Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối An Toàn Và Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn và hiệu quả
- 27/04/2022 | Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu và lưu ý khi tiêm
- 28/04/2022 | Bác sĩ tư vấn chi tiết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học
- 29/12/2021 | Cách chữa viêm mũi họng cho bà bầu an toàn, hiệu quả
1. Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Thời tiết ở Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa. Điều này khiến cho virus cúm phát triển và lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, phụ nữ mang thai thường thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch yếu hơn, rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Đây chính là lý do vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh cúm khi đang mang thai.
Bệnh cúm gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
-
Bệnh cúm tác động đến thai phụ như thế nào?
Ở người bình thường, bệnh cúm chỉ diễn ra khoảng 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, cúm có thể kéo dài lâu hơn và triệu chứng bệnh như sốt, ho cũng có thể nặng hơn bình thường.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể gây ra tình trạng viêm phổi. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại thường có nhu cầu oxy lớn hơn người bình thường. Do đó, tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai thường nguy hiểm hơn so với những đối tượng khác.
-
Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Khi thai phụ bị cúm, virus cúm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Virus cúm từ cơ thể người mẹ có thể đi đến nhau thai và gây suy giảm hệ miễn dịch bào thai, tác động xấu đến não bộ của thai nhi.
Virus cúm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Virus cúm là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị thật thai nhi, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, một số khiếm khuyết trên cơ thể và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ. Trong trường hợp mẹ bầu sốt cao cùng với độc tính của virus cúm có thể làm tăng kích thích co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai, lưu thai.
Các mẹ bầu cần lưu ý, có nhiều thể cúm khác nhau và không phải bất cứ mẹ bầu nào bị cúm cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện bệnh.
2. Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối
Dưới đây là một số hướng dẫn về cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối:
-
Về vấn đề dùng thuốc:
Khi mang thai, rất nhiều chị em băn khoăn về vấn đề dùng thuốc, liệu rằng ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh, các loại thuốc này có gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của thai nhi hay không.
Theo các bác sĩ, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Và ở các giai đoạn sau của thai kỳ, chị em vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các loại thuốc được đánh giá là an toàn nếu sử dụng sau 3 tháng đầu của thai kỳ là: Dầu bạc hà, miếng dán mũi, viên ngậm ho, long đờm, siro ho.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc mà mẹ bầu cần tránh sử dụng đó là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Codeine, Bactrim.
- Một số cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối tại nhà:
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn hoặc xà phòng và loại bỏ thói quen chạm tay lên mặt để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua mắt, mũi, miệng,…
Mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng
+ Nên sử dụng gối cao để cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn và có giấc ngủ ngon hơn. Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.
+ Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Khi bị cúm, cơ thể mẹ bầu thường rất mệt mỏi, khó chịu và có xu hướng chán ăn. Tuy nhiên, chị em không nên bỏ bữa mà cần khắc phục bằng cách chia ra các bữa nhỏ để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C chẳng hạn như dâu tây, dưa lưới, cam, cà chua, bông cải xanh,… để nâng cao hệ miễn dịch.
Nên bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể: Đây cũng là một loại dưỡng chất giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Chị em có thể bổ sung kẽm dưới dạng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thể bổ sung bằng một số thực phẩm như các loại thịt, trứng, sữa, sữa chua, bột yến mạch, hàu,…
Nên uống nhiều nước: Khi bị cúm, một số triệu chứng bệnh như hắt hơi, sổ mũi, sốt,… chính là những nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ bị mất nhiều nước. Vì thế, bổ sung nước là điều rất cần thiết. Mẹ bầu có thể uống nước ấm hoặc ăn các loại súp, cháo, nước ép trái cây.
+ Làm ẩm không khí: Mẹ bầu bị cúm rất dễ gặp phải tình trạng mũi và cổ họng bị khô. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách phun sương bằng máy làm ẩm không khí.
+ Súc miệng bằng nước muối cũng là một cách rất đơn giản để làm sạch họng và giảm triệu chứng ho. Bên cạnh đó có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.
+ Vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng là cách giúp cơ thể thoải mái và căng thẳng hơn.
Nếu có biểu hiện bất thường nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể
- Khi nào cần đi khám bác sĩ:
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt: Chóng mặt, khó thở, xuất huyết âm đạo, đau ngực, nôn mửa, sốt cao,… Cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là hướng dẫn cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối. Để được tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn chi tiết.
Từ khoá: bà bầu cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối bệnh cúm cảm cúmBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024Đai đỡ bụng bầu giải pháp giúp cơ thể giảm bớt khó chịu,...
Dần bước vào những tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ sẽ tăng nhanh về kích thước. Điều này khiến cho cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn, gặp khó khăn trong việc vận động và tạo áp lực lên phần eo và thắt lưng. Đai đỡ bụng bầu trở thành giải pháp lý tưởng giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong vận động và đem đến nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024Hướng dẫn mẹ bầu cách tính tuổi thai IVF
Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công, phần lớn mẹ bầu đều quan tâm đến vấn đề tuổi thai để có thể theo dõi và hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai. Dưới đây là hướng dẫn về cách tính tuổi thai IVF và một số lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua. Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào và một số dấu hiệu...
Với những người mang thai lần đầu, việc nhận diện bụng bầu và bụng mỡ thường không phải là vấn đề dễ dàng. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào và các dấu hiệu mang thai sớm cần lưu tâm để không bỏ lỡ tín hiệu báo tin vui cho một thai kỳ đang tới. Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024Chi tiết nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các biện pháp...
Ung thư cổ tử cung đặc biệt dễ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 - 55 tuổi. Hiểu rõ về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung sẽ giúp nữ giới biết cách phòng tránh hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những nguyên nhân đó và khuyến nghị biện pháp tốt nhất để nữ giới được bảo vệ trước căn bệnh nguy hiểm này Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024Mách mẹ cách trị hôi nách sau sinh nhanh chóng
Hôi nách sau sinh là một vấn đề tế nhị nhưng không hiếm gặp ở các mẹ bỉm sữa. Điều này không chỉ khiến mẹ cảm thấy tự ti mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cung cấp cho mẹ thông tin chi tiết về cách trị hôi nách sau sinh an toàn và hiệu quả nhất. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu
-
Cách Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Không Cần Dùng Thuốc
-
Mẹo Dân Gian Giúp Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Không Cần Dùng Thuốc
-
Bị Cúm Khi đang Mang Thai: Điều Trị Thế Nào? | Vinmec
-
Bị Cảm Khi Mang Thai: 7 Bí Quyết Phòng Ngừa Cảm Cúm Hiệu Quả Nhất
-
Cách Trị Cảm Cho Bà Bầu Không Cần Dùng Thuốc - Huggies
-
7 Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả - Không Cần Thuốc
-
Làm Thế Nào để Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? | Hapacol
-
Chữa Cảm Cúm Tại Nhà Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Cảm Cần Lưu ý Những Gì để Không ảnh Hưởng Thai Nhi?
-
Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Mách Chị Em Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Bằng Gừng Rất Hiệu Quả
-
Cách Chữa Ho Cảm Cúm Cho Bà Bầu Không Dùng Thuốc
-
Có Những Loại Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu Nào Tốt?
-
Bà Bầu Phải Làm Gì Khi Mắc Cảm Cúm? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...