Fob Là Gì? Tất Tần Tật Về Fob Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức
- Fob là gì? Tất tần tật về Fob trong xuất nhập khẩu hàng hóa
- 1. Khái niệm FOB là gì?
- 2. Giá FOB bao gồm những phí gì?
- 3. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB ( FREE ON BOARD)
- 4. Phân biệt FOB và CIF
- 4.1 Điểm giống nhau giữa CIF và FOB
- 4.2 Điểm khác nhau giữa CIF và FOB
- 5. Các thuật ngữ liên quan khác FOB
DỊCH VỤ LOGICTICS
KÊ KHAI XUẤT NHẬP KHẨU
Dịch vụ khai báo hải quan – Xuất nhập khẩu – Ủy thác xuất nhập khẩu – Vận chuyển quốc tế
THUÊ KHO
Hệ thống kho trải khắp Hà Nội (với diện tích từ 50 – 5000m²). Giá rẻ nhất thị trường (chỉ từ 30k/m²)
THUÊ XE CẨU
Fagologistics – Đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê xe cẩu, xe nâng chuyên nghiệp, uy tín
THUÊ XE NÂNG
Fagologistics – Đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê xe cẩu, xe nâng chuyên nghiệp, uy tín
PALLET (Bán/Cho thuê)
Fagologistics – Vị thế người tiên phong chuyên phân phối pallet nhựa, pallet gỗ cũ/ mới các loại
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Fagologistics – Dịch vụ vận tải hàng không uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu việt nam
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Fagologistics – Dịch vụ vận tải đường bộ uy tín, chuyên nghiệp số 1 hiện nay
VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
Fagologistics – Dịch vụ vận tải đường biển uy tín, chuyên nghiệp
FOB là điều kiện giao hàng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta hiện nay, đặc biệt với những hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không biểu rõ bản chất của FOB. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ FOB là gì? Trách nhiệm của bên mua và bên bán khi sử dụng điều kiện FOB trong hợp đồng ngoại thương.
1. Khái niệm FOB là gì?
FOB là viết tắt trong tiếng Anh của từ Free on board, theo đó người bán hàng hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Tức là khi hàng hóa chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người bán, còn sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả các trách nhiệm sẽ thuộc về người mua.
FOB là một điều khoản giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và được thể hiện trong Incoterms.
Incoterms ( viết tắt của International Commerce Terms), đây là tập hợp các bộ quy tắc thương mại quốc tế về điều kiện giao hàng, có nội dung quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta có bản sửa đổi mới nhất và áp dụng đến hôm này chính là Incoterms 2010, nó bao gồm 11 điều khoản.
Xem thêm: Fago Logistics chuyên cung cấp dịch vụ hải quan giá rẻ uy tín, chất lượng số 1 hiện nay
2. Giá FOB bao gồm những phí gì?
Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán. Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. Lưu ý rằng, giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển.
Cách tính giá FOB xuất khẩu như sau:
Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.
3. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB ( FREE ON BOARD)
Trong Incoterms 2020 đã nêu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB. Cụ thể như sau:
+ Nghĩa vụ thanh toán của người mua và người bán
Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng, cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đương, đồng thời cung cấp vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.
Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tiền hàng cho người bán đúng như cam kết đã ký.
+ Giấy phép và các thủ tục của người mua và người bán cần chuẩn bị
Người bán có trách nhiệm chủ động làm thủ tục xuất khẩu, đông thời cung cấp giấy phép xuát khẩu để lô hàng đủ điều kiện xuất đi.
Người mua có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, đồng thời, hoàn tất thủ tục hải quan nhằm mục đích đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của họ.
+ Trách nhiệm của người mua và người bán trong vấn đề giao hàng
Hàng hoá sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Đồng thời người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc lô hàng được đưa lên tàu.
Còn đối với người mua, họ sẽ nhận hàng thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.
+ Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm của người mua và người bán
Người bán chịu chi phi và rủi ro trong hợp đồng vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng. Chi phí và rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho người mua sau khi hàng được đưa lên tàu.
Người mua có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng đi chỉ định đến cảng đến cuối cùng. Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn.
+ Chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán
Sau khi hàng được đưa lên boong tàu, toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua.
Người mua nhận những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này bao gồm cả mất mát trong quá trình vận chuyển.
+ Cước phí của người mua và người bán
Người bán sẽ chịu chi trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được đặt lên boong tàu. Trong đó đã bao gồm chi phí khai hải quan, thuế,...
Người mua sẽ phải trả cước vận chuyển lô hàng tính từ lúc hàng được đặt lên boong.
+ Thông tin về lô hàng
Người bán có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.
Người mua cần thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.
+ Bằng chứng giao hàng giữa người mua và người bán
Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.
Người mua sẽ phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, phổ biến nhất chính là vận đơn.
+ Kiểm tra đóng gói hàng hoá
Người bán cần chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng. Cần thông báo cho người mua trong trường hợp hàng được đóng gói đặc biệt.
Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu như lô hàng được hải quan của nước xuất khẩu kiểm tra.
+ Nghĩa vụ khác
Người mua trả mọi chi phí phát sinh (bao gồm cước phí và phụ phí) để có được các chứng từ cần thiết (kể cả các chứng từ dưới dạng điện tử).
4. Phân biệt FOB và CIF
Hiện nay, CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất. Vậy sự khác nhau giữa CIF và FOB là gì?
4.1 Điểm giống nhau giữa CIF và FOB
+ Đều là 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải thủy quốc tế và nội địa.
+ Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro đều tại cảng xếp hàng (cảng đi).
+ Người bán sẽ làm thủ tục hải quan, trong khi người mua làm thủ tục nhập khẩu.
4.2 Điểm khác nhau giữa CIF và FOB
+ FOB được khai báo cùng tên cảng xếp hàng trong khi CIF được khai báo cùng cảng đích.
+ FOB giao hàng lên tàu, trong khi CIF quy định về tiền hành, cước phí và bảo hiểm.
+ CIF quy định người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển. FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu.
+ Mặc dù cả 2 điều kiện giao hàng CIF và FOB đều có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu. Tuy nhiên, đối với CIF thì bạn phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).
Xem thêm: Phí CFS là gì? Điểm khác biệt giữa phí CFS và THC
5. Các thuật ngữ liên quan khác FOB
+ FOB Shipping Point (FOB điểm giao hàng)
Địa điểm giao hàng quy định là trên lan can tàu. Như vậy, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với lô hàng sẽ được người bán chuyển cho người mua sau khi lô hàng được xếp lên tàu.
+ FOB Destination (FOB điểm đến)
Trách nhiệm và quyền sở hữu sẽ được chuyển cho người mua khi lô hàng được giao tới điểm chỉ định đã được nếu rõ trong hợp đồng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến FOB. Thông qua bài viết này, Fago Logistics muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của FOB trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu cần được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/
5/5 (1 Review)
Phạm Văn Hậu
Quản lý
Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế
DANH MỤC
Xem tất cả Dịch vụ vận chuyển Hải quan trọn gói Thi Công Kho Xuất Nhập KhẩuHỗ Trợ
0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com9:00 sáng - 8:00 tối
Chi Nhánh Phía Nam
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Chi Nhánh Phía Bắc
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
CÁC DỊCH VỤ NỔI BẬT
DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI
THUÊ KHO
PALLET (Bán/Cho thuê)
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
THUÊ XE CẨU
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
THUÊ XE NÂNG
VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
VỀ CHÚNG TÔI
THÔNG TIN CÔNG TY
Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội. Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.LIÊN HỆ
0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com TRA CỨU GIÁGIẢI PHÁP CHO KHÁCH HÀNG
Xây Dựng Nhà Tiền Chế
Xây Dựng Nhà Xưởng Trọn Gói
Dịch Vụ Thi Công Kho Lạnh
Dịch Vụ Vận Chuyển Quốc Tế
Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói
Thuê kho
Dịch vụ vận tải hàng không
Dịch vụ vận tải đường biển
Vận tải đường bộ
Đóng kiện hàng
[Báo giá] Bán Pallet gỗ, nhựa uy tín giá rẻ ưu đãi 51%
Thuê xe nâng
Thuê xe cẩu
© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY
Từ khóa » Giá Fob áp Dụng Khi Nào
-
FOB Là Gì? Khi Nào Nên Sử Dụng điều Kiện FOB? - Vinalines
-
FOB Là Gì? - Tất Tần Tật Về F.O.B Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Tìm Hiểu Giá FOB Và Giá CIF Trong Vận Chuyển Hàng Hóa - PCS.VN
-
FOB Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa?
-
Cách Tính Giá FOB Và CIF - Logistics Solution
-
FOB Là Gì? Điều Kiện Và Giá FOB Bao Gồm Những Gì? - ALS
-
Điều Kiện Giao Hàng FOB (Free On Board) - Incoterms - HP Toàn Cầu
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào?
-
Tại Sao Công Ty Xuất Nhập Khẩu Việt Thường Xuất FOB Và Nhập CIF?
-
Giá FOB Là Gì? Cách Tính Giá FOB
-
FOB Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Theo Incoterms 2020 - PHAATA
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
Giá FOB Là Gì? Trách Nhiệm Của Bên Mua Và Bán Trong Hợp đồng FOB
-
Mua Bán CIF - FOB ở Nước Ta Như Thế Nào? - VILAS