Cách Tính Protein Niệu 24h - 123doc
Có thể bạn quan tâm
– Gom đo chính xác lượng nước tiểu đái ra 1 ngày. Kí hiệu V (l/24h). – Xét nghiệm nồng độ protein niệu trong nước tiểu. kí hiệu Upr (g/l). – Protein niệu 24h – Upr (g/24h) tính theo công thức:
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán Viêm thận lupus điều trị nội trú tại khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2013.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Được chẩn đoán xác định viêm thận lupus theo tiêu chuẩn:
Có từ 4/11 tiêu chuẩn chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn ACR 1997.
Bao gồm:
1). Ban cánh bướm ở mặt. 2). Ban dạng đĩa.
3). Nhạy cảm ánh sáng.
4). Loét niêm mạc miệng, họng.
5). Viêm khớp: Ít nhất hai khớp ngoại vi.
6). Viêm thanh mạc: Viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim
7). Tổn thương thận: Protein niệu thường xuyên > 0,5 g/24h hoặc trên (+++) hoặc trụ tế bào.
8). Rối loạn thần kinh – tâm thần. 9). Rối loạn huyết học:
– Thiếu máu tan máu có tăng hồng cầu lưới. Hoặc:
– Giảm bạch cầu < 4 G/l trong ít nhất 2 lần xét nghiệm. Hoặc: – Giảm lympho < 1,5 G/l trong ít nhất 2 lần xét nghiệm. Hoặc: – Giảm tiểu cầu < 100 G/l không do các nguyên nhân khác. 10). Rối loạn miễn dịch học
– Kháng thể kháng chuỗi kép (ds-DNA) dương tính. Hoặc:
– Kháng thể kháng kháng nguyên Smith (Anti-Sm) dương tính. Hoặc: – Tìm thấy kháng thể kháng phospholipid dựa trên:
+ Kháng thể anticardiolipin loại Ig G hoặc Ig M + Yếu tố chống đông Lupus
– Test huyết thanh dương tính giả với giang mai ít nhất > 6 tháng với điều kiện xét nghiệm bất động xoắn khuẩn hoặc xét nghiệm hấp phụ kháng thể xoắn khuẩn bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Biểu hiện thận: protein niệu >0,5 g/24h.
2.1.1.1. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
– Tuổi < 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu đối với 498 bệnh nhân viêm thận lupus điều trị tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2013.
2.2.2. Thu thập kết quả
Tiến hành thu thập kết quả theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.2.3. Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
Lâm sàng
– Chỉ số huyết áp: Phân độ tăng huyết áp (THA) theo JNC 7 năm 2003 [26].
Phân loại HATTH (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường <120 Và <80
Tiền THA 120 – 139 Hoặc 80 – 89
THA độ 1 140 – 159 Hoặc 90 – 99
THA độ 2 ≥ 160 Hoặc ≥ 100
– Đánh giá số lượng nước tiểu
+ Thiểu niệu < 500 ml/24h. + Vô niệu < 100 ml/24h. – Cách tính protein niệu 24h
+ Sử dụng kết quả protein niệu 24h ở những bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu 24h.
+ Ước tính nồng độ protein niệu 24h thông qua nồng độ protein niệu bất kỳ và số lượng nước tiểu trong ngày ở những bệnh nhân không có xét nghiệm protein niệu 24h. Công thức :
– Mức độ thiếu máu: Dựa theo tiêu chuẩn thiếu máu của WHO (1982). Dựa
trên nồng độ Hemoglobin – Hb(g/l). + Thiếu máu nhẹ: Hb từ 90 – < 110 + Thiếu máu vừa: Hb từ 60 – < 90 + Thiếu máu nặng: Hb từ < 60
Một số chỉ số hóa sinh (theo chỉ số xét nghiệm hóa sinh máu của bệnh viện Bạch Mai):
Các chỉ số Tăng Bình thường Giảm
Protein TP(g/l) ≥ 65 < 65 Albumin (g/l) ≥ 35 < 35 Triglycerid (mmol/l) > 1,88 ≤ 1,88 Cholesterol (mmol/l) > 5,2 ≤ 5,2 LDL-cholesterol (mmol/l) > 3,4 ≤ 3,4 HDL-cholesterol (mmol/l) >1,45 < 1,45
Giai đoạn bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease) theo Hội Thận học Hoa Kì năm 2002.
Giai đoạn CKD MLCT (ml/phút/1,73m2) Đặc điểm I ≥ 90 Bình thường II 60 – 89 MLCT giảm nhẹ
III 30 – 59 MLCT giảm vừa
IV 15 – 29 MLCT giảm nặng
V < 15 MLCT giảm rất nặng phảiđiều trị thay thế thận Tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH:
1. Phù
2. Protein niệu trên 3,5 g/24h (>50 mg/kg/ngày)
3. Nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh < 60 g/l. Nồng độ Albumin huyết thanh < 30 g/l.
4. Tăng cholesterol máu ≥ 6,5 mmol/l.
5. Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.
Trong đó tiêu chuẩn 2 và 3 là bắt buộc , các tiêu chuẩn khác có thể không đầy đủ.
Mức lọc cầu thận được tính theo công thức MDRD.
– Công thức tính MLCT cho nam giới :
MLCT (ml/ph/1,73m²) = 175*((Creatinin/88,4)-1,154)*Tuổi-0,203
– Công thức tính MLCT cho nữ :
MLCT (ml/ph/1,73m²) = 175*((Creatinin/88,4)-1,154)*Tuổi-0,203*0,762.
2.2.4. Xử lí kết quả nghiên cứu
– Các số liệu thu thập được xử lí theo thuật toán thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel 2007.
– Kiểm địnhχ2 dùng để kiểm định mối liên quan giữa 2 biến.
– Kiểm định Independent-Samples T-Test dùng để so sánh các giá trị trung bình.
– Chọn p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. – Đánh giá hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r):
+ Nếu r >0 thì mối liên hệ là tuyến tính thuận + Nếu r <0 thì mối liên hệ là tuyến tính nghịch
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phân bố theo giới tính 3.1.1. Phân bố theo giới tính
Bảng 3.1...Phân bố theo giới tính
Tổng Giới p
Nam Nữ
BN 498 61 437
0,0001
Tỷ lệ % 100 12,2 87,8
Nhận xét: Trong 498 bệnh nhân nghiên cứu, nhóm bệnh nhân nữ gặp đa số
chiếm tỷ lệ là 87,8 %. Nhóm bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ là 12,2 % . Tỷ lệ nữ/nam = 7,3/1. Sự khác biệt về giới giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê p < 0,001.
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới tính Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nam Nữ BN % BN Tỷ % <20 53 10,7 4 0,8 49 9,9 20 – 29 200 40,2 28 5,6 172 34,6 30 – 39 116 23,3 16 3,2 100 20,1 40 – 49 79 13,8 7 1,4 62 12,4 50 – 59 43 8,6 1 0,2 42 8,4 >=60 17 12,4 5 1,0 12 2,4 Tổng số 498 100 61 437
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 32,56 ± 12,67 (tuổi). Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 83 tuổi.
Nhóm bệnh nhân từ 20 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 63,5 % trong đó nhóm bệnh nhân từ 20 – 29 tuổi chiếm 40,2%. Nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,4 %.
Nhóm bệnh nhân nhân từ 20 – 29 tuổi có tỷ lệ bệnh nhân nữ gấp 6,1 lần số bệnh nhân nam. Sự phân bố nhóm tuổi theo giới tính có ý nghĩa thống kê p < 0,01.
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNGNGHIÊN CỨU. NGHIÊN CỨU.
3.2.1. Lí do vào viện
Bảng 3.2. Phân loại lí do vào viện.
Lý do vào viện Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Phù 307 61,6 Đau khớp 8 1,6 Đái ít 9 1,8 Sốt 26 5,2 Mệt mỏi 33 6,6 Khó thở 28 5,6 Ban 1 0,2 Truyền endoxan 17 3,4 Khác 69 14,0 Tổng 498 100
Nhận xét: Lí do vào viện hay gặp nhất là phù, chiếm tỷ lệ 61,6 %.
Ngoài ra có một số lí do khác khiến bệnh nhân đến khám là mệt mỏi chiếm 6,6 %, khó thở chiếm 5,6 %, sốt chiếm 5,2 %.
3.2.2. Đặc điểm và mức độ phù
Không phù Có phù
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phù
Nhận xét: Số bệnh nhân có phù chiếm tỷ lệ cao là 86,7 %, số bệnh nhân
không phù chiếm tỷ lệ là 13,3 %. Sự khác biệt giữa phù và không phù có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Bảng 3.3. Mức độ phù và tràn dịch các màng: Mức độ phù Số bệnh nhân Tỷ lệ % Phù đơn thuần 168 39,8 Phù + Tràn dịch màng phổi 122 28,2 Phù + Tràn dịch màng bụng 72 16,5 Phù + tràn dịch đa màng 70 15,3 Tổng số 432 100
Nhận xét: Trong 432 bệnh nhân vào viện có phù, đa số bệnh nhân có
phù đơn thuần chiếm là 39,8 %, phù kèm tràn dịch đa màng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15,3% và không chênh nhiều nhóm phù kèm tràn dịch màng bụng chiếm 16,5%.
3.2.3. Đặc điểm huyết áp
Bảng 3.4. Phân loại huyết áp theo JNC 7
Đặc điểm huyết áp Tần số Tỷ lệ % Huyết áp bình thường 274 100 55 20,1 Tiền THA 174 34,9 THA độ 1 224 116 45 23,3 THA độ 2 108 21,7 Tổng số 498 100
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có THA chiếm tỷ lệ là 45%, không có
chênh lệch nhiều giữa nhóm THA độ 1 và nhóm THA độ 2. Không có sự khác biệt giữa nhóm THA và không THA với p > 0,05.
3.2.4. Biểu hiện HCTH và chức năng thận
Bảng 3.5. Biểu hiện HCTH và chức năng thận
Biểu hiện bệnh thận Số bệnh nhân Tỷ lệ % p Có HCTH 498 275 100 55,2 0,098 Không có HCTH 223 44,8 MLCT (ml/phút/1,73m2 da) ≥ 90 498 66 100 13,3 0,0001 60 – 89 61 12,2 30 – 59 162 32,5 15 – 29 92 18,5 < 15 117 23,5 Nhận xét:
Nhóm bệnh nhân có HCTH chiếm tỷ lệ 55,2 %, nhóm bệnh nhân không có HCTH chiếm 44,8 %.
Nhóm bệnh nhân có giảm MLCT < 60 ml/phút/1.73m2 da chiếm tỷ lệ cao là 74,5 % trong đó nhóm bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nặng (MLCT < 15 ml/phút/1.73m2 da) chiếm tỷ lệ 23,5 %.
3.2.5. Đặc điểm sinh hóa
Nồng độ albumin huyết thanh trung bình của nhóm nghiên cứu là 23,36 ± 6,76 g/l. Nồng độ protein toàn phần huyết thanh trung bình là 55,51 ± 12,61 g/l.
Bảng 3.6. Đặc điểm albumin và protein toàn phần huyết thanh Albumin huyết thanh (g/l) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
≥ 35 29 6,0 0,0001 25 – < 35 161 33,3 15 – < 25 249 51,6 < 15 44 9,1 Tổng số 483 100
Protein huyết thanh ( g/l ) Số bệnh nhân Tỷ lệ % p
≥ 65 93 19,4
0,0001
40 – 65 347 72,4
< 40 39 8,1
Tổng số 479 100
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có giảm albumin máu chiếm tỷ lệ là 94 %
trong đó nhóm bệnh nhân có albumin máu giảm nhiều (< 15 g/l) chiếm tỷ lệ thấp là 9,1 %. Có 80,6 % bệnh nhân có giảm protein máu, nhóm bệnh nhân có protein máu giảm nhiều chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,1 %.
Lipid máu (mmol/l) Bình thường Tăng Tổng số p BN % BN % BN % Cholesterol 141 31,5 306 68,5 447 100 0,0001 Triglycerid 56 12,7 386 87,3 442 100 0,0001 LDL_cho 169 47,2 189 52,8 358 100 0,45
HDL_cho Bình thường Giảm 367 100 0,001
298 81,2 69 18,8
Nhận xét: Hay gặp bệnh nhân có tăng cholesterol, triglycerid, LDL- cho máu trong đó 68,5 %, trong đó số bệnh nhân có tăng cholesterol máu; 87,3 % có tăng triglycerid; 52,8 % có tăng LDL-cho. Đa số bệnh nhân có HDL-cho trong giới hạn bình thường chiếm tỷ lệ là 81,2 %.
3.3. KHẢO SÁT PROTEIN NIỆU
3.3.1. Phân bố protein niệu 24h theo giới tính
Nồng độ protein niệu 24h trung bình của 498 bệnh nhân là 6,92 ± 6,16 g/24h. Bệnh nhân có nồng độ protein niệu 24h cao nhất là 52 g/24h, thấp nhất là 0,6 g/24h.
Bảng 3.8. Protein niệu 24h trung bình theo giới tính Protein niệu TB 24h (g/24h) Giới tính p Nam Nữ XD ± SD 7,08 ± 6,47 6,90 ± 5,66 0,62
Nhận xét: Không có sự khác biệt về trung bình protein niệu 24h theo giới
tính với p > 0,05.
Protein niệu (g/24h) Nam Nữ Tổng p BN % BN % BN % ≤ 3,5 24 4,8 171 34,4 195 39,2 < 0,001 > 3,5 – 5 11 2,2 58 11,7 69 13,9 < 0,001 > 5 – 10 12 2,4 111 22,3 123 24,7 < 0,001 > 10 – 15 8 1,6 46 9,2 54 10,8 < 0,001 > 15 6 1,2 51 10,2 57 11,4 < 0,001 Tổng 61 12,2 437 87,8 498 100 < 0,001
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có protein niệu >3,5 g/24h chiếm 60,8 %.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới nam và nữ ở từng nhóm protein niệu 24h.
3.3.2. Phân bố protein niệu 24h theo nhóm tuổi
Bảng 3.10. Protein niệu 24h trung bình theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Protein niệu 24h TB (g/24h) p Dưới 20 (1) 6,52 ± 6,41 0,0001 p (1,6) = 0,016 20 – 29 (2) 7,75 ± 6,43 p (2,6) = 0,0001 30 – 39 (3) 7,19 ± 6,87 p (3,6) = 0,001 40 – 49 (4) 7,15 ± 6,88 p (4,6) = 0,002 50 – 59 (5) 5,18 ± 4,56 p (5,6) = 0,140 ≥ 60 (6) 3,67 ± 2,99
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân từ 20 – 29 tuối có nồng độ protein niệu
24h trung bình cao nhất là 7,41 ± 6,43 g/24h. Nhóm từ 60 tuổi có protein niệu 24h trung bình thấp nhất là 3,67 ± 2,99 g/24h. Sự khác biệt protein niệu 24h theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Trong đó có sự khác biệt rõ rệt giữa protein niệu 24h ở các nhóm tuổi từ 20 – 49 tuổi so với nhóm từ trên 60 tuổi.
3.3.3. Phân bố protein niệu 24h ở bệnh nhân viêm thận lupus có HCTHBảng 3.11. Protein niệu 24h trung bình trên bệnh nhân viêm thận lupus Bảng 3.11. Protein niệu 24h trung bình trên bệnh nhân viêm thận lupus
có HCTH và không có HCTH Protein niệu (g/24h) Có HCTH Không có HCTH BN % BN % ≤ 3,5 0 0 195 39,2 > 3,5 – 5 62 12,4 7 1,4 > 5 – 10 109 21,9 14 2,8 > 10 – 15 52 10,4 2 0,4 > 15 52 10,4 5 1,0 Tổng 275 55,2 223 44,8 XD ± SD 10,37 ± 7,29 2,67 ± 1,89 p < 0,001 Nhận xét:
Nồng độ protein niệu 24h trung bình của nhóm bệnh nhân có HCTH là 10,34 ± 7,29 g/24h, nồng độ protein niệu 24h của nhóm bệnh nhân không có HCTH là 2,67 ± 1,89 g/24h với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê < 0,001.
Có 5,6 % bệnh nhân có nồng độ protein niệu 24h > 3,5 g/24h nhưng không có HCTH.
Bảng 3.12. Phân bố protein niệu 24h theo giới trên bệnh nhân HCTH do viêm thận lupus
niệu 24h (g/24h) Nam Nữ BN % BN % BN % >3,5 – 5 10 3,6 52 18,9 62 22,4 >5 – 10 10 3,6 99 36,0 109 39,6 >10 – 15 8 2,9 44 16,0 52 18,9 >15 6 2,2 46 16,7 52 18,9 XD ± SD 10,79 ± 8,12 10,31 ± 7,18 275 100 p 0,439
Nhận xét: Nồng độ protein niệu 24h trung bình giữa giới nam và nữ ở
bệnh nhân có HCTH không có sự khác biệt với p > 0,05. Đa số bệnh nhân có HCTH có nồng độ protein niệu 24h là > 5 – 10 g/24h với tỷ lệ là 39,6 %.
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ VỚI PROTEIN NIỆU3.4.1. Mối liên hệ giữa cân nặng, BMI với protein niệu 24h 3.4.1. Mối liên hệ giữa cân nặng, BMI với protein niệu 24h
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trung bình cân nặng và trung bình chỉ số khối cơ thể (BMI) với protein niệu 24h
Protein niệu 24h (g/24h) Cân nặng trung bình (kg)
≤ 3,5 48,62 ± 7,82 > 3,5 – 5 48,19 ± 10,21 > 5 – 10 49,10 ± 8,74 > 10 – 15 50,74 ± 7,56 > 15 52,59 ± 8,78 p 0,038
Nhận xét: Trung bình cân nặng càng tăng thì nồng độ protein niệu 24h
càng tăng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
3.4.2. Mối liên quan giữa THA với protein niệu 24h
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa THA với protein niệu 24h Protein
niệu 24h (g/ 24h)
Đặc điểm huyết áp Mức độ THA Không THA Có THA THA độ 1 THA độ 2
BN % BN % BN % BN %
≤ 3,5 120 24,1 75 15,1 44 19,6 31 13,8
>3,5 – 5 28 5,6 41 8,2 18 8,0 23 10,3
>10 – 15 30 6,0 24 4,8 14 6,3 10 4,5 ≥ 15 26 5,2 31 6,2 13 5,8 18 8,0 Tổng 498 224 % 100 100 XD ± SD 6,57 ± 6,24 7,35 ± 6,83 p 0,34 0,218
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có THA ở nhóm protein niệu 24h > 3,5
g/24h chiếm tỷ lệ cao nhất là 84,9,1% trong đó nhóm bệnh nhân có protein niệu 24h > 5 – 10 g/24h chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,6 %. Không có sự khác
Từ khóa » Cách Tính Protein Niệu 24h
-
Xét Nghiệm Protein Niệu 24 Giờ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
PROTEIN NIỆU
-
Protein Niệu Là Gì, Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn đoán Bệnh ...
-
Định Lượng Protein Niệu - Hello Bacsi
-
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC - SlideShare
-
Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
Xét Nghiệm Hoá Sinh Về Bệnh Thận Tiết Niệu
-
Cách Lấy Bệnh Phầm đúng Cách - Chuyện Không Hề đơn Giản
-
Cách Tính Protein Niệu 24H, Các Xét ... - .vn
-
Cách Tính Protein Niệu 24H, Các Xét Nghiệm Cơ Bản Trong Thận ...
-
Protein Niệu Và Xét Nghiệm Liên Quan - Những Vấn đề Cần Lưu ý
-
Xét Nghiệm Hóa Sinh đánh Giá Chức Năng Thận | BvNTP
-
Top 26 Công Thức Tính Protein Niệu 24h 2022
-
Protein Niệu (Đạm Niệu): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán ...