Cách Tính độ Dốc Trong Xây Dựng, Cách Tính độ Dốc Mái Ngói

Chào các bạn, khi đi thi công trong công trình xây dựng mình gặp được 1 vấn đề chính là cách hiểu của các bác xây dựng về độ dốc i và cách tính độ dốc trong xây dựng. Vì sao, mình lại viết bài viết này đơn giản là vì thấy các bác tính không đúng lắm nên mới viết 1 bài viết để các bạn cùng tham khảo nhé. Một hôm vô tình nghe các bác ấy nói là độ dốc 1% tức là 1m dốc 1cm vậy thì cả cái mái dài 10m thì đến cuối mái là bằng 0 luôn. Nghe đã thấy vô lí rồi nên mình cũng tìm hiểu và chia sẻ cùng các bạn.

Và tiện đây cũng có rất nhiều bạn gọi điện hỏi về chiều cao của mái nhà là bao nhiêu là phù hợp kể cả những người đã có kinh nghiệm thi công nhiều nhưng vẫn chưa hiểu bản chất của vấn đề. Chiều cao của mái sẽ phụ thuộc vào khẩu độ hay chiều rộng của mái và độ dốc lí tưởng của mái thái sẽ là góc I từ 30-40 độ và các bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với tính thẩm mỹ của mình nhé. Mình hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn khi thi công nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm các mẫu thiết kế của Nhà đẹp tại đây nhé:

  • Mẫu biệt thự 1 tầng
  • Mẫu biệt thự 2 tầng
  • Mẫu biệt thự 3 tầng
  • Nhà phố 2 tầng

Mục lục

Toggle
  • Độ dốc mái là gì?
  • Tính độ dốc theo phần trăm với từng chất liệu
  • Tính độ dốc i
  • Tính độ dốc m
  • Bổ sung cách tính phần trăm độ dốc
  • Cách tính độ dốc nhanh ứng dụng thực tế
    • Các giá trị của Tag Alpha có sẵn như sau:
    • Ví dụ minh họa minh họa ứng dụng thực tế
  • Các độ dốc thường dùng trong xây dựng nhà:

Độ dốc mái là gì?

Tìm hiểu về độ dốc là gì luôn là vấn đề bắt buộc trước tiên khi bạn muốn lựa chọn mẫu thiết kế mái phù hợp cho tổ ấm của mình. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều gia chủ lại chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, làm xảy ra sự sai lệch trong thiết kế và bất tiện về công năng sử dụng.

Khái niệm độ dốc mái dùng để chỉ độ nghiêng của mái so với mặt phẳng ngang được lấy làm tiêu chuẩn theo tỉ lệ khung nhà và kết cấu công trình đã được tính toán sẵn. Mái nhà có độ dốc vừa phải, đảm bảo tốc độ thoát nước nhanh, không bị ứ đọng hay thấm dột. Mỗi kiểu dáng mái nhà sẽ có độ nghiêng khác nhau, phù hợp với đặc tính riêng của chúng. Độ dốc càng lớn thì tốc độ thoát nước càng nhanh.

Khuyến Mại Khi Thiết Kế Trọn Gói

Tính độ dốc theo phần trăm với từng chất liệu

  • Tính độ dốc theo phần trăm với mái tôn: Đối với chất liệu tôn thì độ dốc phù hợp tối thiểu phải là 10% để đảm bảo nước mưa có thể thoát hết mà không ứ đọng lại.
  • Độ dốc theo % với mái lợp fibro xi măng: sẽ có độ dốc từ 30 đến 40%
  • Mái ngói có độ dốc theo phần trăm là: 30% đây là độ dốc tối thiểu dành cho chất liệu ngói bởi giữa mấu nối của ngói thường có góc, cạnh. Với độ nghiêng vừa phải, đảm bảo nước thoát hết nhưng vẫn đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình.

Tính độ dốc i

Công thức tính độ dốc i như sau:

Cách tính độ dốc trong xây dựng
Cách tính độ dốc trong xây dựng

Công thức tính độ dốc trên được áp dụng cho cả độ dốc i và độ dốc m, độ dốc m thường được sử dụng trong lợp mái ngói. Giả sử hình trên được tính độ

Tính độ dốc m

Ngoài ra trong phần tính độ dốc của sàn chúng ta còn có thêm thuật ngữ độ dốc mái ngói m, ngoài công thức được ghi trên hình thì độ dốc m thường được các bác thợ nề tính theo phương pháp truyền thống là: M=h/2L.

Ví dụ đầu hồi cao là 3m và khẩu độ của mái là 4m chúng ta có m=3/(4*2)=0.375 tương đương độ dốc mái là 37,5%.

Thông thường độ dốc hợp lí của các loại mái sẽ có tiêu chuẩn như sau:

  • Đối với các loại ngói âm dương, thường thì độ dốc là 40% tương đương góc 25 độ
  • Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi… độ dốc từ 35 độ đến 60 độ
  • Độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ dốc của mái ngói

Trên đây chỉ là một vài chia sẻ nhỏ của chúng tôi dành cho các bạn tham khảo để có thể hiểu được cách tính nhé. Hãy cố gắng đọc hiểu chứ đừng đọc máy móc quá rồi sẽ khó vận dụng được trong thực tế. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần tham khảo mẫu hoặc tư vấn thiết kế có thể liên hệ chúng tôi, ngoài ra các bạn có thể tham khảo mẫu tại website nhé: https://thietkethicongnhadep.net/

Bổ sung cách tính phần trăm độ dốc

Trong bài viết này mình xin được bổ sung thêm cách tính phần trăm độ dốc i% theo cách nói của các bác thợ xây nhé. Các bạn có thể nghe thấy thuật ngữ độ dốc 75% thường là rất quen thuộc đúng không? Thực ra thì đã diễn giải ở trên rồi nhưng mình bổ sung để các bạn có thể hiểu hơn mà thôi và ứng dụng  thực tế.

Ví dụ: Nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì độ dốc I%= 3/4×100%=75%.

Còn nếu độ dốc là 100% tức là khẩu độ mái 8m, chiều cao lên đỉnh mái là 4m thì độ dốc i%=4/4×100% = 100% tương đương với góc 45 độ của mái nhé.

Cách tính độ dốc nhanh ứng dụng thực tế

Mình nhận thấy có khá nhiều bạn hỏi về độ dốc này và cần mình tính cho theo thực tế, vì thế mình sẽ ghi sẵn các giá trị để các bạn có thể tính được ngay nhé. Các bạn có nhớ câu này khi học lớp 10 không? Sin đi học, cos không hư, tag đoàn kết và cotag kết đoàn. Trong câu này để có thể tính ra được chiều cao của mái khi các bạn đã biết chiều ngang. Và tôi sẽ đưa ra các giá trị có sẵn để các bạn có thể tính luôn cho nhanh nhé.

Cách tính nhanh độ đốc
Cách tính nhanh độ đốc

Các bạn nhận thấy rằng chúng ta đang cần tìm chiều cao H của mái khi đã biết góc Alpha và chiều dài L. Các bạn có thể sử dụng công thức sau:

Công thức tính: Tag Alpha = H/L. Suy ra: H = Tag Alpha x L

Các giá trị của Tag Alpha có sẵn như sau:

  • Góc Alpha = 5 độ => Tag 5 độ = 0.087488 – tương đương với độ dốc 8%
  • Góc Alpha = 10 độ => Tag 10 độ = 0.17632698 – tương đương với độ dốc 17%
  • Góc Alpha = 12 độ => Tag 12 độ = 0.21255656 – tương đương với độ dốc 21%
  • Góc Alpha = 15 độ => Tag 15 độ = 0.267949192 – tương đương với độ dốc 26%
  • Góc Alpha = 20 độ => Tag 20 độ = 0.363970234 – tương đương với độ dốc 36%
  • Góc Alpha = 25 độ => Tag 25 độ = 0.466307658 – tương đương với độ dốc 46%
  • Góc Alpha = 30 độ => Tag 30 độ = 0.577350269 – tương đương với độ dốc 57%
  • Góc Alpha = 35 độ => Tag 35 độ = 0.700207538 – tương đương với độ dốc 70%
  • Góc Alpha = 40 độ => Tag 40 độ = 0.839099631- tương đương với độ dốc 83%
  • Góc Alpha = 45 độ => Tag 45 độ = 1 – tương đương với độ dốc 100%

Ví dụ minh họa minh họa ứng dụng thực tế

Ví dụ 1: Lợp mái tôn, độ dốc từ 10-20 độ

Giả sử nếu nhà bạn lợp tôn với độ dốc là 12 độ, chiều dài của phần mái là 10 mét. Chúng ta cần tính độ cao H là bao nhiêu? Các bạn áp dụng công thức trên ta sẽ có như sau:

H = Tag 12 độ x 10 = 0.21255656×10 = 2.12556 mét

Ví dụ 2: Lợp tôn giả ngói, độ dốc từ 20-30 độ

Giả sử nếu nhà bạn lợp mái giả ngói bằng tôn, chúng ta lợp với độ dốc là 30 độ, khẩu độ của mái là 8m. 8m là chiều rộng của mái ngói nhé, còn nếu tính các bạn chỉ tính nửa của phần 8m tức là 4m thôi. Các bạn có thế nhìn phần hình ảnh trên sẽ hiểu hơn.

H = Tag 30 độ x 4 = 0.577350269 x 4 = 2.3094 mét

Ví dụ 3: Lợp mái ngói, độ dốc từ 30-40 độ

Tương tự giống ví dụ trên nếu lợp mái ngói với độ dốc là 40 độ, các bạn sẽ có kết quả như sau:

H = Tag 40 độ x 4 = 0.839099631 x 4 = 3.3563 mét

Các độ dốc thường dùng trong xây dựng nhà:

  • Độ dốc mái tôn thường dùng là: 10 – 12 độ
  • Độ dốc mái ngói thường dùng trong nhà: 30 – 40 độ
  • Độ dốc đẹp nhất cho mái ngói: 35 – 40 độ

Đây là những cách tính độ dốc trong xây dựng mà các kiến trúc sư Nhà Đẹp Plus thường sử dụng cho thiết kế nhà ở thông thường dành cho khách hàng. Việc xây dựng nhà ở là để phục vụ nhu cầu và cuộc sống lâu dài, chính vì vậy mà bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể tự tin trong quá trình thiết kế và thi công. Nếu như bạn đang có những thắc mắc về cách tích độ dốc trong xây dựng hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kiến trúc xây dựng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được gặp đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp và tận tình.

Banner khuyen mai

Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái Ngói