Cách Tính Mật độ Dân Số Mới Nhất - Vicen Land

Mật độ dân số là gì? Cách tính mật độ dân số Việt Nam như thế nào? Mật độ dân số tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hà Nội, Thành Phố Đà Nẵng là bao nhiêu? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi cập nhật đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Mật độ dân số là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong việc nghiên cứu và đo lường? Có thể dễ thấy rằng mật độ dân số trong một đơn vị diện tích cho chúng ta nhiều cái nhìn khách quan, có thể đánh giá được những nguồn tài nguyên tại khu vực được đề cặp đến. 

Ngoài ra, mật độ dân số còn là một con số thể hiện cho chúng ta thấy rằng ở Việt Nam dân cư thường xuyên tập chung nhiều nhất ở vùng nào và dân cư tập chung thưa thớt ở vùng nào.

Mật độ dân số là gì?

Mục lục

  • 1 Mật độ dân số là gì?
    • 1.1 1.1 Mật độ dân số sinh học 
    • 1.2 1.2 Thống kê dân số loài người
  • 2 Mật độ dân số dùng trong quy hoạch đô thị như thế nào?
  • 3 Công thức tính mật độ dân số 
    • 3.1 Cách tính mật độ dân số
    • 3.2 Mật độ dân số tại việt nam 
  • 4 Mật độ dân số tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Đà Nẵng và Thành Phố Hà Nội
    • 4.1   Mật độ dân số tại Thành Phố Hồ Chí Minh
    • 4.2   Mật độ dân số tại Thành Phố Hà Nội
    • 4.3   Thống kê dân số tại Đà Nẵng
  • 5 Kêt luận

Mật độ dân số là số người được tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ. Mật độ dân số này chúng ta áp dụng tính cho toàn quốc hoặc riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế) ngoài ra còn có từng tỉnh, từng huyện, từng xã,.. việc này nói lên số dân sống trong một vùng nhất định trong một thời điểm nhất định

Theo những tài liệu nghiên cứu về vấn đề đô thị hóa và dân số học, người ta không chỉ căn cứ vào số lượng dân cư sống tại đó mà người ta còn phải căn cứ vào tình hình phân bố dân cư trên địa bàn đó bao gồm đô thị và nông thôn. 

1.1 Mật độ dân số sinh học 

Mật độ dân số được coi như là một phép đo sinh học. Các vấn đề về mật độ dân số thấp có thể gây nên nguy cơ tuyệt chủng, bởi vì mật độ dân số thấp làm giảm khả năng sinh sản của con người.

Vấn đề này theo nghiên cứu, được xem là Hiệu ứng Allee và được theo tên W. C. Allee, là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề này. Các ví dụ về Hiệu ứng Allee bao gồm:

  •        Con người sẽ gặp khó khăn khi thực hiện định vị đồng loại nếu như họ sống trong một diện tích có mật độ thấp.
  •        Làm tăng nguy cơ giao phối cận huyết giữa các gia đình trong một diện tích có mật độ thấp.
  •        Làm tăng lên tính nhạy cảm với những hiện tượng thảm hoạ khi ở trong diện tích có mật độ dân số thấp.

1.2 Thống kê dân số loài người

Mật độ dân số được định nghĩa là số người trên một đơn vị diện tích cụ tể (có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường mật độ có thể tính cho một thôn, làng, thành phố, quốc gia, lãnh thổ, thế giới.

Mật độ dân số dùng trong quy hoạch đô thị như thế nào?

Chỉ tiêu quy hoạch là các thông số có thể nói lên được rõ ràng các mục tiêu, chiến lược, định hướng quy hoạch. Chỉ tiêu quy hoạch thể hiện mức độ tập trung dân số theo ranh giới hành chính và ít được sử dụng trong việc quản lý quy hoạch đô thị, nhưng ngược lại nó được dùng như một công cụ trong việc đánh giá và phân loại đô thị. 

Như vậy, tùy theo vấn đề và mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta có thể tính toán và sử dụng các loại mật độ dân số khác nhau: 

+ Mật độ dân số thành thị biểu thị số dân sống ở khu vực thành thị trên một đơn vị diện tích của thành phố. Được tính bằng nguời/km2 hoặc người/ha.

+ Mật độ dân số nông thôn là một con số biểu thị số dân nông thôn trên một đơn vị diện tích của các thôm xóm. Được tính bằng nguời/km2, người/ha. 

+ Mật độ dân số được tính trên một đơn vị diện tích canh tác. Được tính bằng người/ha. 

+ Mật độ lao động được tính trên một diện tích canh tác.

Công thức tính mật độ dân số 

Mật độ dân số có công thức tính là lấy dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định chia cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Công thức tính mât độ dân số này có thể được áp dụng tính cho riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, từng huyện, từng xã hoặc tính cho toàn quốc gia. Nó phản ánh tình hình phân bỗ dân số theo từng khu vực địa lý trong một khoản thời gian nhất định.

Cách tính mật độ dân số

Chúng tôi sẽ chia cách tính mật độ dân số thành 3 bước để dễ thực hiện và giúp có được số liệu chuẩn xác nhất:

  • Bước 1 tiến hành thu thập dữ liệu. Thu thập đầy đủ số liệu mà chúng ta cần tính bao gồm Số lượng dân số và Diện tích lãnh thổ, ở bước này chúng ta sẽ xác định diện tích tại khu vực nhứ thị xã, Huyện, Quận, Thành Phố,…. Thông thường các thông tin về diện tích lãnh thổ, số lượng dân cư sẽ được cập nhật trên các cổng thông tin điện tử của thành phố hoặc huyện, tỉnh. Nếu đã thực hiện tìm nhưng không có thông tin trên các cổng thông tin thì không sao hết, chúng ta sẽ tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát và đo đạt tại khu vực cần tính.
  • Bước 2 đồng bộ các đơn vị tính với nhau. Ví dụ: Dân số có đơn vị đơn vị tính là Người, Diện tích lãnh thổ có đơn vị tính là km2. Chúng ta sẽ xem xét là 2 đơn vị này đã đúng như số liệu chúng ta vừa thu thập được hay không, nếu đơn vị tính chưa được quy đổi thì tiến hành quy đổi cho phù hợp. Nếu sô liệu không phù hợp thì kết quả tính ra sẽ không chuẩn xác.

Chúng ta áp dụng vào công thức tính mật độ dân số như sau:

Mật độ dân số (người/km2)=Số lượng dân số (người)
Diện tích lãnh thổ (km2)

Ví dụ:

 Lãnh thổ Việt Nam có diện tích là: 330,991 nghìn km2 ; 

Số dân là: 85.000.000 người

Áp dung công thức, chúng ta có mật độ dân số là: 85.000.000người / 330.991km2 = 256,8 người/ km2

làm tròn là 257 người /km2

  • Bước 3: chúng ta so sánh kết quả đã tính giữa các vùng khác nhau và đưa ra nhận định về vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ: kết quả cho thấy mật độ dân số tại tỉnh A có số X/km2, Tỉnh B thấp hơn có số Y/km2. Suy mật độ dân số ở tỉnh có số X cao hơn và có tốc độ đô thị hóa cao hơn so với tỉnh Y. 

Mật độ dân số tại việt nam 

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa được đinh nghĩa là một quá trình mang tính lịch sử, trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế – xã hội là sự nâng cao vị trí và vai trò của thành phố trong việc phát triển mọi mặt của xã hội. Quá trình này sẽ bao gồm các yếu tố như: sự thay đổi trong việc phân bố lực lượng sản xuất, đáng nói đến là trong sự phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp, kết cấu dân số, lối sống, văn hóa…theo từng khu vực lãnh thổ

Đô thị hóa có một số đặc trưng dưới đây: 

– Mang tính tập trung, tăng cường, phân hóa những hoạt động trong vùng đô thị và nâng cao tỉ trọng dân thành thị.

– Hình thành nên các hình thức và cấu trúc không gian mới khác nhau, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn. 

– Lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi với mật độ dân số cao nhất

Đặc điểm của việc đô thị hóa bao gồm 4 yếu tố: Số dân sống ở thành thị không ngừng gia tăng, có sự tập chung số lượng dân cư vào các thành phố lớn, người dân chuyển dịch từ nông thôn đến các thành phố lớn, vì thế nhu cầu việc làm ngày càng tăng ở các thành phố lớn. Nó đi kèm với với chất lượng và điều kiên cuộc sống làm cho việc đô thi hóa trở nên rõ ràng hơn.

Cách tính mật độ dân số

Phân bố dân cư

Dân số của Việt Nam năm 2021

Theo số liệu dân số tháng 7 năm 2021, dân số hiện tại của Việt Nam là 98.247.104 người vào ngày 01/07/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Số lượng dân số ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm 830.246 người và đạt 98.564.407 người vào đầu năm 2022. 

Số liệu Gia tăng dân số theo hướng tự nhiên cũng được dự báo là số dương vì theo nghiên cứu số lượng sinh nhiều hơn số người chết lên đến con số 912.801 người. 

Theo ước tính của Số liệu trên danso.org được xây dựng dựa theo các số liệu và ước tính của Liên hợp quốc, tỷ lệ thay đổi dân số của Việt Nam vào năm 2021 như sau: 

  • Trung bình mỗi ngày sẽ có 4.234 nghìn trẻ em được sinh ra
  • Trung bình mỗi ngày sẽ có 1.733 nghìn người chết 
  • Trung bình mỗi ngày sẽ giảm -226 người di cư
  • Trong năm 2021 dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.275 người mỗi ngày.

Mật độ dân số tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Đà Nẵng và Thành Phố Hà Nội

  Dân số tại TPHCM năm 2021Mật độ dân số tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Mật độ dân số hành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất của Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa, là thành phố trực thuộc trung ương và nằm trong loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.

Cách tính mật độ dân số

Bản đồ các quận tại TP HCM

Theo như số liệu đã thống kê, dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 7/2021 đạt hơn 8,8 triệu người. Tổng diện tích của Thành Phố Hồ Chí Minh hiện tại là 2061km², có mật độ dân số vào khoảng 4.292 người/km². 

Dân số và diện tích tại các quận của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

STTQuậnDiện tích (km2)Dân số (nghìn người)
1Quận 19,25242,8
2Quận 25,29155,9
3Quận 324,01152,8
4Quận 459,93270,3
5Quận 512,03251,8
6Quận 69,96401,7
7Quận 710,09315,9
8Quận 840,32364,9
9Quận 99,08266,0
10Quận 10306,51316,6
11Quận 11182,14374,9
12Quận 12114,73253,8
13Quận Bình Tân43,35320,4
14Quận Bình Thạnh32,27232,9
15Quận Quận Gò Vấp62,93221,8
16Quận Phú Nhuận142,51210,6
17Quận Tân Bình48,34284,5
18Quận Tân Phú113,53136,6
19Quận Thủ Đức424,03267,3

Dân số Hà Nội  Mật độ dân số tại Thành Phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là một thành phố trực thuộc trung ương và cũng là thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Đây là thành phố có diện tích lớn nhất đồng thời cũng là thành phố có mật độ dân số Hà Nội cao thứ hai trong 63 tỉnh thành của Việt Nam, nhưng dân số phân bố không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, quận, huyện và thị xã.

Quy mô số lượng dân cư tại các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội như sau:

STTQuận/Huyện/Thị xãDiện tích (km2)Dân số (nghìn người)
1Ba Đình9,25242,8
2Hoàn Kiếm5,29155,9
3Tây Hồ24,01152,8
4Long Biên59,93270,3
5Cầu Giấy12,03251,8
6Đống Đa9,96401,7
7Hai Bà Trưng10,09315,9
8Hoàng Mai40,32364,9
9Thanh Xuân9,08266,0
10Sóc Sơn306,51316,6
11Đông Anh182,14374,9
12Gia Lâm114,73253,8
13Bắc Từ Liêm43,35320,4
14Nam Từ Liêm32,27232,9
15Thanh Trì62,93221,8
16Mê Linh142,51210,6
17Hà Đông48,34284,5
18Sơn Tây113,53136,6
19Ba Vì424,03267,3
20Phúc Thọ117,19172,5
21Đan Phượng77,35154,3
22Hoài Đức82,47212,1
23Quốc Oai147,91174,2
24Thạch Thất184,59194,1
25Chương Mỹ232,41309,6
26Thanh Oai123,85185,4
27Thường Tín127,39236,3
28Phú Xuyên171,10187,0
29Ứng Hòa183,75191,7
30Mỹ Đức226,20183,5

Cập nhật dân số Đà Nẵng  Thống kê dân số tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tổng cộng là 1285,4 km² là thành phố trực thuộc  Trung ương ở Việt Nam, hiện nay là đô thị loại I, là trung tâm cấp quốc gia cùng với 2 TP khác đó là TP Hải Phòng và TP Cần Thơ. Thành phố Đà Nẵng có tổng cộng 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện

Quy mô dân sô các quận ở Thành phố Đà Nẵng

STTQuận/HuyệnDiện tích (km2)Dân số (nghìn người)
1Cẩm Lệ36143.632
2Hải Châu23221.324
3Liên Chiểu75170.153 
4Ngũ Hành Sơn37115.872
5Sơn Trà60173.455
6Thanh Khê9,5205.341
7Hòa Vang707,07201.070
8Hoàng Sa3050

Kêt luận

Việt Nam là một đất nước có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, theo nghiên cứu số liệu cho thấy rằng tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từng năm 2010 với 30,5% lên 40% ở năm 2020. Điều này nhằm góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động théo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Dân số Việt Nam năm 2020

Dân số Việt Nam năm 2020

Hình ảnh minh họa dân số Việt Nam 2021 so với năm 2022 có gì khác nhau. Đô thị hóa làm cho không gian đô thị ngày càng mở rộng đặc biệt là ở 2 thành phố lớn đó là Thủ đô Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần của người dân, cải thiện về chất lượng phục vụ.

Mật độ dân số Việt Nam tháng【11/2024】và Cách tính mật độ dân số cơ bản nhất do đội ngũ Vicenland.com tổng hợp hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Cảm ơn

5/5 - (5 bình chọn)Chia sẻ

Từ khóa » Tính Mật độ Dân Số Của Việt Nam