Cách Tính Mật độ Dân Số?
Có thể bạn quan tâm
Cách tính mật độ dân số? Mật độ dân số được hiểu là số người sinh sống trên một đơn vị diện tích nhất định, lấy theo giá trị trung bình. Thông thường đơn vị tính của mật độ dân số tại Việt Nam là người/km2. Hiện mật độ dân số tại Việt Nam đang là 313 người/km2. Mật độ dân số tại thành phố Hồ Chí Minh là 4.292 người/km2 (2019). Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km2 (2019), gấp nhiều lần mật độ dân số trung bình của cả nước.
Từ mật độ dân số, có thể đánh giá sơ bộ về lượng tài nguyên ( hạ tầng, giao thông, điện nước…) mà địa phương cần có. Ví dụ nếu thành phố Hải Phòng có mật độ dân số 1.000 người/km2. Từ đó có thể suy ra lưu lượng giao thông tại các khu vực để có giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng. Suy ra khối lượng nước sử dụng trong 1km2 để tăng cường lượng nước bơm cho khu vực… Mật độ dân số còn thể hiện rõ phân bố dân cư đông đúc tại đâu, thưa thớt tại đâu của các tỉnh thành tại Việt Nam.
Công thức tính mật độ dân số
Công thức tính mật độ dân số là: Mật độ dân số = Số dân/Diện tích đất. Trong đó số dân là tổng số dân của địa phương tính tại thời điểm tính mật độ dân số. Diện tích đất tự nhiên của địa phương. Ví dụ, muốn tính mật độ dân số của thành phố Hưng Yên. Cần phải có thông tin số dân thành phố Hưng Yên tại thời điểm tính, diện tích đất của thành phố Hưng Yên.
Để tính mật độ dân số, cần trải qua 3 phần bao gồm thu thập số liệu, tính mật độ dân số. Phân tích mật độ dân số nhằm cho ra kết quả tính toán chính xác nhất.
Phần 1: Thu thập số liệu về diện tích, dân số
Bước 1: Xác định chính xác diện tích của khu vực huyện thị cần tính mật độ dân số. Thường số liệu này sẽ có ở cơ quan địa chính các cấp ( xã, phường, thị trấn, quận, thành phố). Được công bố trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố có khu vực cần tính. Trong trường hợp khu vực cần tính không có số liệu, người thực hiện cần xác định ranh giới khu vực cần tính.
Tiến hành khảo sát và đo đạt lấy số liệu chính xác nhất ( Sai số liên quan đến số liệu không vượt quá 10%). Đồng thời có thể khái toán trước diện tích thông qua số liệu diện tích đất cả quận/huyện/thành phố. Tỷ lệ khu vực cần tính chiếm bao nhiêu % tổng diện tích đất cả quận/huyện/thành phố.
Bước 2: Xác định chính xác số dân của khu vực cần tính. Số liệu về số dân của từng quận/huyện/thành phố thường được báo cáo từ 6 tháng – 1 năm 1 lần. Được công bố công khai trong các Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương. Theo tháng quý đăng trên cổng thông tin điện tử của thành phố/tỉnh. Vì vậy, các bạn có thể tìm kiếm thông tin dân số mới nhất của địa phương thông qua các báo cáo công khai của các cơ quan có thẩm quyền.
Năm 2019, Việt Nam đã tiến hành tổng điều tra dân số tại từng địa phương và đã có công bố chính thức. Nếu muốn xác định chính xác số dân có thể căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc. Tuy nhiên, nếu tính mật độ dân số tại các khu đô thị. Thì không cần cách thu thập thông tin trên mà chỉ cần cập nhật. Xin thông tin của Ban quản lý các khu đô thị, khu dân cư. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, mật độ dân số tại các khu chung cư có thể cao gấp đôi. Mật độ dân số trung bình của thành phố. Song để chính xác tính toán mật độ dân số. Người thực hiện cần có báo cáo số liệu chính xác nhất.
Bước 3: Thẩm tra, cân đối lại số liệu. Kiểm tra lại số liệu đã phù hợp với ước tính hoặc khái toán không đồng thời quy đổi đơn vị tính cho khớp. Cụ thể, số dân đơn vị tính là người, diện tích đơn vị tính là km2.
Phần 2: Tính mật độ dân số
Bước 1: Tìm hiểu công thức tính và cách áp dụng. Mật độ dân số = Số dân khu vực/Diện tích đất khu vực. Đơn vị tính mật độ là người/kilomet vuông hoặc người/mét vuông. Ví dụ mật độ dân số của tỉnh A = Số dân tỉnh A ( mới nhất)/Diện tích đất tỉnh A = ….. người/km2 (=người/m2)
Bước 2: Thay số liệu ở phần 1 vào công thức tính. Cụ thể nếu đề bài đặt ra là tính mật độ dân số tỉnh A, tại phần 1 đã có số dân là 1 triệu người, diện tích là 500km2. Giờ thay số liệu vào công thức sẽ có:
Mật độ dân số tỉnh A = 1.000.000/500 = 2.000 người/km2.
Bước 3: Nhập kết quả vào báo cáo mật độ dân số của tỉnh A.
Phần 3: Phân tích từ mật độ dân số
Bước 1: So sánh mật độ dân số giữa các khu vực để đánh giá khu vực đông dân ít dân. Cụ thể, tỉnh A có mật độ dân số là 2.000 người/km2, tỉnh B có mật độ dân số là 1.500 người/km2, có thể thấy mật độ dân số tỉnh A cao hơn và tỉnh A có tốc độ đô thị hoá cao hơn.
Bước 2: Thử đưa mật độ dân số vào mức tăng trưởng dân số để tính tốc độ tăng trưởng mật độ dân số. Ví dụ năm 2010, mật độ dân số tỉnh A là 1.000 người, năm 2019 tăng lên 2.000 người, tốc độ tăng trưởng 200%. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng lớn như vậy là do đâu? Từ tỷ suất sinh tăng, tỷ suất tử giảm, do di cư học hay các nguyên nhân nào khác.
Bước 3: Nhận thức về hạn chế. Cần chỉ rõ số liệu dân số, diện tích trích nguồn từ đâu, báo cáo nào hay kết quả tự khảo sát để người đọc có đánh giá, nhận thức tốt nhất.
Bước 4: Suy nghĩ về số liệu, dữ liệu, đánh giá khả năng sai số của dữ liệu. Kết luận suy ra từ số liệu mật độ dân số.
Để mọi người có cái nhìn cụ thể nhất, sau đây sẽ là một đề bài thử để mọi người tham khảo.
Tính mật độ dân số huyện B của tỉnh A.
Cách làm: Diện tích của tỉnh A là 500km2. Huyện B là 1 trong 10 huyện thành của tỉnh A. Như vậy, nếu diện tích các huyện thị bằng nhau thì diện tích huyện B là 50km2. Tra cứu thông tin qua các báo cáo kinh tế xã hội của huyện công khai trên cổng thông tin điện tử, có thể thấy diện tích huyện B là 67km2 do huyện B to hơn các huyện thành khác.
Số dân của huyện B theo kết quả báo cáo điều tra dân số là 2500 người. Vậy mật độ dân số huyện B là: 2500/67 = 37,3 người/km2. Trong khi đó mật độ dân số toàn tỉnh A là 100 người/km2, vậy huyện B là vùng thưa dân tại tỉnh A.
Mật độ dân số đô thị tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km2. Mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh là 4.292 người/km2. Tuy nhiên riêng trong thành phố Hà Nội đã có sự phân hoá. Mật độ dân số khác nhau rất lớn giữa các quận, huyện. Cụ thể, 4 quận lớn là quận Đống Đa và quận Thanh Xuân, quận Hai Bà Trưng và quận Cầu Giấy có mật độ cao nhất thành phố. Quận Đống Đa có mật độ dân số là 37.347 người/km2. Quận Thanh Xuân có mật độ dân số là 32.291 người/km2.
Quận Hai Bà Trưng có mật độ dân số là 29.589 người/km2. Quận Cầu Giấy có mật độ dân số là 23.745 người/km2. Trong khi đó, mật độ dân số tại các huyện lại thấp hơn rất nhiều. Cụ thể mật độ dân số huyện Thanh Trì là 4.343 người/km2, Hoài Đức là 3.096 người/km2… Mật độ dân số giữa quận và huyện tại Hà Nội có độ chênh vô cùng lớn.
Mật độ dân số đô thị tăng cũng dẫn đến áp lực lớn cho hạ tầng, giao thông. Dịch vụ y tế cộng đồng vì quá đông người sử dụng. Điều này dần sẽ trở thành gánh nặng cho thành phố Hà Nội. Đặt ra vấn đề Hà Nội cần phải có biện pháp di dân từ khu vực có mật độ cao như các quận trung tâm sang khu vực có mật độ thấp như các huyện ngoại thành.
Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra tình trạng tương tự như ở Hà Nội. Thậm chí nhiều quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh có dân số lớn bằng 1 tỉnh miền núi của Việt Nam. Về mật độ dân số, quận 4 có mật độ dân số cao nhất khi có tới 42.000 người.m2. Tiếp đến là quận 10 với mật độ 41.000 người/km2, mật độ dân số quân 11 là 40.830 người/km2, quận 3 có mật độ 38.700 người/km2.
Ngược lại hai hyện là Nhà Bè và Cần Giờ lại có mật độ thấp nhất. Trong đó Nhà Bè có mật độ dân số 2.000 người/km2. Cần Giờ có mật độ là 100 người/km2. Áp lực về cơ sở hạ tầng, y tế, giao thông, giáo dục trên tổng số dân. Dân số từng quận cũng là áp lực lớn với thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của phân bố dân số không đồng đều. Tại thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu bắt nguồn từ kinh tế. Kinh tế Hồ Chí Minh phát triển thu hút quá nhiều lao động khiến dân số tăng. Mật độ dân số tăng trong khi các khu vực lân cận thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai. Bình Dương đang dần có xu hướng giảm mật độ dân số trong thời gian tới.
Nguyên nhân mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng. Các khu vực là do tập quán thói quen sống của người Việt. Thích ở gần đồng bằng và các khu đô thị lớn đông đúc. Không thích sống tại các vùng miền núi kém phát triển. Đồng thời nền nông nghiệp lúa nước cũng khiến người dân phân bố tập trung tại các vùng đồng bằng.
Tuy nhiên, việc phân bố dân số không hợp lý là nguyên nhân góp phần. Kéo chậm sự phát triển của nhiều khu vực. Khu vực mới phát triển ít dân, không có nhân lực phát triển kinh tế mà tại các đô thị lớn thì thiếu việc làm. Thừa lao động tạo áp lực cho thành phố. Tiền đề phát sinh các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy cần có bài toán quy hoạch, dịch chuyển dân số để dân số phân bố hợp lý. Tạo động lực phát triển ổn định cho các thành phố. Các chính sách thu hút nhân tài về địa phương cũng là một biện pháp tốt để giảm số dân. Thông qua đó giảm mật độ dân số, giảm áp lực cho 2 đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.
Từ khóa » Tính Mật độ Dân Số Của Việt Nam
-
Cách Tính Mật độ Dân Số? - Luật Hoàng Phi
-
Cách Tính Mật độ Dân Số Chi Tiết Nhất
-
Cách Tính Mật độ Dân Số
-
Cách để Tính Mật độ Dân Số - WikiHow
-
Cách Tính Mật độ Dân Số Trung Bình, Công Thức Tính - Thủ Thuật
-
Cách Tính Mật độ Dân Số Hay Nhất - TopLoigiai
-
HTCTTK Cấp Huyện – Mật độ Dân Số - Tổng Cục Thống Kê
-
Công Thức Tính Mật độ Dân Số đơn Giản Và Chính Xác Nhất
-
Cách Tính Mật độ Dân Số? - Nguyễn Lệ Diễm
-
Nêu Công Thức Tính Mật độ Dân Số? Cho Biết Mật độ Dân Số Nước Ta ...
-
Mật độ Dân Số Là Gì? Công Thức Tính Mật độ Dân Số
-
Cách Tính Mật độ Dân Số Mới Nhất - Vicen Land
-
Mật độ Dân Số – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mật độ Dân Số Là Gì? Cách Tính Mật độ Dân Số