Kinh Nghiệm Tra Mã HS Code Chính Xác
Có thể bạn quan tâm
Tra cứu mã HS code là nghiệp vụ rất phổ biến nhưng không hề đơn giản khi bạn làm ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Logistics. Để tra được mã HS code chính xác, không bị Hải quan bác bỏ, đỏi hỏi bạn cần có Kinh nghiệm tra mã HS code.Nếu bạn chưa từng tra mã HS code thì có thể tham khảo những cách tra mã HS dưới đây.
>>>>> Xem thêm: Giá FOB Là Gì? Cách Tính Giá FOB
1.HS code là gì?
Trước khi tra mã HS code bạn cũng cần biết, HS là gì? Vì sao HS lại quan trọng như vậy.HS Code (Mã HS) là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “HS – Harmonized Commodity Description and Coding System”
Đơn giản chúng ta có thể hiểu HS Code là mã phân loại của hàng hóa, nó được dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp xác định và áp dụng mã HS sai sẽ dẫn đến hậu quả phải thực hiện tiếp một số bước phức tạp để khắc phục như sửa tờ khai, nộp bổ sung hồ sơ hoặc xin hoàn thuế, quá trình thông quan sẽ rất chậm trễ.
Làm thế nào để xác định mã HS cho hàng hóa một cách chính xác để dự tính trước được mức thuế sẽ phải nộp?
2.6 quy tắc tra mã HS code
Trước khi chia sẻ kinh nghiệm tra mã HS code, để bạn biết được cách tra mã hiệu quả nhất, bạn cần nắm chắc 6 quy tắc áp mã HS code dưới đây để vận dụng linh hoạt khi tra mã HS code.
Quy tắc 1:
"Tên cuả các Phần, của Chương hoặc của Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác."
Nội dung của quy tắc này có mấy ý quan trọng cần lưu ý như:Tên của các Phần, Chương, Phân chương chỉ mang tính định hướng khái quát, chứ chưa đủ để phân loại hàng hóa (xác định mã HS).
Các yếu tố quan trọng để phân loại:+ Nội dung cụ thể từng nhóm+ Các chú giải (giải thích) trong các Phần, ChươngNếu dựa vào mục 2 trên không phân loại được, thì mới áp dụng lần lượt các quy tắc tiếp theo.
Ví dụ: Chương 39 có tên “Plastic và các sản phẩm bằng plastic”. Nhưng mặt hàng đồ chơi trẻ em bằng nhựa không áp vào chương 39 này, mà áp vào chương 95.
Quy tắc 2
Quy tắc 2a:
"Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời."Ví dụ: Xe đạp thiếu yên xe, bàn đạp (chưa hoàn chỉnh) vẫn xếp mã xe đạp (87.12). Xe đạp tháo rời, vẫn phân loại vào mã xe đạp
Quy tắc 2b:
"Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Qui tắc 3."
Quy tắc 3
Khi áp dụng Qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:
Quy tắc 3a:
"Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó."
Quy tắc 3b:
"Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng."
Quy tắc 3c:
"Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3 (a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét."
Quy tắc 4
Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các Qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
Quy tắc 5
Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây:
Quy tắc 5a:
"Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng."
Quy tắc 5b:
"Ngoài Qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại."
Quy tắc 6
"Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan, và các Qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Qui tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác."
Xem thêm: Cách tra cứu vị trí Container tại cảng Cát Lái
3.Kinh nghiệm tra mã HS code
Mặc dù có những quy tắc nhất định như trên, nhưng khi tra mã HS code bạn cần cần linh hoạt và có thể sử dụng những kinh nghiệm tra mã HS dưới đây:
Cách 1: Hỏi những người có kinh nghiệm
Đầu tiên bạn có thể hỏi những người đã có kinh nghiệm, đã làm nhiều lô hàng đó nhiều lần.Rất có thể họ đã làm đúng loại hàng hoặc nhóm mặt hàng bạn đang quan tâm. Nếu may mắn, chỉ cần một cú điện thoại đến đúng người, bạn đã có câu trả lời chính xác. Hoặc bạn có thể hỏi những người làm dịch vụ hải quan, thì có đồng nghiệp, bạn bè trong nghề ở công ty khác để hỏi. Ngoài ra bạn có thể hỏi trên các hội, nhóm, diễn đàn về xuất nhập khẩu như:Nhóm facebook: Gia đình xuất nhập khẩu – LogisticsWeblogistics.vnWebxuatnhapkhau.comfanpage facebook: Kỹ năng xuất nhập khẩuNhìn chung có rất nhiều kênh thông tin để bạn có thể hỏi.
Ngoài ra, bạn có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi.
Cách 2: Tra cứu bằng sách Biểu thuế xuất nhập khẩu
Đây là phương pháp thủ công, tuy nhiên khi tra cứu nhiều và có phương pháp tra cứu, đặc biệt nên áp dụng quy tắc phân loại hàng hóa vào tra cứu thì sẽ nhanh hơn. Khi bạn tra nhiều, bạn sẽ quen dần và biết cách tra nhanh chóng hơn.Bạn có thể download file Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021 TẠI ĐÂY
Cách 3: Tra cứu bằng biểu thuế dạng Excel bản mềm
Bạn có thể tải về file Excel Biểu thuế, bấm Ctrl +F, hiển thị khung tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm. Cách làm này khá nhanh, tuy nhiên có nhiều file trên mạng nên dẫn đến mình phải kiểm tra chính xác thông tin biểu thuế trước khi sử dụng.
Cách 4: Tra cứu trên website bieuthue.net
Ưu điểm của trang này là nguồn dữ liệu lớn, tra cứu nhanh và cho phép đánh dấu các mặt hàng cùng mã HS vào lịch sử cá nhân của mình. Dữ liệu phần biểu thuế được cập nhật liên tục khi có thay đổi về thuế suất.
Cách 5: Tra cứu trên website custom.gov.vn
Ưu điểm là chính xác 100% về thuế suất. Tuy nhiên mình chỉ dùng trang này khi mình cần kiểm tra lại thuế suất (Vì trang này chậm và tra cứu tương đối nhiều bước không thuận tiện lắm.)
Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>>>>> Bài viết tham khảo: Review khóa học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì
Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và muốn tìm hiểu các khóa học xuất nhập khẩu, cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.
Từ khóa » Cách Check Mã Hs Code
-
Cách Tra Mã HS Code Chính Xác Nhất
-
Tra Cứu Mã HS – Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu - Caselaw Việt Nam
-
HS Code Là Gì? Cách Tra Mã HS Code Chính Xác Nhất
-
Mã HS Code Là Gì Và Hướng Dẫn Cách Tra Mã HS Code Chính Xác
-
Cách Tra Cứu Mã HS Hữu Hiệu - VinaLogs - Vận Tải Container
-
Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Cách Tra Mã HS Code
-
Hướng Dẫn Tra Mã HS Code Hàng Hóa
-
Mã HS Code Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tra Mã HS Code Chính Xác
-
Cách Tra Cứu Mã HS Code Nhanh Và Chính Xác - Loxson
-
Mã Hs Code Là Gì? 3 Cách Tra Mã Hs Code Chính Xác Nhất
-
Mã Hs Là Gì? Cách Tra Cứu Mã Hs - TRƯỜNG THÀNH LOGISTICS
-
Phương Pháp Tra Mã Hs Nhanh Chóng, Chính Xác Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Mã HS Trực Tuyến – Cập Nhật Mới Nhất
-
85423900, Thuế Suất Nhập Khẩu - Hỏi đáp CSTC