Protein Niệu Và Xét Nghiệm Liên Quan - Những Vấn đề Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
1. Protein niệu là gì?
Trong hệ tiết niệu của cơ thể, thận được xem là cơ quan bài tiết chính. Khi thận khỏe nó có vai trò lọc, đào thải chất cặn bã, nước dư thừa cũng như độc tố ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu. Ngoài ra, bằng cách sản xuất nước tiểu, thận còn giúp kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào, điều hòa thể tích máu trong cơ thể. Nếu chức năng thận bị suy giảm, màng lọc cầu thận sẽ bị rộng ra nên phân tử protein có cơ hội đi qua đây để vào nước tiểu.
Protein niệu là thuật ngữ dùng để chỉ sự có mặt của protein ở trong nước tiểu. Nước tiểu bình thường sẽ không hoặc có rất ít protein (mức tiêu chuẩn protein trong nước tiểu cho phép là không quá 0,2 gam/24 giờ) vì thận của mỗi người đều có cơ chế tái hấp thu protein. Trường hợp protein trong nước tiểu vượt quá 3 gam/24 giờ thì đây là một trong những dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo vấn đề ở thận, nguy hiểm nhất là suy thận.
2. Tại sao protein trong nước tiểu lại tăng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho protein trong nước tiểu tăng, điển hình gồm:
Nguyên nhân không do tổn thương thận
Đây là các trường hợp protein niệu lành tính xuất hiện đơn độc không kèm hồng cầu niệu, tăng huyết áp nhưng cần theo dõi cẩn thận và khi có bất thường cần khám lại ngay. Nguyên nhân khiến protein niệu cao ở đây chủ yếu do stress, tiếp xúc môi trường lạnh trong thời gian dài, thể dục quá mức, protein niệu tư thế,...
Nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh về thận
- Thai phụ tăng protein niệu.
- Bệnh lý về thận, hội chứng thận hư.
- Lupus, viêm khớp dạng thấp.
- Tiểu đường, viêm ngoài màng tim, suy tim, tăng huyết áp.
- Bệnh ung thư, bệnh lý về máu.
3. Xét nghiệm protein niệu có ý nghĩa gì?
3.1. Ý nghĩa của xét nghiệm protein niệu
Đối với chẩn đoán các bệnh lý thận, tiết niệu thì xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc có ý nghĩa rất lớn:
Xét nghiệm này thường được chỉ định sau khi đã xét nghiệm sàng lọc bằng que thử nước tiểu và có kết quả dương tính protein niệu. Mục đích của xét nghiệm nhằm đánh giá bệnh lý thận trong đó có cả protein niệu biến chứng tiểu đường và hội chứng thận hư.
Đây là xét nghiệm không thể thiếu đối với chẩn đoán các bệnh lý về thận như: tổn thương ống thận, phản ứng tăng mẫn cảm, nhiễm độc thai kỳ, viêm cầu thận, tăng huyết áp ác tính, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch,...
Xét nghiệm còn hữu ích đối với xử trí bệnh đa u tủy xương cũng như đánh giá tình trạng giảm nồng độ protein trong máu.
Giúp đánh giá, theo dõi các tác động gây độc cho thận trong quá trình dùng thuốc.
Kết quả số lượng protein trong xét nghiệm nước tiểu như sau:
- Chỉ là protein niệu sinh lý nếu lượng protein trong nước tiểu dưới 30mg/ 24 giờ.
- Protein niệu vi thể khi lượng protein trong nước tiểu ở vào khoảng 30 - 300mg/ 24 giờ.
- Protein niệu thực sự khi lượng protein trong nước tiểu vượt quá 300mg/ 24 giờ.
3.2. Phương pháp xét nghiệm
Các phương pháp xét nghiệm protein niệu thường dùng là:
Bán định lượng
Dùng que thử nước tiểu có gắn các chất phản ứng, nếu xuất hiện protein niệu sẽ xảy ra phản ứng với chất gắn trên que khiến que thử đổi màu. Đây là cách nhận biết sự tồn tại của protein trong nước tiểu.
Định tính
- Đốt nước tiểu: Ở nhiệt độ cao, protein sẽ bị đông vón nên đốt nước tiểu có thể được dùng để phát hiện protein. Khi bị đốt, protein khiến cho nước tiểu bị vẩn đục và có thể nhận thấy điều này bằng mắt thường.
- Làm lạnh bằng acid Sulfosalicylic: Trong môi trường acid, protein có tính chất đông vón nên người ta nhỏ acid vào nước tiểu để xem có hiện tượng vón protein hay không.
Định lượng
Người bệnh được nhân viên y tế hướng dẫn lấy nước tiểu 24h để thực hiện định lượng Protein trong nước tiểu. Đây là phương pháp có khả năng định lượng chính xác lượng protein có ở nước tiểu trong 24 giờ, giúp bác sĩ có định hướng chẩn đoán và điều trị bệnh.
Điện di
Thực hiện điện di giúp xác định các thành phần protein trong nước tiểu từ đó tìm nguyên nhân gây bệnh, xác định vị trí tổn thương và đánh giá chức năng của thận. Cũng từ đây mà bác sĩ sẽ dễ dàng đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Protein niệu xuất phát từ các bệnh lý thận thường diễn tiến dai dẳng và có thể làm mất một lượng protein đáng kể nếu ở ngưỡng của hội chứng thận hư. Nhìn chung, cần phải cảnh giác với sự hiện diện của protein trong nước tiểu bởi nó là dấu hiệu cảnh báo thận bị tổn thương hoặc đang có một vấn đề không tốt.
Xét nghiệm protein niệu giúp bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Trường hợp nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý về thận thì cần phải được can thiệp y tế phù hợp, kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến suy thận. Ở mức độ nhẹ, protein niệu không cần phải điều trị.
Các bệnh lý có liên quan đến tăng chỉ số protein niệu có thể xảy ra với mọi đối tượng, ở mọi độ tuổi. Vì thế, kiểm tra sức khỏe định kỳ được xem là phương pháp có giá trị tích cực đối với phát hiện sớm protein niệu và điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao. Nếu được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này, tốt nhất bạn nên nghiêm túc thực hiện nó chứ không nên chủ quan cho qua. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có lời khuyên để bạn bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Xem thêm: Các xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì và những ai nên thực hiện?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cách Tính Protein Niệu 24h
-
Xét Nghiệm Protein Niệu 24 Giờ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
PROTEIN NIỆU
-
Protein Niệu Là Gì, Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn đoán Bệnh ...
-
Định Lượng Protein Niệu - Hello Bacsi
-
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC - SlideShare
-
Cách Tính Protein Niệu 24h - 123doc
-
Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
Xét Nghiệm Hoá Sinh Về Bệnh Thận Tiết Niệu
-
Cách Lấy Bệnh Phầm đúng Cách - Chuyện Không Hề đơn Giản
-
Cách Tính Protein Niệu 24H, Các Xét ... - .vn
-
Cách Tính Protein Niệu 24H, Các Xét Nghiệm Cơ Bản Trong Thận ...
-
Xét Nghiệm Hóa Sinh đánh Giá Chức Năng Thận | BvNTP
-
Top 26 Công Thức Tính Protein Niệu 24h 2022
-
Protein Niệu (Đạm Niệu): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán ...