Cách Tính độ Dốc Mái Tôn, Mái Ngói đúng Tiêu Chuẩn VN - Vnbuilder

Khi bạn thiết kế thi công hạng mục mái nhà cho công trình mình, thì làm sao để bạn biết được độ dốc mái tôn, hay mái ngói có phù hợp hay đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng thoát nước tốt chưa? cách tính độ dốc mái thế nào, xin mời bạn xem tiếp bài viết dưới đây nhé

Nội dung bài viết

Toggle
  • Độ dốc mái là gì?
  • Công thức và cách tính độ dốc mái (tôn, ngói, amiang, bê tông)
  • Tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái TCVN 4604:2012
  • Thiết kế độ dốc mái phụ thuộc yếu tố nào
  • Download Free file excel tính độ dốc mái

Độ dốc mái là gì?

Độ dốc mái hay còn gọi là độ nghiêng của mái hoặc hệ số góc (tiếng anh là slope) là đường thẳng biểu diễn độ dốc của mái, được tính bằng tỷ số giữa chiều cao mái với chiều dài mái

Tính toán độ dốc mái tôn, mái ngói phù hợp giúp nước mưa được thoát nhanh hơn, không để đọng nước trên mái gây thấm dột, hoặc giảm tuổi thọ mái.

Mỗi loại vật liệu mái sẽ có độ dốc khác nhau, độ dốc càng lớn thì thoát nước càng nhanh, đi kèm với nó thì chiều cao lợp mái tăng theo, dẫn đến tiêu chuẩn tải trọng tác động, và chi phí vật liệu cũng thay đổi

độ dốc mái tôn là gì

Công thức và cách tính độ dốc mái (tôn, ngói, amiang, bê tông)

Độ dốc mái được tính bằng tỷ số giữa chiều cao và chiều dài mái. Công thức tính độ dốc như sau:

công thức cách tính độ dốc mái

Trong đó:

  • i: độ dốc mái đơn vị (%)
  • H: chiều cao mái dốc đơn vị (m), là điểm thấp nhất đến đểm cao nhất mái
  • L: chiều dài mái dốc đơn vị (m)

Từ công thức trên chúng ta sẽ tính ra được góc dốc α như sau:

công thức góc dốc

Trong đó:

  • α: là góc trong của mái dốc đơn vị (độ), được suy ra bằng α = arctan (H/L)
hình ảnh độ dốc mái

Ví dụ 1:

Tính độ dốc và góc dốc mái tôn có chiều cao H=2m, chiều dài L=10m

  • Độ dốc: i =(H/L)x100% = (2/10)x100%=20%
  • Góc dốc: α = arctan(2/10)=11,309 độ

Ví dụ 2:

Tính độ dốc mái ngói chiều cao H=2m, chiều dài L=4m

  • Độ dốc: i = (H/L)x100% = (2/4)x100% = 50%
  • Góc dốc: α = arctan(2/4) = 26,56505 độ

Để tính góc dốc chúng ta có thể vào trực tiếp trang web sau:

https://www.rapidtables.com/calc/math/Arctan_Calculator.html

Tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái TCVN 4604:2012

Tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái TCVN 4604:2012 tại mục 4.2 có quy định Tùy vào vật liệu độ dốc mái nhà sản xuất lấy như sau:

  • Tấm lợp amiang xi măng: độ dốc từ 30% đến 40%
  • Mái lợp tôn múi: độ dốc từ 15 đến 20%
  • Mái lợp ngói: độ dốc từ 50% đến 60%
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: độ dốc từ 5% đến 8%
  • Đối với nhà có độ dốc < 8% thì phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm, khoảng cách khe nhiệt nên >24m theo dọc nhà
  • Trong nhà sản xuất nếu có cửa mái hoặc mái giật cấp mà chiều cao chênh lệch giữa hai mái lớn hơn hoặc bằng 2,4m thì nhất thiết phải có máng hứng và ống thoát, nếu chiều cao <2,4m cho phép nước chảy tự do nhưng phải cho phép gia cố phần mái bên dưới trong phạm vi nước xối
  • Khi lợp mái bằng tấm lợp amiang xi măng giật cấp từ 1,8m đến 2,4m thì dọc phần mái dưới chỗ giọt nước rơi phải có hai tấm lợp chồng lên nhau. Độ dốc của mái thoát nước từ 1% đến 3%

Áp dụng thực tế thiết kế độ dốc cho mái tôn, mái ngói đối với công trình dân dụng và công nghiệp như sau:

  • Đối với nhà cấp 4: độ dốc mái tôn từ 10% đến 20%, độ dốc mái ngói từ 50 đến 60%
  • Đối với nhà ống: độ dốc mái tôn từ 10% đến 15%
  • Đối với nhà xưởng tiền chế độ dốc cho mái tôn sẽ trong khoảng 10% đến 30%, độ dốc tối thiểu 8% đến 10%

Các bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn độ dốc mái PDF tại đây: TCVN4604_2012.pdf

Thiết kế độ dốc mái phụ thuộc yếu tố nào

  • Lưu lượng mưa tại địa phương
  • Tải trọng tác động ( bao gồm tải trọng gió, trọng lượng mái)
  • Loại vật liệu làm mái: tôn, hoặc ngói, tôn 5 sóng, hay tôn 11 sóng 11
  • Chiều dài mái cần thoát nước
  • Thẩm mỹ, kiến trúc công trình

Download Free file excel tính độ dốc mái

Dưới đây là bản excel lập sẵn công thức tính độ dốc mái tôn, mái ngói dựa và các tiêu chuẩn và loại vật liệu chúng ta chọn độ dốc phù hợp cho công trình nhà mình. Chỉ cần nhập chiều dài và chiều cao dự kiến thì ta sẽ được độ dốc và góc dốc

file excel tính độ dốc mái

Bấm vào đây tải file nhé:

download xanh

Bạn nào cần hướng dẫn để bình luận bên dưới nhé

Trên đây là toàn bộ kiến thức thiết kế độ dốc mái mái tôn, mái ngói, các tiêu chuẩn và công thức cách tính độ dốc mái, hy vọng có thể giúp bạn áp dụng cho công trình nhà mình một cách tốt nhất, phù hợp nhất

Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái Ngói