Cách Tính Ngày Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Tiểu Cát ...

Trong cuộc đời hoạt động chính trị và quân sự ông thường ứng dụng Thiên văn, Kỳ môn độn giáp… vào việc tính toán và đưa ra những quyết sách đúng đắn. Lục diệu là một trong những môn mà người đời sau tìm thấy được trong tài liệu của ôn. Vậy ngày Lục Diệu là gì, cách tính Ngày Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, Không Vong theo Khổng Minh trên bàn tay dựa vào lục diệu như thế nào thì bài viết này Lịch Vạn Niên 365 sẽ giải đáp chi tiết tại đây.

1. Cách tính Ngày Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, Không Vong theo Khổng Minh

Khổng Minh Lục Diệu được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực nhưng gần gũi nhất với con người chính là dùng để chọn ngày lành tháng tốt. Theo đó, người dùng sử dụng hai ngón tay, mỗi ngón tay có ba đốt, tổng cộng là sáu đốt ngón tay, tương ứng với các ngày như bên dưới:

TỐC HỶ XÍCH KHẨU
LƯU NIÊN TIỂU CÁT
ĐẠI AN KHÔNG VONG

Mùng 1 tháng 1 âm lịch sẽ khởi đầu từ cung Đại An, thuận theo kim đồng hồ sang ngày mùng 2 là cung Lưu Niên cứ liên tục cho đến khi hết tháng. Tương tự khi sang tháng 2 sẽ bắt đầu từ cung Lưu Niên, mùng 2/2 âm lịch là cung Tốc Hỷ cứ tịnh tiến cho đến hết tháng.

"Ví dụ: Ngày 23.07. Tháng 7 ở cung Đại an, tính từ 1 tới 23 thì ngày 23 sẽ rơi vào cung Tiểu cát, và ngày đó là ngày Tiểu cát" Khổng Minh Lục Diệu còn được áp dụng cho chọn giờ tốt. Đến ngày nào thì ngày đó chính là giờ Tý. Tịnh tiến theo kim đồng hồ để đến giờ cần xem. Ví dụ: tháng 8 âm lịch là cung Lưu Niên, ngày 25/08 âm lịch cũng là ngày Lưu Niên, giờ Tý. Nếu bạn đang cần xem giờ Tỵ thuộc cung gì thì chỉ cần tịnh tiến lên sẽ thấy, giờ Tỵ rơi vào cung Đại An. Vậy 10 giờ sáng ngày 25/08 (giờ Tý) sẽ là giờ Đại An.

"Ví dụ: 10h sáng ngày 25. 08. Tháng 8 ở cung Lưu niên, ngày 25 rơi vào vị trí Lưu niên nên gọi là ngày Lưu niên, 10h là giờ Tị, cung Lưu niên là giờ Tý, tính thuận kim đồng hồ đến giờ Tị thì nó sẽ rơi vào cung Đại an, và 10h sáng hôm đó là giờ Đại an."

2. Ý nghĩa của các ngày trong Khổng Minh Lục Diệu

Trong phương pháp Khổng Minh Lục Diệu sẽ có ba ngày tốt và ba ngày xấu. Cụ thể ý nghĩa của các ngày tương ứng như sau:

2.1 Ngày tốt trong Khổng Minh lục diệu

  • Ngày Đại An

Ngày Đại An mang ý nghĩa là bền vững, yên ổn, kéo dài. Nếu làm việc đại sự, đặc biệt là xây nhà vào ngày Đại An sẽ giúp gia đình êm ấm, khỏe mạnh, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và phát triển. Ngày Đại An hay giờ Đại An đều rất tốt cho trăm sự nên quý bạn nếu có thể hãy chọn thời điểm này để tiến hành công việc.

  • Ngày Tốc Hỷ

Tốc có nghĩa là nhanh chóng, hỷ nghĩa là niềm vui, cát lợi hanh thông. Gặp thời điểm này người ta dễ gặp may mắn bất ngờ sau đó, bởi thế nên trạng thái này vô cùng cát lợi trong thời điểm đầu. Nếu là ngày đặc biệt cát lợi vào buổi sáng. Nếu là giờ may mắn rất nhiều vào giờ sơ (tức là tiếng đầu tiên của canh giờ), còn tới giờ chính thì yếu tố may mắn, cát lợi sẽ bị chiết giảm đi nhiều.

  • Ngày Tiểu Cát

Tiểu có nghĩa là nhỏ, Cát có nghĩa là cát lợi. Tiểu Cát có nghĩa là điều may mắn, điều cát lợi nhỏ. Trong hệ thống Khổng Minh Lục Diệu, Tiểu Cát là một giai đoạn tốt. Thực tế, nếu chọn ngày hoặc giờ Tiểu Cát thì thường sẽ được người âm độ trì, che chở, quý nhân phù tá.

2.2 - Ngày xấu trong Khổng Minh Lục Diệu

  • Ngày Lưu Niên

Lưu có nghĩa là lưu giữ lại, kéo lại; Niên có nghĩa là năm, chỉ thời gian. Lưu Niên chỉ năm tháng bị giữ lại. Đây là trạng thái không tốt, công việc bị dây dưa, cản trở, khó hoàn thành. Vì thời gian kéo dài nên thường sẽ gây hao tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Từ những việc nhỏ như thủ tục hành chính, nộp đơn từ, khiếu kiện đến việc lớn như công trình xây dựng bị kéo dài, hợp đồng ký kết bị đình trệ…

  • Ngày Xích Khẩu

Là một giai đoạn xấu. Xích nghĩa hán văn là đỏ, khẩu nghĩa là miệng. Miệng đỏ theo nghĩa gốc là khi há ra, theo nghĩa sâu xa nghĩa là những lời tranh biện, bàn bạc, trao đổi, đàm thoại không bao giờ ngừng lại. Tiến hành công việc vào thời điểm này rất khó đi thới thống nhất, có nhiều ý kiến trái chiều, tranh luận mãi không thôi, có thể dẫn tới thị phi, cãi vã, lời qua tiếng lại, ồn ào. Không chỉ có vậy, nội bộ mâu thuẫn đã đành, người ngoài nhân đó cũng chê bai, dè bỉu, bàn ra tán vào, thêm dấm, thêm ớt, mang tiếng xấu, gièm pha không ngớt, nhiều khi dẫn đến tình trạng bị nói xấu sau lưng, làm ơn nên oán. Những việc như đàm phán, ngoại giao rất kỵ ngày (hoặc giờ này).

  • Ngày Không Vong

Không có nghĩa là hư không, trống rỗng; Vong có nghĩa là không tồn tại, đã mất. Không Vong vì thế là trạng thái cuối cùng của chu trình biến hóa. Nó giống như mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn, tiêu điều. Tiến hành việc lớn vào ngày Không Vong sẽ dễ dẫn đến thất bại.

Như vậy, tính ngày giờ tốt theo Khổng Minh Lục Diệu là một trong những phương pháp giúp người dùng tìm được kết quả nhanh chóng. Cách tính cũng không quá khó khăn nên hầu như ai cũng có thể áp dụng được. Chúc các bạn chọn được ngày lành tháng tốt như ý để tiến hành vạn sự hanh thông, thuận lợi.

Thực ra không vong trong Phong thủy là vị trí giữa hai hướng, hoặc hai sơn. Chẳng hạn như 292 độ (so với sơn Tân thì kiêm 7 độ, so với sơn Tuất thì kiêm 8 độ), tọa độ này nằm giữa cung Đoài (hướng Tây) và cung Càn (hướng Tây bắc) phần ranh giới hai cung này gọi là Đại không vong. Trường hợp khác 173 độ nằm giữa ranh giới sơn Bính và sơn Ngọ gọi là Tiểu không vong. Các nhà Phong thủy giải thích rất rõ, khi lâm vào không vong trường khí rất hỗn độn, tốt xấu cát hung khó phân định rõ, thường là xấu nhiều hơn tốt. Trong Tử vi kết thúc mỗi tuần Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất cũng có một giai đoạn chuyển tiếp đó là Tuần trung không vong. Như vậy hiểu một cách nôm na là vị trí ranh giới, chuyển tiếp hoặc kết thúc một chu trình, giống như mùa đông cuối một năm vậy. Tại sao trạng thái Không vong lại xấu với mọi việc và nặng nề như vậy? Bởi vì chọn ngày, chọn giờ để tiến hành công việc bắt đầu cho một thời kỳ mới, ai cũng muốn nó hứa hẹn tạo ra triển vọng và chân trời mới, gặp trạng thái bế tắc, kết thúc, chắc hẳn là điều không ai mong muốn, xét về mặt khí lực thì giai đoạn mở đầu cần sung mãn, tươi trẻ nên giai đoạn không vong không phù hợp, nó có những xu thế, khuynh hướng trái ngược lại điều mà mọi người mong đợi.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, tài liệu của ông bị thất lạc, mất mát gần hết, có một số công trình mà hậu thế không tài nào giải mã được. Đến thời nhà Đường, ông Lý Thuần Phong kế thừa và phát huy phương pháp Lục diệu lên một tầm cao mới. Ngày nay, người ta ứng dụng phương pháp này để tính ngày tốt xấu bằng bàn tay hay chọn ngày tốt xấu, chọn giờ xuất hành, động thổ, khởi công để mong muốn hướng tới những điều may mắn, cát lợi.

Từ khóa » đại An Lưu Liên Tốc Hỷ