Cách Trả Nợ Thông Minh Giúp Bạn Nhanh Chóng Thoát Nợ - GoValue

Trong cuộc sống, hẳn là ai cũng từng trải qua ít nhất một lần phải vay mượn tiền vì những dự định cá nhân.

Khi việc vay mượn trở nên thường xuyên, nhiều người có thể rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, không biết đến bao giờ mới trả được hết nợ. Bạn cũng nên hiểu trả hết nợ cũng là một trong những cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất.

Vì vậy, nếu không biết cách trả nợ thông minh, bạn có thể…

…sẽ phải nai lưng trả nợ đến tận lúc về hưu, thậm chí có thể còn để lại gánh nặng cho con cháu.

Về cơ bản việc đầu tiên bạn cần làm là lập ra một bản kế hoạch trả nợ cụ thể.

Và phải bắt đầu càng sớm càng tốt!

Trước hết, có những con số bạn cần biết trước khi bắt đầu hành trình đầy khó khăn này.

Khi bạn nắm bắt được cụ thể tình hình của mình qua những con số này, việc lập kế hoạch sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Vậy những con số ấy là gì?

Những con số cần lưu ý

cach-tra-no-thong-minh-1

Tổng số nợ thực tế

Hẳn không dễ dàng gì khi đối mặt với số tiền thực tế mà mình đang nợ.

Bởi thông thường nếu có nhiều khoản nợ, đôi khi bạn chỉ để ý đến số tiền mà mình phải trả hàng tháng mà quên mất mình đã nợ tổng cộng bao nhiêu.

Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút

Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.

Truy cập website: www.simplize.vn

Có thể khi tổng lại số nợ phải trả bạn sẽ phải giật mình đấy?

Chính vì không biết chính xác tình hình nợ nần của mình đang thế nào nên bạn vẫn rất thong thả, không quan tâm lắm đến việc trả nợ này.

Tổng cộng lại số nợ có vai trò như một cú hích, giúp bạn tỉnh táo lại và xác định việc mình cần tập trung ngay lúc này là trả nợ.

Vì vậy hãy liệt kê ra tất cả các khoản nợ của mình,…

…bao gồm nợ tín dụng, nợ mua nhà, nợ mua xe, nợ ngân hàng, nợ cá nhân… hay bất cứ khoản nợ nào khác.

Liệt kê và cộng tổng lại khoản nợ của mình, bạn sẽ biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo.

Lãi suất của mỗi khoản nợ

Con số tiếp theo quan trọng không kém đó là lãi suất của từng khoản nợ.

Hãy nhìn lại danh sách các khoản nợ mà bạn đã liệt kê trước đó, bổ sung thêm phần lãi của mỗi khoản nợ, bạn sẽ nhìn ra những khoản nợ nào có thể trả sớm nhất.

Bạn nên phân loại các khoản nợ dựa trên lãi suất thực tế.

Sau khi đã sắp xếp các khoản nợ theo một thứ tự nhất định dựa vào lãi suất, bạn sẽ có 2 hướng lựa chọn phải làm gì với chúng:

  • Ưu tiên trả từ những khoản nợ lãi suất cao trước
  • Ưu tiên trả từ những khoản nợ lãi suất thấp trước

Vậy trong trường hợp nào thì nên lựa chọn hướng nào? Tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Trước hết bạn chỉ cần nắm rõ lãi suất của từng khoản nợ để tìm ra chiến lược phù hợp với mình.

Khoản phải trả hàng tháng của từng khoản nợ

Sau hai con số quan trọng trên, tiếp theo bạn cần chú ý đến khoản phải trả hàng tháng của từng khoản nợ.

Bạn hãy bổ sung vào danh sách đã được sắp xếp theo thứ tự như trên con số này.

Đây cũng là một con số quan trọng, giúp bạn xác định số tiền mình phải chi cho mỗi tháng vào việc trả nợ, từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Chi phí phải tiêu hàng tháng

cach-tra-no-thong-minh-2

Con số này có thể sẽ gây khó khăn cho bạn nếu như bạn không phải là người có thói quen ghi chép lại chi tiêu hàng tháng.

Vì vậy bạn có thể bắt đầu bằng việc tính toán những khoản chi cố định bắt buộc phải tiêu mỗi tháng như tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe,…

Còn các khoản tiền chi tiêu linh hoạt khác, hãy hạn chế hết mức có thể, cố gắng chỉ chi tiêu vào những nhu cầu thật sự cần thiết.

Điều này tốt cho việc trả nợ của bạn, vậy nên cần đặc biệt lưu ý tránh tiêu xài hoang phí.

Thu nhập mỗi tháng

Nói đến tiền ra hiển nhiên không thể không nhắc đến tiền vào. Cụ thể ở đây là thu nhập của bạn.

Bạn có thể có nhiều thu nhập, hãy liệt kê hết ra. Đồng thời đừng quên trừ đi những khoản như bảo hiểm, thuế, các quỹ phúc lợi,…

Nắm bắt con số này giúp bạn hình dung được khả năng trả nợ của mình.

Thêm vào đó, nếu thu nhập của bạn không đủ để vừa chi tiêu vừa trả nợ, bạn phải tìm cách để kiếm thêm thu nhập để đảm bảo kế hoạch tài chính của bạn.

Phần thu nhập còn lại để trả nợ

Con số cuối bạn phải để tâm cũng chính là con số mà khi bạn đã tổng hợp, so sánh, đối chiếu được tất cả những con số trước đó…

…cuối cùng sẽ là phần mà bạn sẽ phải dùng để trả nợ mỗi tháng.

Số tiền còn lại này còn được gọi là phần “thu nhập khả dụng”, được cho là điểm bắt đầu của kế hoạch trả nợ.

Hãy dùng số tiền này để phân bổ hợp lý vào các khoản nợ và thanh toán dần mỗi tháng.

Đừng quên bạn đang đặt mục tiêu trả nợ lên hàng đầu, nên hãy cố gắng “tăng thu nhập, giảm chi phí” nhiều nhất có thể.

Vậy sau khi đã nắm bắt toàn bộ 6 con số cần thiết cho kế hoạch trả nợ, bạn phải làm gì?

Cách trả nợ thông minh để nhanh xóa nợ

Ngay sau khi bạn đã có cho mình danh sách cụ thể những con số quan trọng về tài chính cá nhân của bạn, điều bạn cần làm ngay là lập cho mình một bản kế hoạch.

Cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hạn chế hoặc ngưng tạo khoản nợ mới

cach-tra-no-thong-minh-3

Đương nhiên, việc này không dễ dàng gì…

Bởi cuộc sống rất khó lường, không biết chừng một ngày nào đó bạn lại hứng lên và mua một món đồ có giá trị làm tăng khoản nợ tín dụng.

Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch trả nợ của bạn, vì thế hãy kiềm chế bản thân bởi những nhu cầu vô bổ trước mắt.

Hoặc nếu bạn cảm thấy mình có thể sẽ không làm chủ được bản thân, hãy thử nghĩ đến việc dùng một biện pháp mạnh hơn, như là…

…khóa hẳn thẻ tín dụng của mình lại chẳng hạn. Như vậy bạn sẽ không phải lo lắng về việc mình sẽ vung tay tiêu xài quá trớn nữa.

Bước 2: Sắp xếp các khoản nợ theo lãi suất

Như đã trình bày trước đó, sau khi nắm rõ được lãi suất của từng khoản vay, bạn hãy phân loại chúng và sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

Với 2 hướng mà tôi đã nói ở trên, bạn có thể cân nhắc với các lý do sau:

Hướng thứ nhất

Với việc ưu tiên trả những món nợ có lãi suất cao trước, bạn sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để thanh toán những khoản nợ đó.

Nhưng hướng này có lợi cho bạn bởi vì nếu cắt giảm được những khoản nợ lãi suất cao trước…

…bạn cũng sẽ cắt giảm được số tiền phát sinh từ lãi suất, nhiều hơn so với những khoản nợ có lãi suất thấp.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể giảm được áp lực từ những khoản phải trả vào các tháng tiếp sau đó.

Hướng thứ hai

Ngược lại, nếu ưu tiên trả các khoản nợ có lãi suất thấp khác, bạn sẽ phải bỏ ít tiền ban đầu để trả hơn.

Mặc dù số tiền phải trả tổng thể sẽ có thể nhiều hơn bởi các khoản nợ có lãi suất cao vẫn còn tồn đọng sau cùng, nhưng việc trả ít một sẽ làm tăng động lực trả nợ cho bạn.

Lựa chọn là của bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ xem hướng nào là phù hợp với mình hơn để kế hoạch trả nợ của bạn diễn ra suôn sẻ.

Bước 3: Giảm bớt lãi suất của bạn

Một cách khá dễ dàng để giảm nợ, dù không quá nhiều nhưng cũng đáng kể, đó là chuyển dư nợ – liên quan đến các khoản nợ tín dụng.

Bạn nên tham khảo mức lãi suất ở các ngân hàng khác nhau.

Để làm gì ư?

Nếu thẻ tín dụng ở ngân hàng bạn đang sử dụng có mức lãi suất chưa phải thấp nhất, hãy chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn.

Bạn cũng nên sắp xếp lại các khoản nợ một lần nữa nếu có sự thay đổi, để không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch của mình.

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu

Bước này khá quan trọng. Bạn hãy nhìn lại những con số mà mình đã liệt kê trước đó, đặc biệt chú ý đến thu nhập và các khoản phải chi.

Bây giờ hãy sắp xếp các khoản chi tiêu theo thứ tự quan trọng giảm dần, sau đó nhìn vào những khoản chi được xếp ở cuối cùng và quyết định nên làm gì với chúng.

Quyết định?

…chính là xem xét tính cần thiết để cân nhắc xem có thể cắt bỏ chúng trong những tháng tiếp theo cho đến khi trả hết nợ được không.

Hãy cố gắng để sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu là lớn nhất có thể.

Nhìn vào sự chênh lệch đó, bạn cũng cần phải đưa ra một con số cụ thể mình sẽ dùng để trả nợ mỗi tháng, sau khi đã trừ vào các khoản tiết kiệm khác

Sau khi đã đặt ra con số mục tiêu thì nhất định phải tuân theo, đặc biệt không được dùng chúng để tiêu vào các khoản khác.

Bước 5: Lên thời gian biểu cho việc trả nợ

Dù là bạn lựa chọn hướng trả các khoản nợ lãi cao hay lãi thấp trước thì cũng hãy lên một kế hoạch với khoảng thời gian cụ thể.

Nên nhớ rằng bạn nên trả lần lượt từng khoản cho đến khi hoàn toàn trả hết khoản nợ này thì mới tiếp tục trả đến khoản nợ tiếp theo.

Điều quan trọng ở đây là gì?

Hãy tự nghiêm khắc với bản thân bằng cách tự phạt mình bằng 1 khoản phí mỗi khi không trả nợ đúng hạn.

Việc này sẽ giúp bạn có động lực hơn, nhưng với điều kiện bạn phải thực sự nghiêm túc.

Bước 6: Tự thưởng cho bản thân

Nghe thì có vẻ thừa thãi nhưng không hề. Có phạt thì cũng nên có thưởng mới công bằng phải không?

Tuy phải thực hiện một cách nghiêm túc nhưng quá khắt khe có thể khiến bạn phát nản.

Vậy giải pháp ở đây chính là…

Nếu bạn cảm thấy mình đã thành công ở một mức độ nào đó khi thực hiện theo đúng bản kế hoạch, hãy tự quyết định một thời điểm thích hợp để thưởng cho bản thân.

Về phần thưởng cũng là do bạn quyết định, nhưng hãy trong giới hạn, đừng vì một chút phấn khích mà phá hỏng kế hoạch khi nó đang trên đà tiến triển tốt.

Bước 7: Tổng kết lại các khoản nợ

Một khi bạn đã trả hết được một khoản nợ thì bạn sẽ có thêm nhiều động lực để giải quyết hết các khoản nợ còn lại.

Hãy tổng kết lại mỗi khi có một khoản nợ được trả hết, và tiếp tục lên kế hoạch mới cho các khoản nợ tiếp theo.

Cứ vậy, bạn sẽ nhanh chóng trả hết nợ nần và tiến gần hơn tới tự do tài chính.

Lời kết

Đọc đến đây hẳn là bạn đã hình dung được phần nào mình cần phải làm gì rồi đúng không?

Bạn đã có phương pháp, quan trọng là cách bạn áp dụng vào thực tế như thế nào.

Nên nhớ!

Bạn cần có một quyết tâm cao độ để có thể thực hiện theo bản kế hoạch mà mình đề ra.

Hãy cùng GoValue bắt tay vào thực hiện theo các bước để sớm thoát khỏi nợ nần ngay thôi.

Đọc thêm các bài viết liên quan:

Các cách tiết kiệm tiền thông minh nhất mà ai cũng nên biết

Học cách tiết kiệm tiền của người Nhật để sớm trở nên giàu có

Từ khóa » Cách Trả Nợ 100 Triệu