | 0.23 | 561 | 0.24 | 462 | 0.21 |
300 | 640 | 0.23 | 542 | 0.2 | 616 | 0.21 | 517 | 0.18 |
400 | 708 | 0.22 | 600 | 0.19 | 693 | 0.19 | 580 | 0.17 |
Cách tính tiết diện dây điện trong nhà theo công suất thiết bị
Dưới đây là 1 ví dụ cụ thể giúp các bạn dễ hình dung: Tổng công suất các thiết bị sử dụng trong gia đình là 5kW
– Dòng điện tổng It=P/U=5000/220=22.7A
– Chọn tiết diện dây S=22.7/6=3.78mm2 – trên thực tế là dây 4mm hay còn gọi là dây 4 ly.
Dây dẫn tổng
Để đảm bảo dự phòng, cần chọn S=1.75×3.78=6.615mm2. Vậy nên chọn dây dẫn có tiết diện 6mm2 để dự phòng khả năng thêm tải làm dây cấp nguồn chính.
Dây dẫn nhánh
– Đối với dây cấp nguồn nhánh đi từng tầng, phòng trong nhà tùy theo mức độ bố trí đồ dùng sử dụng điện mà ta chọn như sau. Chia tải theo tầng chọn tiết diện 4mm2, cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5mm2, dây chiếu sáng chọn 1-1,5mm2.
Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo công suất
Việc lựa chọn dây dẫn điện với công suất phù hợp cho ngôi nhà không chỉ đảm bảo truyền tải tốt nhất điện năng mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình
Công suất chịu tải của cáp điện kế:
Tiết diện ruột dẫn | Công suất chịu tải | |
Cách điện PVC | Cách điện XLPE | |
mm2 | <= kW | kW |
3 | 6.4 | 8.2 |
4 | 7.6 | 9.8 |
5 | 8.8 | 11.2 |
5.5 | 9.4 | 11.9 |
6 | 9.8 | 12.4 |
7 | 10.8 | 13.8 |
8 | 11.8 | 15 |
10 | 13.4 | 17 |
11 | 14.2 | 18.1 |
14 | 16.6 | 20.7 |
16 | 17.8 | 22 |
22 | 22 | 27.2 |
25 | 23.6 | 29.2 |
35 | 29 | 36 |
Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV
Tiết diện dây dẫn | Công suất chịu tải |
mm2 | <=kW |
0.5 | 0.8 |
0.75 | 1.3 |
1 | 1.8 |
1.25 | 2.1 |
1.5 | 2.6 |
2 | 3.6 |
2.5 | 4.4 |
3 | 5.6 |
4 | 7.3 |
5 | 8.7 |
6 | 10.3 |
7 | 11.4 |
8 | 12.5 |
10 | 14.3 |
Một số lưu ý khi chọn dây dẫn điện
Chọn đúng tiết diện dây dẫn điện
Đi dây có tiết điện nhỏ sẽ làm sụp aptomat thường xuyên, làm tuổi thọ dây dẫn bị giảm. Khi dây điện nhỏ quá tải bạn hãy sờ vào dây điện cảm thấy chúng rất nóng khi đó sẽ làm hỏng lớp cách điện nguy hại cho người dùng và dẫn đến cháy chập điện.
Nguồn gốc xuất xứ
Cuối cùng khi đi mua dây cần phải chọn dây tốt gồm: nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, tiết điện của dây, loại dây dẫn. Tránh bị lừa mua hàng tàu tiền mất tật mang. Vì thế hãy thử vài mẹo sau: lớp cách điện phải bóng loáng kéo dãn càng dài thì càng tốt, hãy xoắn dây và gập đi gập lại nhiều lần để kiểm tra độ bền. Ruột dẫn tốt nhìn biết ngay sáng loáng sau đó thử nghiệm xoắn, bẻ, gập mà không gãy không rời thì là tốt.
Trên đây là chi tiết toàn bộ cách tính dây điện trong nhà. Nếu bạn gặp bất cứ vướng mắc nào trong quá trình lắp đặt và sửa chữa điện, dây điện và các thiết bị điện khác. Đừng ngaij, hãy liên hệ ngay với sửa chữa điện nước Minh Hiếu để được hỗ trợ nhé.
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tuyền VũTôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn
Comments
comments
Từ khóa » Cách Tính Dây điện đi Trong Nhà
-
Hướng Dẫn Cách Tính Tiết Diện Dây Dẫn điện Trong Nhà
-
Hướng Dẫn Cách Tính Dây điện đi Trong Nhà | Thuận Phong
-
Cách Tính Dây điện Cần đi Trong Nhà - Công Ty TNHH Điện Trí Cương
-
Chọn Dây Dẫn điện Trong Nhà
-
Cách Tính Tải Dây Dẫn điện Trong Nhà Theo Công Thức
-
Cách Tính Chiều Dài Dây Điện Trong Nhà, Cách ...
-
Cách Tính Chiều Dài Dây Điện Trong Nhà ... - Cẩm Nang Bếp Blog
-
Hướng Dẫn Lựa Chọn Dây Dẫn điện Cho Gia đình - EvnBamBo
-
Hướng Dẫn Lựa Chọn Dây điện, Cáp điện Cho Nhà Dân Dụng
-
Cách Tính Tiết Diện Và Chọn Dây Dẫn điện Gia đình - YouTube
-
Hai Cách Tính Và Chọn Dây Điện Nguồn Cho Gia Đình - YouTube
-
Cách Tính Dây Dẫn điện Nhà Xưởng Chuẩn Nhất
-
Bảng Tra Tiết Diện Dây Dẫn Và Các Loại Dây Cáp Điện Phổ Biến ...
-
Làm Thế Nào để Lựa Chọn Tiết Diện Dây Dẫn điện Phù Hợp Theo Công ...