Mẹo Dân Gian Giúp Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Không Cần Dùng Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Trị cảm cúm cho bà bầu như thế nào là điều mà các mẹ bầu quan tâm và luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì trong thai kỳ, việc mẹ dùng thuốc tùy tiện có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Không cần dùng thuốc vẫn có thể trị cảm cúm cho bà bầu hay không? Điều này hoàn toàn có khả năng. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ bật mí những cách trị cảm cho bầu nhờ vào những mẹo vặt dân gian giúp bạn đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể, giảm dần triệu chứng bệnh.
Mách mẹ bầu mẹo phân biệt cảm lạnh, cảm cúm
Bệnh cảm lạnh thông thường và cúm có nhiều triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như ho, nghẹt mũi và sổ mũi. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt có thể giúp bạn phân biệt hai chứng bệnh này.
Nếu các triệu chứng thường nhẹ thì khả năng cao là mẹ bầu đang bị cảm lạnh. Nếu có thêm các triệu chứng như ớn lạnh, sốt và mệt mỏi, đau nhức cơ có nhiều khả năng mẹ bầu đang bị bệnh cảm cúm làm phiền.
10 cách điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho bà bầu không cần dùng thuốc
1. Cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản: Thông mũi thường xuyên để giảm triệu chứng
Khi bị bệnh cảm cúm hay cảm lạnh thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi. Trong tình huống này, cách trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà là hãy thực hiện thao tác xì mũi đúng cách. Bởi:
- Nếu xì mũi quá mạnh, áp lực không khí sẽ chèn ép vào vùng kết nối tai với mắt và gây đau.
- Do đó, mẹ bầu nên bịt một bên cánh mũi và nhẹ nhàng xì ra ở bên kia.
- Bịt một bên tai khi xì mũi để giảm áp lực lên vùng màng nhĩ.
2. Trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng nước muối
Việc sử dụng nước muối sinh lý có khả năng giảm nghẹt mũi khi có thể tống xuất chất nhầy tích tụ, virus, vi khuẩn ra khỏi mũi. Cách thực hiện khá đơn giản:
- Bơm nước muối vào bên mũi bị nghẹt
- Day ấn nhẹ 1 bên cánh mũi
- Xì nhẹ để dịch nhầy thoát ra theo dòng nước.
- Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
Đây là cách hỗ trợ trị cảm cúm cho bà bầu khá hiệu quả bằng cách giảm nhẹ triệu chứng mà bạn không nên bỏ qua.
3. Cách trị cảm cúm cho bà bầu: Giữ ấm và nghỉ ngơi
Giữ ấm cơ thể, kiêng nước, tránh gió là kinh nghiệm mà nhiều mẹ truyền tai nhau khi bị cảm cúm, cảm lạnh. Theo đó, bà bầu bị cảm:
- Không nên tắm quá trễ vào ban đêm
- Khi tắm phải sử dụng nước ấm để làm ấm cơ thể, đồng thời giúp:
- Cung cấp hơi nước cho đường hô hấp để làm loãng dịch nhầy
- Kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, bài tiết độc tố.
Bản thân phụ nữ mang thai cần rất nhiều năng lượng để chống lại bệnh tật. Do vậy, ngoài việc giữ ấm cơ thể, các mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng khôi phục năng lượng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
4. Khò muối là cách đơn giản để trị cảm cúm cho bà bầu
Việc khò họng với nước muối tuy đơn giản nhưng giúp làm giảm những triệu chứng ho và đau họng hữu hiệu khi bị cảm. Đây là phương pháp trị cảm cúm, cảm lạnh cho bà bầu an toàn mà rất hiệu quả. Do vậy, khi bị cảm, cúm, các mẹ bầu hãy súc miệng và khò họng bằng nước muối vài lần mỗi ngày để giảm nhẹ triệu chứng.
5. Bà bầu bị cảm nên uống nước ấm
Cách trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà là gì hay bầu bị cảm uống gì để nhanh khỏi bệnh? Lời khuyên là ngoài việc áp dụng các biện pháp kể trên, bạn nên uống nước ấm.
- Uống nước ấm cũng là cách trị cảm cúm, cảm lạnh cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả. Lý do vì nước ấm giúp giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và làm dịu tình trạng khô rát ở niêm mạc mũi và cổ họng.
- Bên cạnh việc dùng nước lọc, mẹ bầu có thể thêm mật ong hoặc chanh vào một tách trà ấm không chứa caffeine để làm dịu cơn đau họng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kết hợp thêm các loại trà thảo mộc, nước chanh, nước dừa, cháo hoặc súp loãng để cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Lưu ý cần tránh dùng cà phê, rượu hoặc thức uống có gas khi đang mắc bệnh mẹ nhé!
6. Cách trị cảm cho bà bầu: Tắm nước ấm và xông hơi
Một cách trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà mà nhiều chị em bầu bí hay mách nhau là tắm nước ấm và xông hơi.
Thay vì ngâm mình trong bồn tắm nước nóng với nhiều rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi, bạn chỉ nên tắm nước ấm và thư giãn nhẹ nhàng bằng cách xông hơi để làm thông đường mũi. Làn hơi từ nước ấm sẽ giúp đường thở được thông thoáng, đồng thời làm loãng dịch nhầy, giúp cơ thể tống xuất chúng ra dễ dàng hơn.
Để xông hơi, bạn hãy:
- Cho nước sôi vào một chiếc chậu cỡ vừa, đặt chậu lên mặt bàn.
- Dùng khăn trùm lên đầu cúi mặt vào chậu nước nhưng không quá sát kẻo bị bỏng.
- Nhắm mắt rồi hít vào thở ra mỗi nhịp từ 10 – 15 giây.
Lưu ý cho các mẹ bầu
- Để tăng thêm hiệu quả, mẹ bầu có thể cho vào nước xông vài giọt tinh dầu.
- Ngoài việc xông hơi, mẹ bầu có thể dùng máy phun sương tạo độ ẩm để cấp ẩm cho không khí.
7. Cách trị cảm cúm cho bà bầu: Hãy thoa dầu tràm dưới mũi
Những loại dầu như dầu gừng, dầu tràm hay dầu có chứa tinh chất bạc hà (thành phần menthol) nói chung có tác dụng làm thoáng đường thở, sát khuẩn hiệu quả.
Một cách trị cảm cúm cho bà bầu khác mà bạn có thể thử là thoa trực tiếp dầu tràm, dầu bạc hà, dầu gừng lên thái dương hoặc lòng bàn chân. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể cho dầu vào nước xông hoặc nước tắm đều được.
Lưu ý là với cách thoa trực tiếp dầu lên da, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tránh tình trạng châm chích da gây cảm giác khó chịu.
8. Ngủ đủ giấc, kê cao gối khi ngủ
Như đã nói ở trên, nghỉ ngơi là một trong những việc cần làm để mẹ bầu bị cảm mau chóng phục hồi hơn. Thế nhưng, khi nằm xuống, không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu vì tình trạng nghẹt mũi gia tăng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên kê cao gối khi ngủ.
Cách trị cảm cúm cho bà bầu này vừa giúp giảm nghẹt mũi khi mang thai, đờm không bị trào ngược, lại còn mang đến sự thoải mái để mẹ bầu dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
9. Bổ sung thực phẩm để chống lại bệnh cảm cúm
Một cách trị cảm cúm cho bà bầu thông qua chế độ ăn là thêm các thực phẩm có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thế.
Theo các chuyên gia, thực phẩm tăng sức đề kháng là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến trị cảm cúm cho bà bầu. Vì vậy, bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau:
- Thực phẩm giàu vitamin C: có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa. Mẹ bầu nên thêm vào chế độ ăn các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh, ớt chuông… để bổ sung vitamin C.
- Thực phẩm giàu aspirin tự nhiên như việt quất giúp giảm đau, hạ sốt và tình trạng viêm sưng trong cơ thể.
- Thực phẩm chứa phenol: Phenol là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các tế bào gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào các tế bào ở bàng quang và đường tiểu. Dưỡng chất này thường có trong nam việt quất.
- Thực phẩm chứa hoạt chất phytochemical như hành tây có công dụng giảm viêm phế quản và tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
- Thực phẩm chứa catechin như trà đen, trà xanh mang lại hiệu quả trong việc giảm tiêu chảy và tăng đề kháng.
- Thực phẩm – gia vị có tính ấm như gừng mang lại công dụng làm ấm cơ thể, làm sạch các chất độc, virus, vi khuẩn và cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai.
10. Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm đau xoang
Nếu cảm lạnh, cảm cúm khiến bạn bị đau mũi xoang, hãy sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm đau xoang mẹ nhé.
Cách điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho bà bầu bằng thuốc
Bà bầu bị cảm lạnh, cảm cúm có được dùng thuốc không? Dùng thuốc khi mang thai có an toàn không? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, tốt nhất chị em phụ nữ nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan quan trọng của thai nhi.
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể kê toa cho mẹ bầu 1 số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Dưới đây là một số loại thuốc được coi là an toàn sau 12 tuần mang thai:
- Methol (tinh dầu bạc hà)
- Miếng dán thông mũi
- Viên ngậm hoặc kẹo ho thành phần thảo dược
- Acetaminophen (Tylenol) để giảm đau nhức và sốt
- Thuốc giảm ho ban đêm
- Thuốc long đờm cả ngày
- Canxi cacbonat (Mylanta, Tums) hoặc các loại thuốc tương tự để điều trị chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày
- siro ho nguyên chất
- Dextromethorphan (Robitussin) và siro ho dextromethorphan-guaifenesin (Robitussin DM).
Lưu ý là với trị cảm cúm cho bà bầu bằng thuốc, mẹ bầu cần tránh dùng thuốc kết hợp nhiều thành phần để giải quyết nhiều triệu chứng. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ để chọn thuốc cho các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Khi mang thai, các mẹ bầu cũng nên tránh các loại thuốc sau trừ khi được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc aspirin (Bayer)
- Ibuprofen (Advil, Motrin)
- Naproxen (Aleve, Naprosyn)
- Codein
- Bactrim, một loại kháng sinh
Bí quyết giúp ngăn ngừa bị cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai
Với phụ nữ mang thai, việc bị nhiễm cúm làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, ngoài việc áp dụng các cách trị cảm cúm cho bà bầu kể trên, các chị em bầu bí nên:
1. Tiêm vaccine phòng bệnh cúm
Tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho bà bầu là biện pháp an toàn để bảo vệ mẹ và bé khỏi các biến chứng nguy hiểm. Việc mẹ bầu tiêm vaccine phòng bệnh cúm cũng giúp bảo vệ bé yêu khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, đặc biệt là giai đoạn trẻ còn quá nhỏ để chủng ngừa căn bệnh này.
Để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine phòng bệnh cúm, mẹ bầu cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lịch sử tiêm phòng và tình trạng bệnh lý nếu có của mình.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh cúm bao gồm:
- Những người có tiền sử bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với liều vaccine cúm trước đó.
- Những người bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine (ví dụ như gelatin, thuốc kháng sinh hoặc các thành phần khác).
2. Thực hành các biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh cúm hiệu quả
Ngoài việc chủng ngừa bằng vaccine phòng bệnh cúm, chị em bầu bí nên thực hành các quy tắc sau để giảm nguy cơ nhiễm bệnh:
- Rửa tay thường xuyên
- Ngủ đủ giấc
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh
- Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm căng thẳng.
Lưu ý cho các mẹ bầu
- Mặc dù khi bị cảm, các mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh tại nhà nhưng nếu có thêm triệu chứng bất thường thì vẫn nên sớm đi khám.
- Trong trường hợp bà bầu sốt cao, hôn mê, hay nghi ngờ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm phế quản, viêm màng não, hen suyễn… thì cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán chính xác cũng như điều trị kịp thời.
Qua gợi ý trong bài viết, hy vọng bạn sẽ ứng dụng những mẹo dân gian để trị cảm cúm cho bà bầu khi cần thiết. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp những bí quyết giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện hơn. Ngoài ra, các mẹ bầu đừng quên tham gia cộng đồng Mang thai để cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ hữu ích.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu
-
Cách Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Không Cần Dùng Thuốc
-
Bị Cúm Khi đang Mang Thai: Điều Trị Thế Nào? | Vinmec
-
Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối An Toàn Và Hiệu Quả
-
Bị Cảm Khi Mang Thai: 7 Bí Quyết Phòng Ngừa Cảm Cúm Hiệu Quả Nhất
-
Cách Trị Cảm Cho Bà Bầu Không Cần Dùng Thuốc - Huggies
-
7 Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả - Không Cần Thuốc
-
Làm Thế Nào để Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? | Hapacol
-
Chữa Cảm Cúm Tại Nhà Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Cảm Cần Lưu ý Những Gì để Không ảnh Hưởng Thai Nhi?
-
Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Mách Chị Em Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Bằng Gừng Rất Hiệu Quả
-
Cách Chữa Ho Cảm Cúm Cho Bà Bầu Không Dùng Thuốc
-
Có Những Loại Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu Nào Tốt?
-
Bà Bầu Phải Làm Gì Khi Mắc Cảm Cúm? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...