Hướng Dẫn Lựa Chọn Dây Dẫn điện Cho Gia đình - EvnBamBo
Có thể bạn quan tâm
Dây dẫn điện là thứ không thể thiếu trong mọi gia đình. Nó giúp chiếu sáng bóng đèn, giúp các thiết bị điện trong nhà bàn có thể hoạt động được. Việc lựa chọn dây dẫn điện phù hợp là việc vô cùng quan trọng. Nhằm đáp ứng chính xác được yêu cầu, an toàn và tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng, lắp đặt các thiết bị điện. Sau đây, EvnBamBo sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn dây dẫn điện cho gia đình. Cùng tham khảo ngay bây giờ nhé!
Xác định nguồn điện sử dụng trong gia đình
Căn cứ theo những thiết bị điện sử dụng trong nhà người dùng sẽ sử dụng là thiết bị điện 1 pha hay 3 pha. Đồng thời, cũng căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình sinh sống có những nguồn điện nào. Hầu như nguồn điện nào cho gia đình tại Việt Nam hiện nay cũng là nguồn 1 pha 2 dây.
Ở bước này, thường sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở từng địa phương. Nếu như người dùng chỉ sài thiết bị điện 1 pha đồng thời nguồn điện địa phương của điện lực chỉ có 2 dây (1 dây nóng, 1 dây nguội) hay 4 dây (3 dây nóng, 1 dây nguội), thì chỉ có nguồn 1 pha 2 dây là áp dụng được. Trong trường hợp này, vẫn có thể chọn nguồn 1 pha 3 dây để sử dụng, nhưng cần thiết kế thêm hệ thống nối đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ đo điện.
Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện
Thiết bị tiêu thụ điện chính là những thiết bị hoạt động bằng năng lượng điện. Những thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình có thể kể tới như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, quạt điện, lò vi sóng, nồi cơm điện, bàn ủi, máy sấy tóc,…
Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (woat), hoặc KW (kilo – woat) hoặc HP (Horse Power – sức ngựa). Nói 1 cách gần đúng thì có thể xem tất cả những trị số công suất ghi trên những thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả những trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà.
Khi gặp phải những đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng 1 đơn vị như sau:
- 1kW = 1.000W
- 1HP = 750W
Công thức tính và lựa chọn dây dẫn điện cho gia đình
Tổng công suất tiêu thụ điện trong nhà của bạn được tính theo công thức sau:
Tính dòng điện: I= P/U
Trong đó:
- P: là tổng công suất (Kw)
- U: hiệu điện thế (220V)
Tính tiết diện: S = I/J
Trong đó:
- J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
- Đối với dây đồng: mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6A/mm2
- Đối với dây nhôm: mật độ dòng điện cho phép Jn = 4.5 A/mm2
Khi chọn dây điện bạn nên chọn loại có kích thước lớn hơn tính toán 1 cấp để dự phòng và có thể nâng cấp phụ tải sau này.
Sau khi tính toán xong, bạn nên lựa chọn dây điện cho từng khu vực của nhà ở.
Lựa chọn hệ thống dây dẫn ngoài trời
Đây chính là đoạn dây dẫn được nối từ lưới điện địa phương vào nhà nên đoạn dây này chủ yếu nằm ở ngoài trời, vì thế nó phải chịu được tổng công suất lớn. Nhưng, đoạn dây này thường sẽ được bên điện lực địa phương cấp mới nếu như bạn đang ký công tơ mới.
Lựa chọn đường dây dẫn chính
- Bước 1: tính tổng công suất các thiết bị tiêu thụ đồng thời trong gia đình. Ví dụ: P=5Kw.
- Bước 2: áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U -> I=5*1000/220 = 22.72A.
- Bước 3: áp dụng công thức tính tiết diện: S= I/J -> S=22.72/6 = 2.78mm2
- Bước 4: được biết trên thị trường có loại dây kích cỡ 4mm2 và 6mm2, ta chọn loại lớn hơn 1 cấp là 6mm2.
Ví dụ về cách tính toán, lựa chọn dây dẫn điện gia đình
Vd: cần tính toán chọn dây dẫn cho hệ thống điện của 1 ngôi nhà có 1 trệt, 1 lầu, đi dây âm tường, khoảng cách từ nhà tới lưới điện địa phương là 30m, toàn bộ thiết bị điện sử dụng trong nhà đều là dòng điện 1 pha và có công suất tiêu thụ được nêu trong bảng sau:
Bước 1: xác định loại nguồn điện sẽ sử dụng. Do tất cả các thiết bị điện trong nhà đều sử dụng điện 1 pha, 220V nên ta chọn nguồn điện thông dụng nhất là nguồn điện 1 pha 2 dây.
Bước 2: tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện. Cộng tất cả công suất của các thiết bị điện của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà thì ta có số liệu như sau:
Tổng công suất tầng trệt là: 7470W
Tổng công suất tầng lầu là: 3.335W
Tổng công suất cả nhà là 10.805W
Bước 3: lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở
Lựa chọn đoạn dây ngoài trời
Đoạn dây ngoài trời chính là đoạn dây dẫn điện vào nhà nên nó cần chịu được tổng công suất của cả nhà là 10.805W. Nhưng, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả những thiết bị điện trong nhà đều hoạt động cùng 1 thời điểm nên người ta có thể giảm công suất tính toán xuống còn khoảng 80%. Công suất tính toán rồi mới lựa chọn dây dẫn theo công suất đã được giảm. Khi giảm xuống 80% như vậy thì người ta có cách gọi khác chính là chọn hệ số đồng thời (kđt) = 0.8. Trong ví dụ này cũng chọn kđt = 0.8 và công suất sau khi giảm là: P = 10.805 X 0.8 = 8644w = 8.644kW
Đoạn dây ngoài trời thông thường được gọi là loại dây Duplex ruột đồng, có lớp cách điện PVC (Du – CV). Căn cứ theo công suất 8.644kW ta tra bảng để tìm cỡ (tiết diện ruột dẫn) cáp cho ta thích hợp. Ta thấy cáp tiết diện ruột dẫn 6mm2 có công suất chịu tải cho phù hợp. Chiều dài lắp đặt của cáp có tiết diện ruột dẫn là 6mm2, cũng thỏa mãn với chiều dài lắp đặt yêu cầu là 30m. Vì thế, ta chọn đonạ cáp ngoài trời là cáp CXV 2x6mm2.
Lựa chọn đoạn cáp điện kế.
Đoạn cáp điện kế nối từ đoạn dây ngoài trời vào đến nhà nên nó cũng cần có công suất chịu tải lớn hơn hoặc bằng 8.644kW. Ta thấy cáp DK – CVV có tiết diện ruột dẫn là 5mm2 hoặc cáp CXV có tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp. Đoạn cáp điện kế thường khá ngắn (<10m) nên không cần phải quan tâm tới điện áp rơi theo chiều dài. Như thế, người dùng có thể sử dụng cáp CVV 2x5mm2 hoặc cáp CXV 2x4mm2.,
Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây dẫn điện tới từng thiết bị:
Ngôi nhà bao gồm có tầng trệt cùng 1 tầng lâu, 2 tầng có những thiết bị khác nhau và có công suất tiêu thụ khác nhau. Do đó, để tiết kiệm người dùng có thể phân làm 2 nhánh. Đường dây cho 2 nhánh này người dùng nên chọn loại dây đơn cứng (VC).
Nhánh 1 cho tầng trệt: tổng công suất tầng 1 là 7.47kW. Như đã đề cập ở trên thì hầu như các thiết bị không hoạt động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời dkt = 0.8, khi đó công suất để chọn dây dẫn là 7.47 x 0.8 = 5.976kW. Ta thấy được dây VC có tiết diện ruột dẫn là 4mm2 là phù hợp. Như thế, người dùng có thể chọn dây VC 4mm2 để cho tầng trệt.
Nhánh 2 cho tầng lầu: tầng lầu có công suất tổng là 3.335 = 3335kW. Tương tự như đề cập ở trên, hầu như những thiết bị không hoạt động đồng thời nên có thể chọ hệ số đồng thời kđt = 0.8. Lúc đó, công suất để chọn dây dẫn chính là 3.335 x 0.8 = 2.668kW. Ta thấy dây VC với tiết diện ruột dẫn là 2 mm2 là phù hợp. Vì thế, người dùng có thể chọn dây VC 2 mm2 cho nhánh 2.
Dây dẫn cho từng thiết bị: tùy vào cách lắp đặt, người dùng có thể chọn loại dây đơn cứng hoặc dây đôi mềm. Trong ví dụ này ngôi nhà yêu cầu đi dây âm tường nên ta chọn dây đơn VC cho toàn bộ các thiết bị. Nhìn theo bảng công suất ta thấy được công suất của điều hòa nhiệt độ 1.5HP (1.125W) là lớn nhất. Vì thế, cáp VC với tiết diện ruột dẫn là 0.75mm2 là phù hợp nhất. Nhưng, cần chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp cho nên người dùng có thể chọn dây VC 1.0mm2 cho tất cả những thiết bị và ổ cắm điện.
Tóm lại: những loại dây, cỡ dây đã được tính toán để chọn cho ngôi nhà như sau:
- Dây ngoài trời: Cáp CXV 2x6mm2
- Đoạn cáp điện kế: cáp DK- CVV 2x5mm2 hoặc DK-CXV 2×4 mm2.
- Dây cho nhánh tầng trệt: dây VC 4mm2
- Dây cho nhánh tầng lầu: VC 2mm2
- Dây cho các thiết bị điện và ổ cắm: dây VC 1.0mm2
EvnBamBo là đại lý phân phối cấp 1 nhiều thương hiệu dây cáp điện lớn như:
Đại lý dây cáp điện Cadisun
Dây cáp điện Cadivi
Thiết bị điện Ls Vina
Facebook Comments Box
Từ khóa » Chọn Dây Dẫn điện Trong Nhà
-
Chọn Dây Dẫn điện Trong Nhà - Thiết Bị điện Hà Nội
-
Hướng Dẫn Chọn Dây điện Cho Nhà Cấp 4
-
Top 2 Cách Tính Dây điện Trong Nhà đơn Giản Nhất 2020
-
[ CHUYÊN GIA ] Tư Vấn Cách Chọn Dây điện Cho Nhà Cấp 4
-
Hướng Dẫn Lựa Chọn Dây Dẫn điện Gia đình - Làm Thợ
-
Hướng Dẫn Chọn Dây Dẫn điện Trong Gia đình - Việt Long Power
-
Cách Chọn Dây Dẫn điện- Có Mấy Loại Dây Dẫn điện? - Bách Hoá MINI
-
Cách Tính Tải Dây Dẫn điện Trong Nhà Theo Công Thức - Sửa điện Nước
-
Hướng Dẫn Cách Tính Dây điện đi Trong Nhà - Thuận Phong
-
Hướng Dẫn Lựa Chọn Dây điện Cho Ngôi Nhà Mới - Sửa điện Nước
-
Cách Chọn Tiết Diện Dây Dẫn điện Phù Hợp Với Công Suất Thiết Bị
-
[Hướng Dẫn] Cách Chọn Dây Dẫn điện Trong Nhà An Toàn Nhất
-
Tiết Diện Là Gì? Bảng Chọn Tiết Diện Dây Dẫn Theo Công Suất - 1FIX™
-
Cách Lựa Chọn Dây Dẫn điện Cho Nhà ở Dân Dụng - LIOASAIGON.COM