Cách Tính M3 Của Gỗ Tròn ??? - Agriviet
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn
- Có gì mới
- Chăn nuôi
- Trồng trọt
- Thủy sản
- Sinh vật cảnh
- Mua & bán Tuyển dụng - Tìm việc ngành nông lâm Mua bán ngành Trồng trọt MuaBán: ngành Chăn Nuôi Mua Bán Thủy Hải Sản Mua Bán Hoa kiểng - cây cảnh Mua bán Thú cưng - Cá cảnh Mua bán Thực phẩm Mua bán Vật tư Nông nghiệp Mua bán Máy Móc nông nghiệp Không liên quan đến Nông nghiệp
Tìm kiếm
Mọi nơi Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Tìm Tìm nâng cao… Menu Đăng nhâp Đăng ký Xem nhanh hơn Cài đặt How to install the app on iOSFollow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature currently requires accessing the site using the built-in Safari browser.
- Diễn đàn
- Kiến thức Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thread starter typhukhongtien
- Ngày gửi 24/6/11
typhukhongtien
- Bài viết 0
- Reaction score 0
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Go to page
Tới Tiếp Last Mmaquemau
Guest
typhukhongtien đã viết: Có ai biết cách tính m3 của gỗ tròn ko chỉ giùm mình với !!!! Ví dụ: cây có đường kính 40 cm thì bao nhiêu cây mới được 1 m3 ?? Xem thêm...'nó đã có "ba rem" nhưng cũng có nhiều cách để tính -nếu ta chưa đo được vòng tròn (chu vi) thì bán kính X pi (3,1416) ta đã có chu vi -chu vi x chu vi =....x cho chiều dài=....x796 ta có kết quả thành khối. thân
nguyenhungdung
Moderator
[I đã viết: typhukhongtien;181473]Có ai biết cách tính m3 của gỗ tròn ko chỉ giùm mình với !!!! Ví dụ: cây có đường kính 40 cm thì bao nhiêu cây mới được 1 m3 ??[/I] Xem thêm...Công thức tính thể tích hình trụ: SxL ( S là tiết diện, L là chiều dài). S = Rx R x 3.1416 (m2) ( R là bán kính hình trụ). Trong thực tế khi tính thể tích một khúc gỗ có 2 đầu lớn nhỏ khác nhau thì S = S1/2+S2/2. S1 và S2 là tiết diện 2 đầu khúc gỗ. Khúc gỗ bạn TD không thể tính được thể tích vì không có chiều dài và không có tiết diện 2 đầu. D
dovanlo
Guest
Chỉ cần có chu vi ở đoạn giửa khúc gổ và chiều dài là có thể phỏng tính thể tích từng khúc gổ, anh em làm trại cưa hay dùng cách này Mmaquemau
Guest
tính điển hình cho khúc gổ của typhukhongtien. ví dụ :khúc gổ có đường kính 40 cm dài 10m (vì thường người ta tính khối lượng gổ bằng chu vi đoạn giửa) tôi tính: 40cm x3,1416=1.25664 -1.25664x1.25664=1.579 1.579 x0.796= 1,25736 m3 bạn nào có sổ lập thành cứ mang ra tra cứu thử kết quả...hi...hi. thân Ddovanlo
Guest
Gọi T là thể tích khối gổ S là tiết diện đoạn giửa Q là chu vi đoạn giửa R là bán kính Ta có T = SxL = Rx R x pi x L và R= Q/ 2 pi Vậy T = Q/2pi x Q/2pi x pi x L = Q x Q x L x 1/4pi = Q xQ x L x 0,796 Last edited by a moderator: 24/6/11tranvi
Nông dân tự lo
Để tính khối lượng khúc gỗ hình trụ tròn ta dùng công thức: V=L*S=L*p*R<sup>2</sup> Trong đó: +L: chiều dài khúc gỗ tròn +p: pi=3,14 để dễ tính toán +R: bán kính khúc gỗ tròn Nhưng trên thực tế khúc gỗ không tròn như hình vẽ trên giấy và phần gốc và ngọn cũng không bằng đều nhau, vì vậy người ta thường đo ở khoảng giữa khúc gỗ. Có 2 cách đo phổ biến: *Đo đường kính khúc gỗ (dùng thước kẹp) V=L*p*R<sup>2</sup>=L* p*D<sup>2</sup>/4=L*D*D*3,14/4= L*D*D*0,785 (Với D là đường kính khúc gỗ) Sở dĩ mấy bác thợ mộc tính nhanh là do bác nhân với số tròn 0,8 thay cho số 0,785; tức là sử dụng công thức: V= L*D*D*0,8 So sánh 2 kết quả chênh lệch nhau khoảng 2% cũng có thể chấp nhận được. *Đo chu vi (dùng thước dây): cv/p=D V= L*D*D*p/4= cv/p * cv/p * L * p/4 = (cv*cv*L)/ (4*p) Người ta tính gần đúng: 4*p=12,56 hoặc 1/4p=0,0796 Vậy V=(cv*cv*L)/ 12,56 Hoặc V=cv*cv*L*0,0796 ===================== Lấy VD trên D=40cm, L=10m, cv=1,256 *Đo đường kính: + Theo công thức: V=10*0,4*0,4*0,785=1,256 + Theo bác thợ mộc: V=10*0,4*0,4*0,8=1,28 *Đo chu vi: V=1,256*1,256*10*0,0796=1,255 Last edited: 25/6/11 Aanhmytran
Trong thực tế, ta thường lấy Pi = 3 thay cho 3,14 và Pi = 3 thì đúng hơn, vì gỗ có mấy khi tròn đâu. * Người ta cũng không có thước kẹp để đo gỗ như thợ cơ khí đo thép đường kính nhỏ trên máy tiện, mà xài thước dây, tìm chu vi. * Vậy bán kính thì bằng 1/3 chu vi rồi chia đôi, tức là 1/6 chu vi. Diện tích thiết diện thì bằng bình phương bán kính nhân với Pi. * Nếu tính theo đường kính thì bán kính là nửa, bình phương bán kính chia 4, rồi nhân với 3 cho ra diện tích. * Ví dụ đường kính=40cm, dài=10m, thì thể tích là: 3/4 của 0,16 nhân với 10, thì bằng 3/4 của 1,6 tương đương 3 X 0,4, bằng 1 mét khối 2. * Aanhmytran
Tôi thì là thợ mộc, thợ xẻ gỗ bằng cưa xẻ tay. Một thời, tôi lên rừng xẻ gỗ cho bà con Tày Nùng, và Mường. Thợ xẻ thợ mộc thì cần tay nghề cao, nhưng mù chữ cũng được, và không bao giờ tính thể tích gỗ tròn. *anh Cuội
Buôn bán gỗ là một nghệ thuật: anh em nào thu mua gỗ thì tính theo của bác anhmytran, ai bán gỗ tính theo các bác kia. Quyết định mua hay bán đòi hỏi chất nghệ sĩ.tranvi
Nông dân tự lo
anh Cuội đã viết: Theo tôi thì chốt lại ở bài bạn dovanlo là được rồi ngắn gọn dễ hiểu. Xem thêm...
dovanlo đã viết: ..... T = Q/2pi x Q/2pi x pi x L = Q x Q x L x 1/4pi = Q xQ x L x 0,796 Xem thêm...
maquemau đã viết: tính điển hình cho khúc gổ của typhukhongtien. ví dụ :khúc gổ có đường kính 40 cm dài 10m (vì thường người ta tính khối lượng gổ bằng chu vi đoạn giửa) ... Xem thêm...Kết quả nếu theo công thức (lấy pi=3.14) T= Q xQ x L x 0,796 = 1,256*1,256*10*0,796 = 12,557 Như vậy không đúng, công thức phải là: T= Q xQ x L x 0,0796 vì 1/4pi = 1/4*3,14 =1/12.56 =0,0796
anhmytran đã viết: ...* Người ta cũng không có thước kẹp để đo gỗ như thợ cơ khí đo thép đường kính nhỏ trên máy tiện, mà xài thước dây, tìm chu vi. .... * Xem thêm...Có thước kẹp chứ bác nhưng làm bằng gỗ, em có đi theo tham quan một thời gian mà. Trước đây mỗi lần khai thác kéo ra bãi 1 lần mấy trăm hoặc cả ngàn cây to đùng chất ngổn ngang nên khó có thể dùng thước dây luồn qua để đo chu vi được nên phải đo bằng thước kẹp. Đi mua gỗ chỉ 1, 2 người thì dễ bị đo ăn gian lắm. Bên bán có ít nhất 4 người đo, 1 người cầm thước kẹp, 1 người đọc số đo đường kính, 1 người đầu thước dây, 1 người cuối thước dây đo chiều dài. Nếu người mua lo chú ý nhìn bảng số đo trên thước, người cầm thước kẹp họ chèn chiếc giầy Bốt-đờ-sô kẹp vô đo luôn, em nhìn thấy mà không thể nói được, hihi. Last edited: 25/6/11 M
maquemau
Guest
nói thêm câu chót nếu hoài nghi cứ tìm sổ lập thành thì sẻ rỏ. công thức đơn giản là:làm mộc ai cũng biết... đo hoành (đoạn giữa) -hoành nhân hoành nhân dài nhân 0,0796 thì sẻ cho kết quả thôi hồi nào giờ chưa thấy thước kẹp à ? đi rừng làm gổ mà không biết công thức nầy ? bạn làm tôi buồn cười quá. à nói thêm ngoài đi rừng nghiệp dư tôi còn 20 năm mở trại ghe 5 năm làm trại cưa tại xóm mộc cái răng TPCT. hi Last edited by a moderator: 25/6/11tranvi
Nông dân tự lo
maquemau đã viết: ... -hoành nhân hoành nhân dài nhân 0,0796 thì sẻ cho kết quả thôi ... Xem thêm...Đến bài này bác mới chịu ghi nhân với 0,0796. Thực ra công thức tính này hầu như ai cũng biết chứ không riêng gì những người làm gỗ mới tính được. Em thì không muốn tranh luận, sở dĩ em viết ra là gì mấy bài trước các bác ghi công thức nhân với những số khác không phải là số 0,0796 (vì theo công thức 1 chia cho 4pi, tức là 1 chia cho 12,56 (4 nhân 3,14) thì không thể khác số 0,0796)
...chu vi x chu vi =....x cho chiều dài=....x796 ta có kết quả thành khối.. Xem thêm...
... 1.579 x0.796= 1,25736 m3 ... Xem thêm...
... = Q xQ x L x 0,796 ... Xem thêm...Last edited: 25/6/11 A
anhmytran
Từ khi tôi còn nhỏ, cho đến thành thợ xẻ giỏi, chưa bao giờ tính khối gỗ tròn. Ở bờ sông Hồng, gỗ được trâu kéo lên bờ, vào nơi chứa gỗ, thì có cán bộ nhà nước đến đo không rõ bằng thước gì, rồi viết con số bằng sơn đỏ lên đầu cây gỗ, gồm chu vi, chiều dài, và mã số. Người đến mua ra bãi gỗ chọn, thì chép mã số này vào văn phòng mà trả tiền. Trong văn phòng, có mã số thì tra ra cây gỗ tên gì, loại mấy, và căn cứ chu vi, chiều dài, cũng đã có tính thể tích trong sổ rồi. Thời gian đó, ở Mỹ, máy vi tính vẫn rất lạc hậu, màn hình nhỏ và màu đen, nên ở ViệtNam, mọi con số đều ghi trong sổ. Chiều dài cây gỗ thì tính từ sẹo đầu đến sẹo cuối. Sẹo gỗ là lỗ đục bằng rìu chặt vào gỗ, để lại một lỗ xỏ dây song bằng cổ tay vào cho trâu kéo. Đầu gỗ thường đẽo hình bút chì, để lao gỗ trên núi xuống, còn cuối gỗ thì thường chặt thắng. Những khúc gỗ mà cuối gỗ chặt thẳng, thì không tính chiều dài đến sẹo, mà đến đít gỗ, vì sẹo tính đến đít gỗ còn 20cm nữa. Chưa có chuyện tranh cãi giữa người mua gỗ tròn và con số cán bộ đã ghi trong sổ. * Khi tôi lên rừng xẻ gỗ cho bà con thiểu số, cũng chẳng bao giờ tính thể tích . Bà con chỉ chọn những cây gỗ tốt, thân rất to, mới xẻ . Có lần tôi mới lên mực, chưa xẻ, bà con nghe tôi nói không được 3 mảnh ván (rộng 50cm, dày 6cm), bèn không xẻ nữa. Vậy thì đường kính nhỏ nhất (ngọn) phải không dưới 50cm. * Chuyện cũ viết để bà con tham khảo . Tôi cũng học được lối sống thời đại mới của các bạn. * Ttyphukhongtien
Guest
Chân thành cảm ơn các bác giúp đỡ !!! E là tiểu nông chưa học hết lớp 6 (vì ham chơi điện tử nên nghỉ học sớm ...đi chơi !) nên mấy các phép tính này.....e bó tay !!! Nhưng dân cưa cây thường ko dùng phép tính này thì phải ! hình như họ dùng đường kính mặt cưa x cho số khúc ra m3 thì phải !?? Ví dụ: cây có đường kính mặt cưa 40cm thì ta lấy 1m chia cho 40cm =2.5 (số khúc )40cm x 2.5 khúc =1 mét ngang ,sau đó lấy 40cm x2.5 khúc x cho 40cm x 2.5 khúc = 1m2 bề mặt ra m3 gỗ tròn !có nghĩa là 2.5 khúc x 2.5 khúc = 6.25 khúc gỗ tròn có đường kính 40cm ra m3 . (ở đây là tính bề mặt cưa ra m3 cho gỗ tròn , chứ ko tính chiều dài của khúc gỗ !) NHƯ vậy đúng ko mấy bác !tranvi
Nông dân tự lo
Trước đây Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) có một bửu bối tra khối lượng gỗ tròn và gỗ xẻ rất nhanh. Đối với gỗ tròn, chỉ cần dò đường kính theo hàng rồi đối chiếu cột tương ứng với chiều dài là sẽ có khối lượng đã được tính sẳn ngay ô, khỏi phải bấm máy nhân chia mất thời gian, nhiều khi phải bấm thử lại một lần nữa xem có đúng không. Mỗi đơn vị khai thác rừng một lần máy ủi kéo ra bãi cả một vài ngàn lóng nằm san sát nhau, có lóng đường kính trên 1 mét nên việc lòn thước dây vào giữa lóng để đo hoành là rất khó, hơn nữa về phải bấm máy để tính rồi thử đi thử lại mất thời gian. Vì vậy người ta dùng thước kẹp gỗ để đo đường kính rồi áp vào bửu bối kia. Giờ thì không còn gỗ khai thác nữa nên thước kẹp đã trở về với dĩ vảng... Vvandaibaclieu
Guest
Zbc9qftyphukhongtien đã viết: Chân thành cảm ơn các bác giúp đỡ !!! E là tiểu nông chưa học hết lớp 6 (vì ham chơi điện tử nên nghỉ học sớm ...đi chơi !) nên mấy các phép tính này.....e bó tay !!! Nhưng dân cưa cây thường ko dùng phép tính này thì phải ! hình như họ dùng đường kính mặt cưa x cho số khúc ra m3 thì phải !?? Ví dụ: cây có đường kính mặt cưa 40cm thì ta lấy 1m chia cho 40cm =2.5 (số khúc )40cm x 2.5 khúc =1 mét ngang ,sau đó lấy 40cm x2.5 khúc x cho 40cm x 2.5 khúc = 1m2 bề mặt ra m3 gỗ tròn !có nghĩa là 2.5 khúc x 2.5 khúc = 6.25 khúc gỗ tròn có đường kính 40cm ra m3 . (ở đây là tính bề mặt cưa ra m3 cho gỗ tròn , chứ ko tính chiều dài của khúc gỗ !) NHƯ vậy đúng ko mấy bác ! Xem thêm...Bạn ơi tính như thế này nhé!. Vi dụ ; Ta có 1 khúc gỗ chiều dài L = 5 m , đường kính mặt cắt ngang. d =40cm =0,4m ( bạn nhớ đổi đơn vị mới được ).Hỏi cần bao nhiêu thanh gỗ trên để có 1m3 gỗ?. b1: tính diện tích mặt cát ngang : S=3,14*d^2/4 ( pi nhân d bình phương chia 4) S=(3,14*0,4^2)/4=0,1256 ( m2 ) . b2: tính thể tích V = S* L=0,1256 *5 = 0,628 ( m3 ). Ta có 1 thanh gỗ là như trên là 0,628 ( m3) Vậy cần n = 1/0,628 =1,5924 (khúc gỗ ).cho 1 m3 gỗ Đã tính thể tích ta phải có chiều dài và đường kích mặt cắt ngang tính mới được chứ.Tính như bạn là tính diện tích . A
anhmytran
Thời đại máy ủi kéo gỗ còn mới hơn thời xài Trâu kéo gỗ . Năm 1980 ở bờ sông Hồng thị xã Hưng Yên, cách Hà Nội 60 km về phía nam, chính phủ vẫn phải kéo gỗ bằng Trâu. * Máy ủi có nhiều chỗ kém Trâu: không leo núi được, không đi xa đường cái mà vào sâu trong rừng được, và cũng không lội bùn được. * Ở vùng núi VN, muốn xài máy móc khai thác gỗ, phải có máy bay lên thẳng, và ở bờ sông, muốn kéo gỗ từ bè lên, phải xài xe lội nước. * Năm 1975 tôi vào miền Nam, thấy các xưởng cưa gỗ đều rất hiện đại, không xài một con Trâu nào, mà gỗ lớn, gỗ dài đều xử trí gọn ghẽ . Có cây dài 10 mét, trong khi gỗ miền bắc đều bị cắt ngắn. Cây dài nhất chỉ 6 mét, và đường kính dưới 40 cm . Cây đường kính hơn 1 mét thì không thể dài vì to nặng quá, thường chỉ 2-3 mét dài. Gỗ bị cắt ngắn nhiều thì hao hụt rất lớn, nhất là chặt rìu chứ không cưa ngang . Ví dụ, cây đường kính hơn 1 mét mà chặt rìu, thì mất gần nửa mét khối gỗ bị biến thành dăm rìu. Cây nhỏ thì đỡ hao hụt hơn. * Tôi nghe nói dạo này chính phủ còn ít gỗ lắm, vì Lâm Tặc đã tranh hết rồi . Vì thế cách tra sổ sách tính gỗ tròn cũng bị mai một . Topic này lập ra chỉ có ý nghĩa lý thuyết cho vui, chứ không mấy có giá trị thực tế . * Ttyphukhongtien
Guest
Thực ra thì gỗ rừng hiện rất ít hoặc ko còn nữa ! mà có còn thì e thà chết chứ ko cưa ! e yêu cây cối thiên nhiên hơn sinh mạng mình, nhưng e nói m3 gỗ đây là gỗ tạp,gỗ vườn,củi ! nếu tính m3 theo phép tính như các bác nói thì chỉ có thể tính m3 của những cây gỗ lớn , nhưng còn những cây gỗ nhỏ đường kính nhỏ hơn 40 cm và nhiều thì người ta ko thể tính theo cách này! Hiện nay những cây gỗ nhỏ thì người ta tính theo đơn vị là Te (m3)gỗ tròn , 1 te gồm nhiều cây gỗ nhỏ xếp thành khối ,sau đó tính ra m3, 1 te gỗ tròn thì tùy vào đường kính của cây mà số lượng nhiều hay ít, ví dụ : cây có đường kính mặt cưa là 25cm thì 100cm(1m) chia cho 25cm=4 (4 đây là số khúc cây có đường kính 25cm xếp hàng ngang có đường kính dài 100cm(1m). ta lấy chiều dài x chiều rộng(chiều dài =1m(25cmx4 khúc)xchiều rộng =1m(25cmx4 khúc)=1m3 bề mặt đường kính của tổng các khúc gỗ có đường kính 25cm. tổng đường kính của các khúc gỗ này là 1 te ,1 te chỉ tính theo đơn vị đường kính chứ ko quy định khúc cây dài hay ngắn,nhưng 1te ko có nghĩa là =1m3, nếu muốn có 1m3 gỗ hộp thì ta cần có 2-3 te xẻ ra thành 1m3 gỗ ! Ko biết có tính như vậy có đúng ko vậy các bác?? hì hì ! Last edited by a moderator: 26/6/11- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Go to page
Tới Tiếp Last Tên Gửi trả lời Bài viết có nội dung tương tự- Thread starter Thaiduongpaint
- Ngày gửi 13/9/23
- Thread starter lehungdonghoi
- Ngày gửi 30/7/24
- Thread starter Duyah8888
- Ngày gửi 14/3/23
- Thread starter ctyquoctong
- Ngày gửi 5/11/24
- Thread starter HoaiPhongKingDoor
- Ngày gửi 8/4/24
- Thread starter nguyhuutin258
- Ngày gửi 17/11/24
- Thread starter nhacocayy
- Ngày gửi 18/11/24
- Thread starter Thanhcoo
- Ngày gửi 26/8/21
Chia sẽ
Facebook Email Share LinkQuảng cáo
- Diễn đàn
- Kiến thức Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
Từ khóa » đường Kính Khúc Gỗ
-
Cách Tính Gỗ Tròn Ra M3 Vừa Nhanh Vừa Dễ
-
Cách đo, Tính Mét Khối (m3) Gỗ Tròn, Cây Chưa Chặt ...
-
Công Thức Cách Tính Khối Gỗ Tròn CHUẨN XÁC NHẤT
-
Cách Tính Gỗ Tròn Ra M3 (Thể Tích),gỗ Tròn,gỗ Hộp,gỗ Xẻ,sấy - Facebook
-
Chia Sẻ: Cách Tính Khối Gỗ Tròn – Vuông Chuẩn Xác Nhất
-
5 Khúc Gỗ Vú Sữa Ghép Lan đường Kính 7-8cm Dài 20 Cm - Shopee
-
5 Khúc Gỗ Vú Sữa Ghép Lan đường Kính 4cm đến 6cm Dài 20 Cm.........
-
Cách Tính M3 Của Gỗ Tròn ???
-
Công Thức Tính Khối Gỗ Tròn Đơn Giản | Gỗ Đỉnh
-
Công Thức Cách Tính Mét Khối (m3) Gỗ Tròn, Vuông Chuẩn Xác
-
Đường Kính 3M, Dài 5M Khúc Gỗ Hương Khủng Nhất Tại Bãi Gỗ ...
-
Hướng Dẫn Cách Tính Khối Gỗ Tròn đơn Giản Nhất 2020
-
Cách đo, Tính Mét Khối (m3) Gỗ Tròn, Cây Chưa Chặt, Gỗ ... - Nhadep247