Cách Tính Toán Kích Cỡ đường ống Dẫn Khí Cho Hệ Thống Khí Nén

Giảm thiểu vấn đề tụt áp bằng việc lắp đặt đúng kích cỡ đường ống dẫn khí nén. Tính toán chính xác kích cỡ đường ống cho hệ thống khí nén của bạn.

Nếu bạn muốn biết chính xác kích cỡ đường ống dẫn khí cho việc lắp đặt của bạn. Việc này đơn giản thôi. Thực tế, chúng tôi vẫn thấy có rất nhiều nhà xưởng lắp đặt đường ống dẫn khí rất nhỏ. Nguyên nhân có thể do nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường sử dụng khí nén hoặc cũng có nơi lắp đặt ống dẫn khí nhỏ ngay từ ban đầu do chưa đánh giá đúng mức độ quan trọng của việc lắp đặt đường ống này.

Điều gì xảy ra nếu lắp đường ống dẫn khí quá nhỏ nhỉ? Vấn đề tụt áp sẽ xảy ra.

Nếu quá nhiều khí đi qua trong khi đường ống dẫn khí lại nhỏ thì vấn đề tụt áp sẽ xảy ra giữa điểm đầu và điểm cuối. Và tụt áp gây ra một sự thiệt hại lớn về tiền. Nếu tụt áp lớn, bạn sẽ phải cài đặt lại áp suất làm việc của máy (cao hơn). Áp suất làm việc càng cao, năng lượng tiêu thụ càng lớn.

Độ tụt áp tối đa và lý tưởng nên là 0/1 bar. Điều này có nghĩa là áp suất làm việc tại điểm sử dụng nên thấp hơn 0.1 bar so với đầu ra của máy nén. Ví dụ, 6,9 bar tại điểm sử dụng và 7 bar tại máy nén khí.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây tụt áp trong hệ thống khí nén

Điều gì ảnh hưởng khi hệ thống khí nén bị tụt áp?

Tóm lại, mỗi đoạn tắc nghẽn đều tạo tụt áp. Không chỉ các đường ống dẫn khí mà còn là các khớp nối, ống mềm, van,… Tất cả đều góp phần gây ra tụt áp trong hệ thống khí nén. Khoảng cách từ máy nén đến thiết bị sử dụng khí cuối cùng càng xa thì độ tụt áp càng lớn.

Lượng khí qua đường ống cũng là một nhân tố. Càng nhiều khí qua một đường ống, độ tụt áp càng lớn.

Tóm gọn, thông tin chúng ta cần tính toán độ tụt áp là:

– Đường kính ống dẫn khí

– Số lượng coupling, đoạn uốn cong, van và các thiết bị phụ trợ để dẫn khí

– Lưu lượng khí qua đường ống

Lưu lượng khí

Để bắt đầu, bạn cần biết lưu lượng khí qua hệ thống của bạn. Cách dễ nhất để biết lưu lượng khí (tối đa) đó là nhìn vào thông số kỹ thuật của máy nén khí (trong cuốn cẩm nang hoặc trên mạc gắn ở máy). Lưu lượng thường được tính bằng đơn vị m3/ phút hoặc lít/ phút.

Bảng kích cỡ đường ống dẫn khí nén

Thay vì cho bạn một công thức phức tạp để tính toán độ tụt áp, chúng tôi đã có một bản tính toán sẵn giúp bạn. Bạn chỉ cần dựa vào đó là sẽ tìm được câu trả lời.

Bảng tính dưới đây là cho áp suất làm việc 7 bar, độ tụt áp tối thiểu 0.3 bar. Những giá trị này là cho đường ống thẳng, không có những khúc quanh, khớp nối, van hay các thiết bị phụ trợ khác.

Bảng 1: Kích cỡ đường ống dẫn khí (milimét)

                   
N m3/h S cfpm 50m 100m 150m 300m 500m 750m 1000m 2000m
    164ft 328ft 492ft 984ft 1640ft 2460ft 3280ft 6561ft
10 6 15 15 15 20 20 25 25 25
30 18 15 15 15 25 25 25 25 40
50 29 15 25 25 25 40 40 40 40
70 41 25 25 25 40 40 40 40 40
100 59 25 25 40 40 40 40 40 63
150 88 25 40 40 40 40 40 40 63
250 147 40 40 40 40 63 63 63 63
350 206 40 40 40 63 63 63 63 80
500 294 40 40 63 63 63 63 63 80
750 441 40 63 63 63 63 80 80 100
1000 589 63 63 63 63 63 80 80 100
1250 736 63 63 63 63 63 100 100 100
1500 883 63 63 63 80 80 100 100 125
1750 1030 63 63 80 80 80 100 100 125
2000 1177 63 80 80 80 100 100 100 125
2500 1471 63 80 80 80 100 125 125 125
3000 1766 80 80 76 100 100 125 125 150
3500 2060 80 80 100 100 125 125 125 150
4000 2354 80 100 100 100 125 125 125 150
4500 2649 80 100 100 125 125 125 150 150
5000 2943 80 100 100 125 125 150 150 150

Như chúng tôi đã nói trước đó, các đoạn uốn cong, khớp nối và bất kỳ đoạn cản trở nào trên đường ống cũng gây ra vấn đề tụt áp.

Một ống với một đoạn uốn cong sẽ có độ chênh áp lớn hơn so với một ống và không đoạn uốn cong. Một ống với một đoạn uốn cong và một khớp nối lại tạo ra độ chênh áp nhiều hơn nữa.

Dưới đây là bảng thông số “Chiều dài ống tương đương” cho việc tụt áp. Giá trị phụ thuộc vào kích thước đường ống. Một chiếc van với kích thước đường ống nhỏ sẽ có ảnh hưởng khác so với một chiếc van với kích thước đường ống lớn.

Để tìm chiều dài ống tương đương cho van hoặc khúc quanh trong hệ thống khí nén của bạn, đơn giản bạn chỉ cần nhìn vào kích cỡ đường ống trong hệ thống và tìm chiều dài tương đương ống của van và của những đoạn uốn cong.

Bảng 2: Bảng chiều dài ống tương đương (đơn vị mét)

Pipe diameter –> 25 mm 40 mm 50 mm 80 mm 100 mm 125 mm 150 mm
Cút góc 90 độ

R = d

0.3 0.5 0.6 1.0 1.5 2.0 2.5
Cút góc 90 độ R=2d 0.15 0.25 0.3 0.5 0.8 1.0 1.5
Cút gối 90 độ 1.5 2.5 3.5 5 7 10 15
T 2 3 4 7 10 15 20
Van một chiều 8 10 15 25 30 50 60
Màng van 1.2 2.0 3.0 4.5 6 8 10
Cổng van 0.3 0.5 0.7 1.0 1.5 2.0 2.5

Ví dụ: một cút gối trong 1 đoạn ống 25mm có chiều dài ống tương đương 1,5 mét. Điều này có nghĩa là cút gối sẽ tạo tụt áp giống như 1,5 mét ống thẳng.

Các cút góc hoặc khớp nối không thay đổi độ chênh áp nhiều. Nhưng với một hệ thống lớn và nhiều cút góc, van, khớp nối thì độ chênh áp sẽ tăng lên nhanh chóng.

Tham khảo thêm bài viết:

=> Ống dẫn khí nào phù hợp nhất với hệ thống khí nén của bạn?

=> Làm thế nào để lắp đặt một hệ thống khí nén hoàn chỉnh, đúng tiêu chuẩn

=> Dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống khí nén

Các sản phẩm khác:

=> Máy sấy khí Orion Nhật Bản

=> Lọc máy nén khí

=> Phụ tùng máy nén khí

Tags:
  • Facebook
  • Google Plus

Từ khóa » Khí Nén Tối đa