Cách Tính Dây điện Chịu Tải

Skip to content Nội dung chính Show
  • I. Hướng dẫn cách tính mức chịu tải của dây điện Cadivi
  • 1. Đối với loại dây dẫn đơn cứng VC
  • 2. Đối với loại dây điện lực CX, CV và CX/FR
  • 3. Đối với mẫu VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo
  • 4. Đối với dây VA
  • 5. Đối với cáp điện thế ĐK – CVV, ĐK – CXV
  • 6. Đối với dây VC, CV, CVV
  • II. Mức công suất chịu tải của dây điện 3 pha Cadivi
  • III. Lưu ý khi chọn sức chịu tải dây điện Cadivi cho hệ thống nhà ở
  • IV. Câu hỏi thường gặp khi chọn mức chịu tải cho cáp điện Cadivi
  • 1. Mức chịu tải của dây điện Cadivi 1.5 là bao nhiêu?
  • 2. Mức chịu tải của dây điện Cadivi 2.5 là bao nhiêu?
  • 3. Dây điện Cadivi 6.0 chịu được bao nhiêu ampe?
  • Video liên quan

Hiện nay, cáp điện Cadivi có rất nhiều mẫu mã với công suất chịu tải khác nhau trên thị trường. Mỗi công trình xây dựng đều có yêu cầu khác nhau về công suất chịu tải của cáp, nên khâu lựa chọn cáp dây phù hợp rất quan trọng. 

Vậy, nên chọn cáp dây có công suất chịu tải bao nhiêu? Làm thế nào để tính mức chịu tải?

I. Hướng dẫn cách tính mức chịu tải của dây điện Cadivi

Công suất chịu tải thông thường của dây điện dùng cho các công trình xây dựng là 70% công suất hiệu dụng. Cho nên, mỗi loại thiết bị điện sẽ phù hợp với từng loại dây điện khác nhau.

1. Đối với loại dây dẫn đơn cứng VC

Công suất chịu tải (kW) Loại dây dẫn Công suất chịu tải (kW) Loại dây dẫn
Đến 1,2 VC1 (12/10) Đến 3,9 VC3 (20/10)
Đến 2 VC1,5 (14/10) Đến 5,5 VC5 (26/10)
Đến 2,6 VC2 (16/10) Đến 7,7 VC7 (30/10)

2. Đối với loại dây điện lực CX, CV và CX/FR

Công suất chịu tải (kW) Dây CV Dây CX Công suất chịu tải (kW) Dây CV Dây CX
Đến 1,2 CV 1 CX 1 Đến 6,6 CV 6 CX 5,5
Đến 2 CV 1,5 CX 1,25 Đến 7,7 CV 8 CX 6
Đến 2,6 CV 2 CX 1,5 Đến 9 CV 10 CX 8
Đến 3,3 CV 2,5 CX 2 Đến 9,6 CV 11 CX 10
Đến 3,7 CV 3,5 CX 3 Đến 12 CV 14 CX 11
Đến 4,4 CV 4 CX 3,5 Đến 14 CV 16 CX 14
Đến 5,9 CV 5,5 CX 5,5 Đến 22 CV 25 CX 22

3. Đối với mẫu VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo

Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW) Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW)
0,5 ≤ 0,8 2,5 ≤ 4
0,75 ≤ 1,2 3,5 ≤ 5,7
1 ≤ 1,7 4 ≤ 6,2
1,25 ≤ 2,1 5,5 ≤ 8,8
1,5 ≤ 2,4 6 ≤ 9,6
2 ≤ 3,3

4. Đối với dây VA

Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW) Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW)
1 ≤ 1 5 ≤ 5,5
1,5 ≤ 1,5 6 ≤ 6,2
2 ≤ 2,1 7 ≤ 7,3
2,5 ≤ 2,6 8 ≤ 8,5
3 ≤ 3,4 10 ≤ 11,4
4 ≤ 4,2 12 ≤ 13,2

5. Đối với cáp điện thế ĐK – CVV, ĐK – CXV

Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW) Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW)
ĐK – CVV ĐK – CXV ĐK – CVV ĐK – CXV
3 ≤ 6,4 ≤ 8,2 10 ≤ 13,4 ≤ 17
4 ≤ 7,6 ≤ 9,8 11 ≤ 14,2 ≤ 18,1
5 ≤ 8,8 ≤ 11,2 14 ≤ 16,6 ≤ 20,7
5,5 ≤ 9,4 ≤ 11,9 16 ≤ 17,8 ≤ 22
6 ≤ 9,8 ≤ 12,4 22 ≤ 22 ≤ 27,2
7 ≤ 10,8 ≤ 13,8 25 ≤ 23,6 ≤ 29,2
8 ≤ 11,8 ≤ 15 35 ≤ 29 ≤ 36

6. Đối với dây VC, CV, CVV

Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW) Tiết diện ruột dẫn (mm2) Công suất chịu tải (kW)
0,5 ≤ 0,8 3 ≤ 5,6
0,75 ≤ 1,3 4 ≤ 7,3
1,0 ≤ 1,8 5 ≤ 8,7
1,25 ≤ 2,1 6 ≤ 10,3
1,5 ≤ 2,6 7 ≤ 11,4
2,0 ≤ 3,6 8 ≤ 12,5
2,5 ≤ 4,4 10 ≤ 14,3

II. Mức công suất chịu tải của dây điện 3 pha Cadivi

Mức công suất chịu tải của dây điện 3 pha được tính theo công thức: I = S.J, với

  • I là cường độ dòng điện (A)
  • S là tiết diện dây dẫn (mm2)
  • J là mật độ dòng điện chạy qua dây dẫn
Bảng tra dòng điện cho phép của dây điện Cadivi trên không Bảng tra dòng điện cho phép của dây điện Cadivi trong đất

Ngoài dựa vào bảng chịu tải của dây điện, bạn cần lưu ý đến những điều sau đây khi tính công suất chịu tải:

  • Chia mạng lưới điện thành nhiều nhánh khác nhau nhằm đảm bảo độ an toàn.
  • Lắp đặt cầu dao tự động hay hộp kỹ thuật riêng để ngắt điện dễ dàng, thuận tiện trong quá trình sửa chữa khi hỏng hóc.
  • Dây điện phải được bọc trong ống nép, mật độ chiếm chỗ của dây phải nhỏ hơn 70% diện tích trong lồng ống.
  • Dây và cáp điện phải được bọc trong ống nhựa nhằm tránh tác động bên ngoài.
  • Dây đi pha phải đáp ứng và tuân thủ đầy đủ yêu cầu về quy tắc sử dụng điện sao cho hợp lý.

III. Lưu ý khi chọn sức chịu tải dây điện Cadivi cho hệ thống nhà ở

  • Khu vực ngoại thành có dân cư thưa thớt nên việc kéo điện thường được kéo ở trục lộ chính và các dây nhánh (thường là tự kéo riêng) khá xa nhà. Vì vậy, bạn nên chọn cáp điện đủ lớn để đầu cuối có điện áp không được nhỏ hơn 5% điện áp đầu nguồn kéo.  
  • Khu vực nội thành có dân cư đông đúc, nhà thường thiết kế theo kiểu hình hộp ống cao tầng được bố trí nhiều thiết bị tiêu thụ điện cao như thang máy, máy lạnh, lò nướng, lò vi sóng,…nên thường gây ra tình trạng biến động dòng điện và tải trọng cao. Vì vậy, bạn nên lựa chọn dây và cáp điện Cadivi tốt nhất như CV, CXV, CVV…nhằm đảm bảo tính ổn định cho hệ thống điện.

Tham khảo chi tiết Bảng giá dây điện Cadivi mới nhất 2022

IV. Câu hỏi thường gặp khi chọn mức chịu tải cho cáp điện Cadivi

1. Mức chịu tải của dây điện Cadivi 1.5 là bao nhiêu?

Dây điện Cadivi 1.5 có mức chịu tải lên đến 2,6 kW.

2. Mức chịu tải của dây điện Cadivi 2.5 là bao nhiêu?

Dây điện Cadivi 2.5 có mức chịu tải lên đến 4,4 kW.

3. Dây điện Cadivi 6.0 chịu được bao nhiêu ampe?

Dây điện Cadivi 6.0 có thể chịu được cường độ dòng điện lên đến 15A.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách tính mức độ chịu tải của dây điện Cadivi. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể lựa chọn được dây và cáp điện có mức chịu tải phù hợp với công trình đang xây dựng.

Tìm hiểu thêm:

Từ khóa » Dây 6 Ly Chịu Tải Bao Nhiêu Kw