Cách Tổ Chức Lễ Gia Tiên Cho Họ Nhà Gái - Song Anh Wedding

Cách tổ chức lễ gia tiên cho họ nhà gái

Là một phần nghi thức không thể thiếu trong đám cưới truyền thống phong cách Việt. Lễ gia tiên được xem là hình thức ra mắt của cô dâu chú rể trong ngày lễ trọng đại với hai bên gia đình dòng họ với ông bà tổ tiên. Vậy thì hãy cùng Song Anh tìm hiểu thứ tự các công việc được sắp xếp phù hợp với nghi thức tổ chức lễ gia tiên giúp các cặp vợ chồng trẻ dễ dàng thực hiện và tìm hiểu nhé.

Trong âm từ Hán Việt gia tiên có nghĩa là “gia” – gia đình, gia tộc “tiên” – trước, là ra mắt.

Thắp hương án bàn thờ

Họ nhà gái mời họ nhà trai vào nhà để tiến hành làm lễ gia tiên. Trước hết, chủ hôn hay đại diện của nhà trai đặt lễ vật lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Sau đó, đến lượt các chàng trai trao lễ vật cho các cô gái trong dàn bưng tráp để đặt theo thứ tự trên bàn trước bàn thờ gia tiên.

Chủ hôn nhà trai đại diện mở nắp tráp, trưng ra các lễ vật trước khi đọc bài diễn văn xin phép họ nhà gái cho đôi trẻ thắp hương (nhang) trên bàn thờ. Đặc biệt, bước chuẩn bị hương (nhang) cho cô dâu chú rể thắp là phải do bố, anh trai, hay em trai cô dâu thực hiện. Sau lời xin phép của chủ hôn nhà trai và được sự đồng ý của họ nhà gái, đôi trẻ sẽ thực hiện nghi lễ gia tiên.

Lễ gia tiên

Theo nghi thức cưới cũ, chú rể sẽ lạy nhà bàn thờ nhà vợ bốn lạy, rồi sau đó cô dâu sẽ lạy theo. Nhưng bây giờ đã có một chút cải biên, cả hai đều lạy cùng lúc, chỉ là khác cách thức, chú rể sẽ lạy quỳ, cô dâu sẽ lạy “ngồi bệt”, chính vì vậy, cô dâu cần lưu ý để có thể lễ đều đặn với chồng mình.

Sau đó, cặp đôi phải ra lạy cha mẹ vợ trước bàn thờ gia tiên, thông tục này thể hiện sự kính trọng của chú rể với cha mẹ vợ về công lao sinh thành, dưỡng dục cho vợ mình, và sự biết ơn của cô dâu vì cha mẹ đã cho phép, tác thành cho mình nên duyên nợ với chồng. Về sau, nghi thức cưới này đã được cho qua, để tỏ lòng yêu thương rộng lượng của cha mẹ.

Khi chú rể thực hiện lạy ra mắt, cha mẹ vợ sẽ cho tiền mừng, nhưng hiện nay, thông tục này đã được thay đổi, cha mẹ vợ có thể không cho, hay nếu có cho thì đã cho cô dâu vào đêm nhóm họ, trước ngày vu quy.

Sau khi cặp đôi đã làm xong tất cả các nghi thức của lễ gia tiên, nhà gái mời nhà trai uống trà, ăn trầu và chúc tụng cho cặp đôi cô dâu chú rể. Nhà gái sẽ thể hiện sự thân thiện và hiếu khách của mình bằng việc làm tiệc đãi nhà trai, họ hàng thân thuộc và quan khách xóm giềng. Và cô dâu chú rể thì không được phép ngồi dùng tiệc mà phải cùng nhau hay đi cùng cha mẹ vợ đi đến từng bàn mời khách, có ý là giới thiệu chú rể cho bà con họ hàng nhà gái biết mặt nhau.

Người chủ đại diện cho gia đình nhà trai, sắp xếp lễ vật, chờ đến giờ hoàng đạo, xin phép nhà gái bái lạy ông bà tiên tổ cho rước dâu và kết thức lễ gia tiên được tổ chức ở nhà gái.

Từ khóa » Bàn Gia Tiên Nhà Trai