Cách Tra Cứu Mã HS Hữu Hiệu - VinaLogs - Vận Tải Container

VinaLogs - Vận tải Container Website 15 năm - Top Việt Nam về Logistics & Xuất nhập khẩu Menu
  • Trang chủ
  • Shipping
    • Vận tải container
    • Tàu container
    • Cảng container
    • Hãng tàu container
    • Freight Forwarder
  • Tham khảo
    • Thủ tục hải quan
    • Kiểm tra chuyên ngành
    • Logistics là gì?
    • Vận tải đa phương thức
    • Xuất nhập khẩu
  • Dịch vụ của Vinalogs
    • Dịch vụ hải quan trọn gói
    • Dịch vụ vận chuyển
    • Dịch vụ ủy thác XNK
    • Tư vấn XNK
    • Báo giá dịch vụ
  • Công cụ
    • Tính số kiểm tra container
    • Tính thuế nhập khẩu & VAT
    • Chuyển đổi đơn vị
    • Search
  • Blog Logistics
  • Liên hệ
Mã HS là gì? Cách tra cứu thế nào?

Biết cách tra cứu mã HS là một trong những kỹ năng quan trọng của người làm thủ tục hải quan, nhất là với những bạn làm dịch vụ.

Khi đưa thông tin mặt hàng mới, phải tìm kiếm tra cứu một hồi mới xong. Công việc này khá tỉ mẩn nhưng cũng khá vui, nếu biết cách.

Trong bài viết này, tôi tập trung vào một số nội dung như:

  • Khái niệm mã HS
  • Cách tra cứu
  • Một số kinh nghiệm hay...

Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm nhé. Nếu bạn đã quen, thì có thể bỏ qua phần này.

Mã HS Code là gì?

Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Cụm từ này theo tiếng Anh được gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System).

Nói đơn giản hơn, HS Code là mã phân loại hàng theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ mã này, bạn có thể xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và các chính sách khác liên quan đến hàng hóa (chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro...). Nghĩa là, khi xác định được mã, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình, cùng với những thủ tục có liên quan.

Công ước Kyoto về hải quan

Công ước Kyoto có tên gọi đầy đủ là Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan, có hiệu lực từ 25/09/1974 dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác Hải quan. Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi từ năm 2008.

Nếu đã từng làm thủ tục thông quan, thì ai cũng biết nếu áp nhầm mã này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như: truyền sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế (đều mệt), chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông quan chậm trễ…

Vì vậy, tốt nhất là nên cẩn trọng từ đầu trong khâu tra cứu. Cố gắng áp mã cho đúng, để còn có cơ hội mà “yêu nghề”, không sẽ dễ nản chí đó.

Đến đây câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để xác định hay tra cứu mã HS Code một cách chính xác?

Có một số cách tôi thường sử dụng (riêng lẻ hoặc kết hợp) như sau:

Cách đầu tiên và cũng rất hiệu quả là… hỏi 

Tra cứu mã HS

Muốn biết thì phải hỏi thôi.

Hỏi ai đây? 

Tất nhiên là tìm những người có nhiều kinh nghiệm, đã làm nhiều lô hàng mà hỏi.

Rất có thể họ đã làm đúng loại hàng hoặc nhóm mặt hàng bạn đang quan tâm. Nếu may mắn, chỉ cần một cú điện thoại đến đúng người, bạn đã có câu trả lời chính xác. Khi nhận được giúp đỡ, hãy cám ơn họ nhiệt thành, và đừng quên trợ giúp lại đàn em đi sau nhé.

Những người làm dịch vụ hải quan, thì có đồng nghiệp, bạn bè trong nghề ở công ty khác để hỏi. Cá nhân tôi, khi gặp những mặt hàng mới mà khó tra cứu, tôi đều tìm hỏi bạn bè cùng nghê. Tất nhiên là thỉnh thoảng bạn tôi cũng hỏi tôi như vậy (bù trừ qua lại mà!). Cách này dễ, nhanh, và khá hiệu quả. Tất nhiên đừng lạm dụng, bởi hỏi nhiều dễ bị "ghét", hay bị coi là "yếu nghề" đấy.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi. (Cám ơn bạn Tâm Wind đã chia sẻ về cách làm này!)

Còn nếu bạn không hoặc chưa tìm được ai có thể hỏi, thì đành phải tự lực cánh sinh thôi. Tiếp tục nào …

Tra cứu Biểu thuế suất xuất nhập khẩu

Để tra cứu nhanh và hiệu quả, bạn nên dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách biểu thuế dạng in.

Bạn có thể tải file Biểu thuế xuất nhập khẩu các năm gần đây:

  • Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022
  • Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021
  • Biểu thuế xuất nhập khẩu 2020

Còn sách in thì phải đầu tư thôi. Cuốn năm do NXB Tài chính in như trong ảnh dưới đây có giá bìa tầm trên 500.000 đồng.

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021Sách biểu thuế xuất nhập khẩu 2021

Cách tra cứu trên file excel trong link trên như sau.

Trước hết, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), nhấn Ctr+F để search theo tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không. Nếu có, thì bạn quả là may mắn, việc tra cứu hoàn tất.

Tôi lấy 1 ví dụ đơn giản để minh họa cho cách tra cứu bằng file Biểu thuế: Tìm mã HS cho mặt hàng bàn bóng bàn.

Bước 1: mở file Biểu thuế, search cụm từ “bóng bàn”, sẽ tìm ngay được kết quả thuộc nhóm 9506.

Tra mã HS mặt hàng Bàn bóng bànSearch từ "bóng bàn" trong file biểu thuế

Bước 2: Kéo màn hình xuống dưới một chút, sẽ thấy phân nhóm:

"950640 - Dụng cụ và thiết bị cho môn bóng bàn"

Tra tiếp xuống dưới bạn sẽ thấy mã đích danh cho bàn bóng bàn: mã HS là 9506 4010. Vậy là xong!

Tra cứu mã HS bàn bóng bànMã HS bàn bóng bàn

Với những mặt hàng đơn giản & có mã đích danh, thì tra cứu khá dễ theo cách tôi vừa trình bày. Nhưng thường thì việc xác định mã HS phức tạp hơn. Search trong file có thể không tìm thấy kết quả hoặc cho nhiều kết quả không khả quan.

Nếu vậy, bạn tiếp tục sử dụng các cách tiếp theo …

Tra mã HS code trực tuyến

Đây là cách tra cứu trên một số trang web chuyên ngành trong lĩnh vực thủ tục hải quan. Dưới đây là một số trang khá thông dụng, mà tôi vẫn hay sử dụng khi cần tra mã HS trong công việc hàng ngày:

1. Trang Tổng cục hải quan - phần Tra cứu biểu thuế, hoặc các trang web của Cục hải quan một số tỉnh thành như: Đồng Nai, HCM, Hải Phòng... Thực chất, đây chính là dữ liệu Biểu thuế suất, giống như phần trên tôi đã giới thiệu. Chỉ khác là thay vì sách, hay file mềm, thì ở đây là trên website mà thôi. Cách tra cứu tương tự bạn nhé.

2. Trang bieuthue.net:

Trang này chỉ miễn phí tra cứu trang đầu tiên, cũng có khá nhiều tính năng thuận tiện. Khác với trang của Tổng cục hải quan (nêu trên), trang web này tổng hợp mô tả hàng của các tờ khai hải quan nào đó. Tôi đoán rằng đó là dữ liệu thực tế của những tờ khai trước đây, nên có thể tham khảo rất tốt.

Chẳng hạn, như ví dụ trên, bạn gõ cụm từ "bàn bóng bàn" vào ô tìm kiếm và nhấn Enter, sẽ ra ngay bảng liệt kê mã HS, và mô tả hàng. Tất nhiên chỉ trang kết quả đầu tiên. Nếu bạn thử xem trang kế tiếp, thì sẽ nhận được thông báo trả phí.

Dù sao, với 1 trang kết quả (free), cũng ít nhiều có ích lợi rồi, đúng không?

Cách này hay ở chỗ, ngoài mã HS, bạn còn có thể tham khảo (có chọn lựa) được nhưng thông tin cần thiết để mô tả hàng cho đầy đủ, chuẩn chỉnh. Nhờ đó, khi làm thủ tục được dễ dàng hơn.

3. Trang hssearch.net:

Trang này cũng gần giống Bieuthue.net, không Free. Nếu không đăng nhập thì không tra cứu được gì cả.

Bạn cần trả phí hội viên để sử dụng các tính năng đầy đủ. Hiện tôi đang dùng gói mất phí 200.000 đồng/năm (trước đây là 100k), nhưng thấy cũng khá hữu ích cho công việc.

Để sử dụng hssearch.net, bạn đăng nhập, và gõ tên hàng vào ô tìm kiếm.

Chẳng hạn khi gõ “vợt bóng bàn”, thấy ngay các kết quả: mã 95064090 cho vợt, cốt vợt, và mặt vợt. Vậy là đã có kết quả rồi.

Mất chút phí cũng nhanh hơn phải không? Tôi thấy dùng trang này khá hữu hiệu. Không biết anh webmaster của mấy trang này có nguồn dữ liệu đâu hay thế!

Những cách trên nghe thì cũng khá đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được kết quả suôn sẻ ngay. Thên thực tế, có hai khả năng dễ xảy ra khi dùng những công cụ tra mã HS:

  • Chẳng thấy kết quả nào có vẻ khả quan. Với trường hợp này, bạn đành phải chịu khó mất thời gian mở từng chương trong cuốn biểu thuế giấy ra tra cứu thôi. Sử dụng phương pháp loại trừ với những chương mà theo kinh nghiệm bạn biết chắc là không phù hợp. Sau đó thu hẹp dần, và chọn chương, nhóm, phân nhóm phù hợp nhất.
  • Tìm thấy nhiều kết quả đều có khả năng đúng. Khi đó căn cứ vào công dụng, vật liệu… của hàng hóa mà lựa chọn kết quả phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm Chú giải mã HS của các Chương, Nhóm để hiểu và có lựa chọn chính xác hơn. Nếu muốn tìm hiểu sâu, bạn có thể mua và nghiên cứu sách Chú giải mã HS.

Thực ra, về mặt lý thuyết, bạn phải sử dụng 6 quy tắc áp mã HS (qui định trong Thông tư 103/2015/TT-BTC). Nghiên cứu & áp dụng nhiều lần, bạn sẽ nắm được cách sử dụng những quy tắc này.

Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể giải thích với các bác hải quan một cách tự tin và thuyết phục.

Theo kinh nghiệm của tôi, để việc phân loại hàng hóa được tốt, quan trọng là phải hiểu về thực tế của hàng. Có thể dựa vào ảnh chụp, tài liệu kỹ thuật, catalog, nhãn mác... của sản phẩm để xác định những thông tin cần thiết. Một số tiêu chí quan trọng giúp bạn xác định mã HS được chính xác gồm:

  • Tên gọi của mặt hàng
  • Công dụng của sản phẩm
  • Chất liệu cấu thành sản phẩm
  • Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật
  • Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể)

Vừa làm, vừa tìm hiểu thông tin, tra cứu nhiều nguồn để lựa chọn mã HS hợp lý nhất. Thường các cách nêu trên sẽ giải quyết được hầu hết những mặt hàng mà bạn có thể gặp phải.

Còn nếu vẫn không xác định được mã HS Code thì sao?

Vẫn còn một chiêu cuối cùng, mà cả tôi và bạn sẽ ít khi muốn dùng tới.

Đó là phân tích phân loại. Không thể tự xác định được thì đành phải nhờ sự trợ giúp của cơ quan hải quan. Lúc đó, cần làm thủ tục lấy hàng mẫu rồi đưa đến trung tâm phân tích phân loại của hải quan để họ tiến hành nghiệp vụ xác định mã HS. Và chắc chắn cách này sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Như vậy, trong bài viết này tôi đã trình bày một số cách tra cứu và áp mã HS hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặc dù có thể còn chưa đầy đủ, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn trong công việc của mình.

Chúc các bạn gặp thuận tiện trong việc tra cứu & áp mã HS cũng như làm thủ tục hải quan.

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

 

Chuyển từ Mã HS về Thủ tục hải quan

Quay về Trang chủ

New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.
  • Trang chủ
  • Blog vận tải

Vận tải container

  • Kích thước container
  • Tàu container
  • Hãng tàu container
  • Cảng container
  • Vận tải container
  • Freight Forwarder

Thông quan

  • Thủ tục hải quan
  • Đại lý hải quan
  • Kiểm tra chuyên ngành

Vận tải

  • Vận tải biển
  • Vận tải hàng không
  • Vận tải đa phương thức
  • Logistics là gì?
  • Xuất nhập khẩu

Dịch vụ

  • Dịch vụ vận chuyển
  • Dịch vụ hải quan trọn gói
  • Dịch vụ ủy thác XNK
  • Tư vấn xuất nhập khẩu
  • Báo giá dịch vụ

Công cụ

  • Tính số kiểm tra container
  • Tính thuế nhập khẩu & VAT
  • Chuyển đổi đơn vị độ dài...

Thông tin web

  • Liên hệ

Freight Container    |   Container Ships   |   Container Ports   |   Shipping Lines   |   Freight Forwarder

Bản quyền © 2009-2024 Công ty TNHH Vinalogs. Bảo lưu mọi quyền

Từ khóa » Cách Check Mã Hs Code