Cách Tính Giá FOB Và CIF - Logistics Solution
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt nội dung
- 1 FOB là gì?
- 2 Cách tính giá FOB
- 2.1 Công thức tính giá FOB
- 2.2 Trách nhiệm của các bên khi áp dụng điều kiện FOB
- 3 CIF là gì?
- 4 Cách tính giá CIF(Giá nhập)
- 4.1 Công thức tính giá CIF
- 5 Ví dụ minh họa cho cách tính giá FOB và CIF
- 5.1 Cách tính phí bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu mỹ phẩm nước hoa
- 5.1.1 Tính số tiền bảo hiểm:
- 5.1.2 Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định
- 5.2 Lưu ý
- 5.1 Cách tính phí bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu mỹ phẩm nước hoa
CÁCH TÍNH GIÁ FOB VÀ CIF
Trong dịch vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, thuật ngữ Incoterms – điều kiện thương mại quốc tế do ICC phát hành. Mỗi điều khoản Incotemrs đều tương ứng với một mức giá nhất định của hàng hóa xuất hay nhập khẩu. Nên tùy từng doanh nghiệp mà họ lựa chọn điều kiện giao hàng như thế nào và sẽ tương ứng với mức giá đó. Từ đó, xuất hiện các thuật ngữ như: giá FOB, hay giá CIF,…
Dưới đây, Logistics Solution giúp Quý Khách hàng phân biệt giá CIF và FOB; cách tính giá FOB và CIF
FOB là gì?
FOB là từ viết tắt của cụm từ Free On Board : là một thuật ngữ vận chuyển được sử dụng để chỉ người bán được miễn trách nhiệm khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu, lúc đó mọi vấn đề về hàng hóa bị hư hỏng hoặc phá hủy trong quá trình vận chuyển đều do người mua chịu trách nhiệm.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này tới quốc gia khác bằng đường biển, hàng hóa sẽ đối mặt với những điều kiện tự nhiên gây bất lợi : gió bão, cướp biển… làm chậm quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, khi người mua đồng ý mua hàng với điều kiện FOB thì đồng nghĩa với việc phải mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình
Điểm chuyển giao rủi ro trong FOB: Mạn Lan can tàu ở cảng xếp.
Trên hóa đơn chứng từ, giá FOB được ghi kèm với tên cảng xếp hàng
Cách tính giá FOB
Công thức tính giá FOB
Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước sở tại của người bán. Và được tính theo công thức dưới đây.
Giá FOB = chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng gửi hàng + xếp hàng hóa lên tàu vận chuyển + chi phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu.
Hay chi tiết hơn:
Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.
Lưu ý: Mức giá này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm đường biển.
Trách nhiệm của các bên khi áp dụng điều kiện FOB
Trong hợp đồng giá FOB sẽ nêu rõ nghĩa vụ của bên bán và bên mua, từ đó 2 bên có thể dự tính được chi phí khi mua/ bán theo điều kiện FOB và thỏa thuận về giá bán hàng hóa phù hợp.
Người bán | Người mua |
– Chuyển hàng lên tàu tại cảng được quy định.– Chịu mọi chi phí và các rủi ro trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. – Làm thủ tục xuất khẩu và đóng thuế. – Chuyển giao tất cả các hóa đơn thương mại và chứng từ có liên quan. – Thông báo hàng đã xếp lên tàu cho người mua. | – Thanh toán tiền hàng cho bên bán.– Chịu mọi tổn thất và rủi ro sau khi hàng đã được xếp lên tàu. – Chịu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. – Mua bảo hiểm cho hàng hóa, – Làm thủ tục nhập khẩu và trả thuế. |
CIF là gì?
CIF là cụm từ viết tắt của các từ Cost(Trị giá giao dịch – giá hàng) – Insurance(Bảo hiểm) – Freight(Cước) : Đây là mức giá tại cửa khẩu của bên nhập khẩu hàng hóa, đã bao gồm phí bảo hiểm + phí vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu của bên nhập hàng. Theo điều kiện CIF, người bán phải giao hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng; mua bảo hiểm cho hàng hóa và thuê phương tiện để vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng.
Trên hóa đơn chứng từ, giá CIF được ghi kèm với tên cảng đích (cảng dỡ hàng).
Cách tính giá CIF(Giá nhập)
Công thức tính giá CIF
Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:
CIF = (C+F) / (1-R) I = CIF x R
Trong đó
I: phí bảo hiểm
C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )
R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)
F: giá cước vận chuyển
Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm đươc xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.
Ví dụ minh họa cho cách tính giá FOB và CIF
Công ty A nhập khẩu mỹ phẩm là nước hoa với số lượng 1.000 lọ của một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 2.000USD/ lọ. Lô hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 20USD/ lọ. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Hải Phòng. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?
Cách tính phí bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu mỹ phẩm nước hoa
Tính số tiền bảo hiểm:
+ Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1.000 chiếc x 2.000 USD = 2.000.000 USD
+ Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 1.000 chiếc x 20 USD = 20.000 USD
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm đều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R
Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định
+ Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:
CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD
+ Số tiền bảo hiểm(STBH) là = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD
Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Hải Phòng là 0.37 % + Phí hàng hóa ( nước hoa): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD
+ Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %
+ Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD
Lưu ý
Ngoài cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trên thì chúng ta còn có thể tính phí bảo hiểm theo các trường hợp sau:
- Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá FOB có nghĩa là khi người mua mà người bán đã thõa thuận được mức giá chấp nhận được thì người bán sẽ xuất bán theo giá đúng như đã thõa thuận giữa 2 bên tại cảng và người mua sẽ phải mua bảo hiểm đối với hàng hóa nhập khẩu đó và có thể tham gia tính bảo hiểm theo tỷ lệ % giá FOB như là 100% giá FOB hoặc 110 % giá FOB.
- Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá EX_Work (EXW) có nghĩa là người bán và người mua sẽ thõa thuận mức giá tại xưởng và khi đã chấp nhận thỏa thuận đó thì bên mua sẽ phải mua bảo hiểm và tham gia tính bảo hiểm theo tỷ lệ % của EX như là 100 % giá của EX hoặc 110 % giá của EX
- Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá CFR ( CNF ) có nghĩa là trong trường hợ này giá CFR ( CNF )đã bao gồm toàn bộ giá FOB, giá EX và cước phí của lô hàng nhập khẩu. Khi đã chấp nhân giá này giữa 2 bên thì bên nhập khẩu hàng hóa mua bảo hiểm và tham giá tính bảo hiểm theo tỷ lệ 100 % giá CFR ( CRF) hoặc 110 % giá CFR ( CNF ). Nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính phí bảo hiểm theo giá CIF thì phải căn cứ vào giá CFR ( CNF ) để tính giá CIF.
Trên đây là những thông tin Logistics Solution tổng hợp về cách tính giá FOB và CIF, hi vọng sẽ giúp Quý doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp. Để được tư vấn kĩ hơn theo đơn hàng của Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Logistics Solution
Hotline: 0913 278 430
Từ khóa » Giá Fob áp Dụng Khi Nào
-
FOB Là Gì? Khi Nào Nên Sử Dụng điều Kiện FOB? - Vinalines
-
FOB Là Gì? - Tất Tần Tật Về F.O.B Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Tìm Hiểu Giá FOB Và Giá CIF Trong Vận Chuyển Hàng Hóa - PCS.VN
-
FOB Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa?
-
FOB Là Gì? Điều Kiện Và Giá FOB Bao Gồm Những Gì? - ALS
-
Điều Kiện Giao Hàng FOB (Free On Board) - Incoterms - HP Toàn Cầu
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào?
-
Tại Sao Công Ty Xuất Nhập Khẩu Việt Thường Xuất FOB Và Nhập CIF?
-
Giá FOB Là Gì? Cách Tính Giá FOB
-
FOB Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Theo Incoterms 2020 - PHAATA
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
Fob Là Gì? Tất Tần Tật Về Fob Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa
-
Giá FOB Là Gì? Trách Nhiệm Của Bên Mua Và Bán Trong Hợp đồng FOB
-
Mua Bán CIF - FOB ở Nước Ta Như Thế Nào? - VILAS