Cách Tính Tải Dây Dẫn điện Trong Nhà Theo Công Thức - Sửa điện Nước

Kể từ khi Thomas Edison phát minh ra bóng đèn sợi đốt năm 1879. Thì có lẽ dây dẫn điện cũng đã xuất hiện và chứng minh được tầm quan trọng của mình . Với vai trò truyền tải điện năng dây dẫn điện đã kết nối thế giới lại với nhau.

Tôi là Đức Hùng nhân viên của dịch vụ sửa chữa điện nước Đức Hùng . Với 10 năm kinh nghiệm trong nghề sửa chữa điện nước gia đình .

Trong bài viết nhỏ dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn về tầm quan trọng của dây dẫn điện và cách chọn dây dẫn điện phù hợp với công suất thiết bị điện gia đình.

Dây dẫn điện là gì ?

Dây dẫn điện là gì Các loại dây dẫn điện

Trong vật lý và kỹ thuật điện, dây dẫn điện là một vật hoặc loại vật liệu cho dòng điện di chuyển theo một hoặc nhiều hướng. Ví dụ, một sợi dây là một dây dẫn điện có thể dẫn điện dọc theo chiều dài của nó.Trong các kim loại như đồng hoặc nhôm, các hạt tích điện chuyển động là các điện tử.

Dây dẫn điện hiểu đơn giản là một sợi dây lõi bằng kim loại được bọc lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Dây điện phân phối điện năng từ nơi cung cấp điện đến các thiết bị sử dụng trực tiếp như :Máy bơm , điều hòa, tủ lạnh ,bóng đèn …

MỜI BẠN TÌM HIỂU

  • Bảng giá sửa điện nước mới nhất năm 2024 của dịch vụ Đức

Hùng

Cách chọn dây điện trong nhà

Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây.

1. Xác định nguồn điện sẽ dùng.

2. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện.

3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ:

+ Lựa chọn đọan dây ngoài trời.

+ Lựa chọn dây điện tổng cả nhà.

+ Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

Cách chọn dây điện trong nhà ở - xác định nguồn điện sẽ dùng

Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2 dây.

MỜI BẠN XEM THÊM

  • 35 Ý tưởng đi dây điện nổi trong nhà đẹp năm 2024

Cách tính dòng chịu tải dây điện trong nhà theo công thức

Cách chọn tiết diện dây dẫn có thể áp dụng theo công thức dưới đây :

Công thức: S=I/J Trong đó: – J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm²) – S: là tiết diện dây dẫn (mm²)

Đối với dây đồng (Cu)

Mật độ dòng điện TỐI ĐA: J = 6A/mm2 (=1,3kW/mm2 = 1300W/mm2)

Dòng điện làm việc: A = 2,5A/mm2

Đối với dây nhôm (Al)

Mật độ dòng điện TỐI ĐA: J = 4,5A/mm2 (=1kW/mm2 = 1000W/mm2)

Ví dụ :Tổng công suất thiết bị điện trong gia đình bạn là P = 3 kW. Hiện nay với các gia đình nguồn cung cấp điện rất gần nên ta lựa chọn dây đồng làm dây dẫn. Áp dụng theo công thức tính:

S = P / Jđ

S = 3 kW/1,3 kW/mm2 = 2,3mm2

Chính vì vậy, tiết diện tối thiểu của dây điện đường trục trong gia đình là 2,3mm².

Ta có công thức tính dòng điện chịu tải của dây dẫn là : S=I/J

Trong đó thì s là tiết diện dây(mm2)

I là dòng điện tải A

J là mật độ dòng điện kinh tế thường lấy từ 4.5 đến 7A/mm2 với dây đồng bọc cách điện và 8 đến 10A/mm2 với dây đồng trần

Như vậy ta có thể chọn loại dây cỡ 2,5 mm² và 4mm2. Để sử dụng dây lâu dài và có thể phát sinh thêm phụ tải bạn nên sử dụng cỡ dây 4 mm².Khi có được tiết diện dây dẫn ta có thể chọn được loại dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng .

Đây là công thức tính dây điện chịu tải mà Đức Hùng hay sử dụng trước khi thi công điện nhà mới. Nếu như các bạn thấy khó hiểu thì có thể chọn dây theo bảng dưới nhé

Kích thước dây điện cho điều hòa

Điều hòa là thiết bị có công suất lớn và momen khởi động lớn chính vì vậy để điều hòa hoạt động ổn định cần tính toán lựa chọn kích thước dây điện đúng tiêu chuẩn.

chọn Kích thước dây điện cho điều hòa

Chọn dây dẫn điện cho điều hòa

Khi chọn sai tiết diện dây dẫn điều hòa sẽ báo lỗi , nguy hiểm hơn sẽ làm chập cháy dây dẫn điện dẫn đến hỏa hoạn. Và hoạt động trong thời gian dài lốc khởi động dòng lên cao sẽ dẫn đến cháy động cơ.

Máy lạnh 1 HP 9000BTU sửa dụng dây điện bao nhiêu?

Điều hòa 1 HP 9000BTU sử dụng nguồn điện 220V/50HZ có công suất tiêu thụ là : 0,7456 kW.

Áp dụng công thức tính : S = P / Jđ

Đối với dây đồng (Cu)

Mật độ dòng điện TỐI ĐA: J = 6A/mm2 (=1,3kW/mm2 = 1300W/mm2) >>S=0,7456KW /1,3 KW = 0,6 mm

Vậy máy lạnh 1hp đi dây điện lõi đồng 1- 1,5 mm.

máy lạnh 1 hp sử dụng dây điện bao nhiêu

Chọn dây điện máy lạnh 1 hp

Máy lạnh 1,5 HP 12000BTU đi dây điện bao nhiêu?

Với điều hòa 12000BTU công suất tiêu thụ của máy là : 1,13185 kW

Áp dụng công thức tính :

S = P / Jđ

Đối với dây đồng (Cu)

Mật độ dòng điện TỐI ĐA: J = 6A/mm2 (=1,3kW/mm2 = 1300W/mm2)

S=1,13185 kW /1,3 KW = 0,9mm

Vậy dây điện dùng cho điều hòa 12000BTU nên chọn dây dẫn đồng tiết diện 1,5mm.

Máy lạnh 1,5 Hp inverter đi dây điện giữa dàn nóng và dàn lạnh sử dụng 2 dây 2 x 1.5 mm hoặc 2x 2,5 và 1 dây tín hiệu 1x1mm , dây cấp nguồn 2 dây x 1.5 hoặc 2.5 mm

Cách chọn dây điện cho tủ lạnh

cách chọn dây dẫn điện dùng cho tủ lạnh

Thông số tủ lạnh side by side HITACHI

Tủ lạnh có công suất từ 70W-1400W tùy theo dung tích .

Bạn áp dụng công thức tính :

S = P / Jđ

Dây điện sử dụng là dây lõi đồng (Cu) .Mật độ dòng điện tối đa của dây đồng : J = 6A/mm2 (=1,3kW/mm2 = 1300W/mm2)

S=1,4KW /1,3 KW = 1,1mm

Trên thị trường các hãng dây dẫn điện thương hiệu có loại dây 1,5mm nên tủ lạnh có thể sử dụng dây đôi mềm bọc cách điện PVC 2x1,5mm.

Vậy chọn dây điện cho tủ lạnh có tiết diện 2x1mm hoặc 2x1,5mm.

Cách chọn dây điện cho máy nước nóng

Bình nóng lạnh hay máy nước nóng là thiết bị điện có công suất rất lớn

Từ 2500W tới 5000W tùy theo dung tích của bình vì vậy.

Cần chọn dây điện cho máy nước nóng chính hãng lõi đồng loại tốt nhất.Dây có tiết điện từ 2x2,5 trở lên tùy thuộc theo công suất bình. Sử dụng dây tiết diện nhỏ, kém chất lượng sẽ làm dây quá tải dẫn tới chập cháy nguy hiểm.

Bình nóng lạnh có loại trực tiếp và loại dán tiếp.

Chọn dây điện bình nóng lạnh trực tiếp

chọn dây dẫn điện cho máy nước nóng

Thông số máy nước nóng trực tiếp

Máy nước nóng trực tiếp có công suất 4500W

Bạn áp dụng công thức tính :

S = P / Jđ

Dây điện sử dụng là dây lõi đồng (Cu) .Mật độ dòng điện tối đa của dây đồng : J = 6A/mm2 (=1,3kW/mm2 = 1300W/mm2)

S=4,5KW /1,3 KW = 3,5 mm

Trên thị trường các hãng dây dẫn điện thương hiệu có loại dây 4mm nên máy nước nóng trực tiếp sử dụng dây đôi mềm bọc cách điện PVC 2X4 mm

Chọn dây điện cho bình nóng lạnh gián tiếp

chọn dây dẫn điện cho bình nóng lạnh

Thông số bình nóng lạnh gián tiếp

Bình nóng lạnh gián tiếp có công suất 2500W

Bạn áp dụng công thức tính :

S = P / Jđ

Dây điện sử dụng là dây lõi đồng (Cu) .Mật độ dòng điện tối đa của dây đồng : J = 6A/mm2 (=1,3kW/mm2 = 1300W/mm2)

S=2,5KW /1,3 KW = 1,9 mm

Trên thị trường các hãng dây dẫn điện thương hiệu có loại dây 2,5mm nên máy nước nóng trực tiếp sử dụng dây đôi mềm bọc cách điện PVC 2X2,5 mm

Dây điện 0.75,1.0, 1.5 ,2.5 , 4.0 ,6.0,10 và dây 16 mm chịu tải bao nhiêu w?

Tùy theo độ dài và chủng loại của dây dẫn điện dây 0.75,1.0, 1.5 ,2.5 , 4.0 ,6.0,16 mm có thể chịu tải như sau :

  • Dây điện 0.5 chịu tải tối đa 800w
  • Dây điện 0.75 chịu tải tối đa 1200w
  • Dây điện 1.0 chịu tải tối đa 1700w
  • Dây điện 1.5 chịu tải tối đa 2400w
  • Dây điện 2x2.5 chịu tải tối đa 4000w
  • Dây điện 2x 4.0 chịu tải tối đa 6000w
  • Dây điện 2x 6.0 chịu tải tối đa 9600w
  • Dây điện 10mm chịu tải tối đa 13000w

Bảng chọn dây điện theo công suất

Để cho các bạn có thể chọn tiết diện dây nhanh hơn chúng tôi xin chia sẻ bảng chọn tiết diện dây dẫn theo công suất (W) và cường dộ dòng điện(A) theo bảng tra dưới đây.

Tiết diện (mm)

Công Suất (kW)

Công Suất (kW)

Dòng Điện (A)

Tại 220V

Tại 380V

220V

0.75

0.35

1.05

1.875

1

0.47

1.40

2.5

1.25

0.58

1.75

3.125

1.5

0.70

2.10

3.75

2

0.94

2.81

5

2.5

1.17

3.51

6.25

3.5

1.64

4.91

8.75

4

1.87

5.61

10

5.5

2.57

7.71

13.75

6

2.81

8.42

15

8

3.74

11.22

20

10

4.68

14.03

25

11

5.14

15.43

27.5

14

6.55

19.64

35

16

7.48

22.44

40

22

10.29

30.86

55

25

11.69

35.06

62.5

30

14.03

42.08

75

35

16.36

49.09

87.5

38

17.77

53.30

95

50

23.38

70.13

125

60

28.05

84.15

150

70

32.73

98.18

175

80

37.40

112.20

200

95

44.41

133.24

237.5

100

46.75

140.25

250

120

56.10

168.30

300

125

58.44

175.31

312.5

150

70.13

210.38

375

150

70.13

210.38

375

185

86.49

259.46

462.5

200

93.50

280.50

500

240

112.20

336.60

600

250

116.88

350.63

625

300

140.25

420.75

750

400

187.00

561.00

1000

Với công thức này bạn có thể tính toán chuẩn tiết diện dây dẫn điện , lựa chọn được loại dây phù hợp nhất.

Điều này giúp giảm thiểu sự lãng phí về tiền bạc,và giảm thiểu được sự tổn thất , hao mòn của dây điện trong quá trình sử dụng lâu dài.

Cách chọn dây dẫn điện 3 pha dân dụng

Bạn có thể chọn tiết diện dây dẫn 3 pha theo công thức trên

Dây điện 3 pha thường dùng trong các xưởng, khu công nghiệp , trong các dây truyền sử dụng động cơ 3 pha công suất lớn . Dây điện 3 pha làm giảm sự hao tổn điện năng của những động cơ có công suất lớn .

Hiện nay điện 3 pha cũng được sử dụng nhiều trong các gia đình như cấp điện cho thang máy, máy sản suất tại các xưởng cơ khí..

Hệ thống dẫn điện 3 pha tiêu chuẩn bao gồm: 1 dây lạnh, 3 dây nóng với hiệu điện thế chuẩn là 380V.

Dưới đây là cách tính tiết diện dây dẫn 3 pha theo công thức

S=I/J

Trong đó:

I là cường độ dòng điện. Đơn vị tính bằng A

S là tiết diện dây dẫn. Đơn vị tính mm2

J là mật độ dòng điện cho phép chạy qua .

Để dây dẫn không quá nóng khi sử dụng cần chọn cách nào ?

Ví dụ : 1 thiết bị điện có công suất là 10kW thì cường độ dòng điện tổng sẽ là I= P/U = 10000/380 = 26.3A. Tiết diện dây dẫn S = 26.3 / 6 = 4.4 mm2. Vì thế, để dây dẫn không quá nóng khi sử dụng cần chọn cách tăng tiết diện dây dẫn điện là 5.5mm2.

Ngoài việc tăng tiết diện dây để dây dẫn không quá nóng khi sử dụng cần chọn loại dây có khả năng dẫn nhiệt tốt loại dây điện lõi đồng đủ sợi .

Công suất chịu tải của dây dẫn điện theo chiều dài

Để dây dẫn điện được sử dụng bền bỉ lâu dài . Khi lắp đặt đây điện rất nhiều thợ điện nước hay bỏ qua . Đó là vấn đề sụt áp trên đường dây do dây quá dài hoặc môi trường nhiệt độ cao. Điều này làm giảm độ bền của dây điện khi sử dụng lâu dài tệ hơn có thể làm dây điện quá tải gây chập cháy nguy hiểm. Ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể tính theo công thức sau: Công thức tính để mua dây dẫn diện Trong đó: P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW L = Chiều dài đường dây mong muốn, m S = Tiết diện ruột dẫn của dây, mm2 Hoặc bạn có thể tính dây điện dựa theo kinh nghiệm của tôi như sau: Sau khi chọn được tiết diện dây điện phù hợp với công suẩt với gia đình bạn , nhưng chiều dài đường dây quá xa khi đó bạn có thể tăng tiết diện dây thêm 3mm2- 5 mm2 khi chiều dài dây vượt quá 11m. Các loại dây, cỡ dây đã được tính toán lựa chọn cho phụ tải trong nhà như sau: + Dây ngoài trời: cáp Duplex Du-CV 2×6mm2 hoặc Duplex Du-CX 2×6mm2 + Dây cáp trong nhà ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2 + Dây nguồn cho nhánh phòng bếp : dây VC 4mm2 + Dây nguồn cho nhánh ổ cắm chiếu sáng: dây VC 2mm2 + Dây nguồn cho các thiết bị đèn, quạt : dây VC 1,0mm2 Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn bảng tra công suất chịu tải của các loại dây điện :

Công suất chịu tại của dây cáp điện ngoài trời Duplex Du-CV, Duplex Du-CX

 Công suất chịu tại của  dây cáp Điện ngoài trời  Duplex Du-CV, Duplex Du-CX

Cáp duplex Du – CV, Du-CX : Dây cáp Cáp duplex Du – CV, Du-CX là loại dây ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng mềm xoắn đồng tâm ruột cáp có 2 lõi. Cáp duplex Du – CV, Du-CX để dẫn nguồn điện một pha hai dây từ trụ điện ngoài đường vào đầu nhà, Cáp duplex có đặc điểm sau: + Du-CV: cách điện PVC. Nhiệt độ làm việc của ruột dẫn tối đa là 70. + Du-CX: cách điện XLPE. Nhiệt độ làm việc của ruột dẫn tối đa là 90.

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Chiều dài đường dây

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Chiều dài đường dây

3mm

≤ 5,5 kW

≤ 30 m

10 mm2

12,1 kW

≤ 45 m

4mm

≤ 6,8 kW

≤ 30 m

11 mm2

12,9 kW

≤ 45 m

5mm

≤ 7,8 kW

≤ 35 m

14 mm2

15,0 kW

≤ 50 m

5.5mm

≤ 8,3 kW

≤ 35 m

16 mm2

16,2 kW

≤ 50 m

6mm

≤ 8,7 kW

≤ 35 m

22 mm2

20,0 kW

≤ 60 m

7mm

≤ 9,5 kW

≤ 40 m

25 mm2

21,2 kW

≤ 60 m

8mm

≤ 10,6 kW

≤ 40 m

35 mm2

26,2 kW

≤ 70 m

Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV

Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV

Dây điện VC hay còn gọi là dây đơn cứng – là loại dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng được bọc lớp cách điện từ chất liệu nhựa PVC cao cấp. Cấp điện áp của loại dây điện này là 600V.

Dây điện VC được sử dụng cấp nguồn cho các thiết bị điện trong gia đình, Khi thi công dây điện phải được bọc trong ống ghen cứng chịu lực để đảm bảo an toàn không bị rò điện. Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép của ruột dẫn là 70 độ C. Nhiệt độ cực đại cho phép của ruột dẫn khi ngắn mạch trong thời gian không quá 5 giây là 160 độ C.

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

0,5 mm2

≤ 0,8 kW

3 mm2

≤ 5,6 kW

0,75 mm2

≤ 1,3 kW

4 mm2

≤ 7,3 kW

1,0 mm2

≤ 1,8 kW

5 mm2

≤ 8,7 kW

1,25 mm2

≤ 2,1 kW

6 mm2

≤ 10,3 kW

1,5 mm2

≤ 2,6 kW

7 mm2

≤ 11,4 kW

2,0 mm2

≤ 3,6 kW

8 mm2

≤ 12,5 kW

2,5 mm2

≤ 4,4 kW

10 mm2

≤ 14,3 kW

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, Vcmo

Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, Vcmo

Dây dẫn điện đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.

Dây điện VCm được sử dụng cấp nguồn cho các thiết bị điện trong gia đình. Dây VCm có thể chôn trực tiếp trong tường hoặc chạy nổi bên ngoài .

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

0,5 mm2

≤ 0,8 kW

2,5 mm2

≤ 4,0 kW

0,75 mm2

≤ 1,2 kW

3,5 mm2

≤ 5,7 kW

1,0 mm2

≤ 1,7 kW

4 mm2

≤ 6,2 kW

1,25 mm2

≤ 2,1 kW

5,5 mm2

≤ 8,8 kW

1,5 mm2

≤ 2,4 kW

6 mm2

≤ 9,6 kW

2,0 mm2

≤ 3,3 kW

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Công suất chịu tải của dây VA

Dây đơn cứng (VA) là dây điện có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.

Dây đơn cứng (VA) thường dùng để truyền tải điện từ trạm điện đến các trạm nhánh hộ gia đình.

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

1,0 mm2

≤ 1,0 kW

5 mm2

≤ 5,5 kW

1,5 mm2

≤ 1,5 kW

6 mm2

≤ 6,2 kW

2,0 mm2

≤ 2,1 kW

7 mm2

≤ 7,3 kW

2,5 mm2

≤ 2,6 kW

8 mm2

≤ 8,5 kW

3 mm2

≤ 3,4 kW

10 mm2

≤ 11,4 kW

4 mm2

≤ 4,2 kW

12 mm2

≤ 13,2 kW

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Công suất chịu tải của cáp điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV

Công suất chịu tải của cáp  Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV

Dây cáp điện CVV còn được gọi là dây cáp đồng trục bởi vì tất cả các lớp cáp đều được dùng chung 1 trục hình học. Được sử dụng cho hệ thống truyền tải và phân phối điện cấp điện áp 300/500V và 0.6/1kv.

Dây cáp điện CVV thường được sử dụng để làm đường truyền tín hiệu vô tuyến như: các đường cấp giữa thiết bị thu phát sóng vô tuyến và ăng ten, các kết nối mạng máy tính, cáp truyền hình tivi.

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Cách điện PVC(ĐK-CVV)

Cách điện XLPE(ĐK-CXV)

Cách điện PVC(ĐK-CVV)

Cách điện XLPE(ĐK-CXV)

3 mm2

≤ 6,4 kW

≤ 8,2 kW

10 mm2

≤ 13,4 kW

≤ 17,0 kW

4 mm2

≤ 7,6 kW

≤ 9,8 kW

11 mm2

≤ 14,2 kW

≤ 18,1 kW

5 mm2

≤ 8,8 kW

≤ 11,2 kW

14 mm2

≤ 16,6 kW

≤ 20,7 kW

5,5 mm2

≤ 9,4 kW

≤ 11,9 kW

16 mm2

≤ 17,8 kW

≤ 22,0 kW

6 mm2

≤ 9,8 kW

≤ 12,4 kW

22 mm2

≤ 22,0 kW

≤ 27,2 kW

7 mm2

≤ 10,8 kW

≤ 13,8 kW

25 mm2

≤ 23,6 kW

≤ 29,2 kW

8 mm2

≤ 11,8 kW

≤ 15,0 kW

35 mm2

≤ 29,0 kW

≤ 36,0 kW

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

9 Nguyên tắc lắp dây điện trong hệ thống điện gia đình

MỜI BẠN TÌM HIỂU THÊM

  • Kỹ thuật cách lắp đặt đường dây điện trong nhà được Đức

Hùng áp dụng hiện nay.

  • Sơ đồ đi dây điện nhà cấp 4 mái thái đẹp nhất năm 2024

1 . Không nên đi dây điện âm dưới nền nhà bởi dưới tác động của lực nén có thể làm đứt dây điện và môi trường ẩm ướt làm ảnh hưởng tới chất lượng dây.

2 . Dây dẫn trong tường cần được bọc trong ống ghen cứng để tăng độ an toàn và khi thi công ống không lên làm biến dạng ống hoặc thi công ống quá nhỏ dẫn đến khi kéo dây làm xước hoặc biến dạng dây ảnh hưởng tới độ bền dây điện.

3 . Nên tách 2 pha điện bằng 2 màu riêng biệt như màu đỏ pha lửa, màu xanh pha mát ,để tránh nhầm lẫn khi sửa chữa.

4 . Nên chia đường điện trong nhà ở thành nhiều nhánh để tiện cho quá trình sửa chữa và sinh hoạt .

Ví dụ như : Điều hòa 1 nhánh ,ổ cắm 1 nhánh,nguồn đèn 1 nhánh

5 . Đường dây điện trong tường tuyệt đối không được nối với nhau , khi môi trường ẩm thấp mối nối bị move rò điện nguy hiểm

6 . Dây dẫn điện không được chôn nơi có nhiệt độ cao hoặc nơi có hóa chất ăn mòn

7 . Hệ thống dây điện trong tường nên sử dụng dây lõi đồng để đảm bảo sử dụng lâu dài, do dây nhôm hay bị oxy hóa bởi độ ẩm.

8 . Dây điện hệ thống tiếp địa nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh. 9 . Các mối nối dây phải được đặt trong hộp Box hoặc trong đế chống nước và có cầu nối điện.

Trên đây là những chia sẻ từ những kinh nghiệm thi công điện nước của Đức Hùng trong 10 .năm qua .Hi vọng bài biết giúp các bạn lựa chọn được dây dẫn điện chuẩn chỉ an toàn cho ngôi nhà của mình.

ĐỨC HÙNG đã mở rộng thêm dịch vụ sửa chữa tại các

quận

  • Sửa chữa điện nước tại Thanh Xuân
  • Sửa chữa điện nước tại quận Hai Bà Trưng
  • Sửa chữa điện nước quận Hoàn Kiếm

Qúy khách có nhu cầu sửa chữa điện nước tại quận Thanh Xuân ,Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm hãy gọi cho chúng tôi nhé !

Từ khóa » Chọn Dây Dẫn điện Trong Nhà