Cách Tính Khối Lượng Bê Tông Chuẩn, Chính Xác Nhất Hiện Nay

Bê tông là một trong những vật liệu quan trọng của ngành xây dựng. Từ nhà ở, ống cống, cầu đường hay hệ thống hạ tầng kỹ thuật… đều có sự góp mặt của bê tông. Nhờ đó mà công trình trở nên vững chắc, kết cấu kiên cố hơn. Vậy bạn đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn chưa? Sau khi đọc bài viết dưới đây, chắc chắn bạn sẽ nắm công thức tính trong lòng bàn tay.

1. Vai trò của việc tính khối lượng bê tông

Vai trò của việc tính khối lượng bê tông

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các kiến trúc sư, chủ đầu tư dự án lại quan tâm đến khối lượng bê tông như vậy. Bởi lẽ, nếu tính toán chính xác, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Đo bóc khối lượng bê tông để phục vụ công tác lập dự toán. Đây cũng được xem như vai trò quan trọng nhất của việc đo khối lượng bê tông.
  • Kiểm tra sự sai khác của khối lượng bê tông giữa thi công thực tế và thiết kế được duyệt? Khối lượng thừa thiếu cụ thể là bao nhiêu? Từ đó, tránh được thất thoát cho công trình, tiết kiệm chi phí.
  • Giúp chủ đầu tư cân đối được khối lượng xi măng và các nguyên vật liệu khác để đảm bảo chất lượng công trình.
  • Giúp công tác quản lý, điều hành công trình được hiệu quả.

2. Cách tính khối lượng bê tông chuẩn, chính xác nhất

Bê tông được sử dụng cho nhiều vị trí, hạng mục khác nhau của công trình như cọc, móng băng, đài móng, sàn, cột… Do đó mà cách tính khối lượng bê tông cũng không giống nhau.

2.1. Cách tính khối lượng cọc vuông bê tông cốt thép

Cọc vuông bê tông cốt thép

Cọc vuông bê tông cốt thép thường được sử dụng làm nền móng cho các công trình dân dụng, cầu đường, tường bờ kè… Giả sử, công trình sử dụng 60 cọc vuông, tiết diện là 0,3mx0,3m. Chiều dài cọc là 12m, được chia thành 2 đoạn, đoạn 1 (Đ1) dài 4m và 2 đoạn 2 (Đ2) dài 4m

Như vậy, tổng số cấu kiện Đ1 là 60, Đ2 là 120. Khối lượng bê tông được xác định như sau:

V bê tông 60 cọc = V bê tông Đ1 (60 đoạn) + V bê tông Đ2 (120 đoạn)

Trong đó:

  • V bê tông Đ1 = 60 x 4 x 0,3 x 0,3 + 60 x 1/3 x 0,3 x 0,3 x 0,4 = 22,32m3
  • V bê tông Đ2 = 120 x 4 x 0,3 x 0,3 = 43,2m3
  • Tổng V bê tông 60 cọc = 22,32 + 43,2 = 65,52m3

Lưu ý: (60x1/3x0,3x0,3x0,4) là phần thể tích chóp tam giác trên đỉnh Đ1.

2.2. Cách tính khối lượng bê tông móng băng

Tính khối lượng bê tông móng băng

Giả sử móng băng có thiết kế và thông số như hình vẽ. Ta sẽ tính toán được

V lớp lót = (3,68 + 2,36) x 2 x 0,69 x 0,12 = 1,000224m3

V bê tông = (3,44 + 2,54) x 2 x (0,56 x 0,22 +0,33 x 0,14 + 0,45 x 0,21) = 3,1562m3

2.3. Cách tính khối lượng bê tông đài móng

Tính khối lượng bê tông đài móng

Giả sử đài móng có thiết kế và thông số như hình. Số lượng cấu kiện là 4. Khối lượng bê tông cần dùng như sau:

  • Diện tích mặt bằng móng đài = 1 x 0,7 + (1 + 0,44) x 0,6/2 = 1,132m2
  • Tổng khối lượng cho 4 đài = 4 x ((1 x 0,7+ (1 + 0,44) x 0,6/2)) x 0,7 = 3,1696m3

2.4. Tính khối lượng bê tông sàn

Tính khối lượng bê tông sàn

Thông thường, khi tính toàn khối lượng bê tông trong các công trình, người ta thường bóc tách theo từng sàn của các tầng khác nhau. Ngay cả sàn mái và tầng áp mái cũng phải bóc tách. Dựa trên những kết quả đó sẽ có cách tính khối lượng bê tông sàn cần dùng dựa trên tắc: Lấy tổng diện tích sàn nhân chiều cao sàn tương ứng.

Theo kinh nghiệm của những người đã làm nhiều năm trong nghề, muốn bóc nhanh khối lượng thì chúng ta không nên trừ đi dao dầm. Khi nào bóc dầm thì để chiều cao dầm trừ chiều dày sàn sau. Ví dụ, khối lượng bê tông cho sàn dày 14cm là:

  • Thể tích bê tông sàn: V= D x R x H (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)
  • Trục A - C: 5 x 14,5 x 0,14 = 10,15m3
  • Trục C - D: 2 x 8,25 x 0,14 = 2,31m3
  • Vỉa sàn: ((14,5 + 2 x 0,4) x 2 + 5 + 2 + 6,8) x 0,4 x 0,14 = 2,4864m3
  • Trừ đi sàn cầu thang: –3,2 x 2,7 x 0,14 = –1,2096 m3
  • Trừ đi giao cột (14 cột): –14 x 0,22 x 0,22 x 0,14 = –0,094864 m3

Tổng thể tích bê tông sử dụng: V bê tông sàn = 13.641936

2.5. Tính khối lượng bê tông cột

Tính khối lượng bê tông cột

Công thức tính khối lượng bê tông nhiều cột:

V bê tông = Số lượng x Diện tích 1 cột x Chiều cao

Ví dụ như: Một căn nhà mặt tiền có 12 cột bê tông. Trong đó, cột C1 có số lượng là 2, chiều cao là 11m; cột C2 có số lượng là 4, chiều cao là 12m; cột C3 có số lượng là 8, chiều cao là 13m. Tiết diện mỗi cột là 0,2m x 0,2m. Như vậy:

  • V bê tông C1 = 2 x 11 x 0,2 x 0,2 = 0,88m3
  • V bê tông C2 = 4 x 12 x 0,2 x 0,2 = 1,92m3
  • V bê tông C2 = 8 x 13 x 0,2 x 0,2 = 4,16m3

Tổng V bê tông 12 cột = 6,96 m3

2.6. Tính khối lượng bê tông đổ đường

Cách tính khối lượng bê tông đổ đường

V bê tông = Chiều dài x Chiều rộng x Độ dày

Ví dụ: Đoạn đường được thiết kế với chiều dài 200m, bề ngang 4m, độ dày dự kiến 0,2m. Khối lượng bê tông cần sử dụng như sau:

V bê tông = 200 × 4 × 0,2 = 160m3

3. Những điểm cần chú ý khi tính khối lượng bê tông

Những điểm cần chú ý khi tính khối lượng bê tông

3.1. Không trừ thể tích thép hay dây buộc chiếm chỗ

Nhiều người khi bóc khối lượng bê tông và hoàn thành dự toán, chủ đầu tư bắt phải trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ. Nhưng theo quy định tại Định mức 1776/BXD-VP và Quyết định 788/2010/BXD của Bộ Xây dựng thì khối lượng bê tông không được phép trừ cốt thép, dây buộc, bản mã và các chi tiết tương tự.

Dĩ nhiên, nếu không trừ đi thì khối lượng bê tông dùng thực tế sẽ ít hơn trên giấy tờ. Điều này sẽ gây ra lỗ hổng trong quá trình xuất hóa đơn, chứng từ và làm ảnh hưởng đến hồ sơ thanh toán. Vì vậy, bạn cần chú ý tìm cách hợp thức hóa chứng từ trước khi quyết định thanh toán.

3.2. Trừ đi thể tích lỗ hổng, khe co giãn có thể tích lớn hơn 0,1m3 trên kết cấu bề mặt

Cũng theo quy định tại Mục 3.3, phần II, Quyết định 788/2010/BXD, khối lượng khi tính toán phải trừ đi thể tích lỗ hổng, khe co giãn có thể tích lớn hơn 0,1m3 trên kết cấu bề mặt. Nhưng không có quy định cho những lỗ, khe có thể tích nhỏ hơn 0,1m3. Hiểu một cách đơn giản, bạn bắt buộc phải trừ khi thể tích lớn hơn 0,1m3. Trường hợp còn lại sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư.

3.3. Không chia chiều cao công trình khi bóc tách

Trước kia, người ta thường chia công trình theo các định mức <4m, từ 4-16m, từ 16-50m và >50m để tiến hành bóc tách. Điều này là không đúng. Bởi lẽ Quyết định số 1091 và Quyết định 788 nêu rõ, chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng tương ứng chiều cao đó.

Ví dụ: Tòa nhà cao 18 tầng có chiều cao 65m thì toàn bộ công trình sẽ áp mã hiệu công việc với chiều cao >50m.

3.4. Phần giao nhau giữa các cấu kiện tính như thế nào và tính vào đâu?

Thể tích giao nhau giữa các cấu kiện chỉ được tính một và duy nhất một lần. Phần bê tông được tính vào cấu kiện nào thì không có quy định rõ ràng. Cho nên, vấn đề bóc vào đâu đó là quyền của người bóc. Song, phần lớn mọi người sẽ chọn nơi nào thuận tiện, dễ tính và nhanh chóng hoàn thành.

Ví dụ: Bê tông cột giao với bê tông dầm thì khi bóc tách, nếu đã trừ thể tích ở bê tông cột giao thì không trừ ở bê tông cột dầm và ngược lại. Tuy nhiên, người bóc lại thấy đơn giá và cách tính của bê tông cột có lợi nên họ sẽ lựa chọn trừ ở đây.

3.5. Cách hạn chế bê tông nứt, vỡ

Tình trạng bê tông nứt, vỡ là điều khó tránh khỏi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng của công trình. Để hạn chế điều này, chủ đầu tư phải khắt khe ngay từ khâu chọn nguyên vật liệu, đặc biệt là chọn bê tông cốt thép chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài.

Với những nội dung trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Đừng quên truy cập vào bất động sản ODT mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức về thiết kế, xây dựng khác.

Từ khóa » Cách Tính Khối Lượng Cọc Bê Tông Ly Tâm