Cách Trị Vết Cắn Của Bọ Xít Hút Máu

1. Bọ xít hút máu là con gì?

Theo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, tháng là là thời điểm bọ xít hút máu người hoạt động mạnh nhất. Tại Việt Nam, chúng sống ở nhiều khu vực địa hình khác nhau. Tuy nhiên, người dân Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng thường bị bọ xít hút máu người tấn công nhiều hơn cả.

Theo nghiên cứu của giới Sinh vật học, bọ xít hút máu người thuộc họ Reduviidae. Đây là loài côn trùng bắt mồi thuộc bộ cánh nửa Hemiptera), lớp côn trùng (Insecta). Trong họ Reduviidae phần nhiều là các loài côn trùng có ích. Vai trò chúng trong môi trường tự nhiên là săn bắt côn trùng để ăn, bảo vệ cây cối…

Empty

Bọ xít hút máu hoạt động mạnh vào mùa hè

Tuy nhiên, cũng có một số loài côn trùng như bọ xít hút máu người có kim chích chứa nọc độc có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da người.

Phần kim chích của bọ xít hút máu có vòi dài, cong, không dính sát đầu. Phần mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc để làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi.

Thông thường, một con bọ xít hút máu trưởng thành sẽ dài từ 1 – 3,5cm. Cơ thể có màu nâu đen, bụng rộng, dẹp, bên ngoài cơ thể bóng nhẵn, đôi khi có lông ngắn. Màu cơ thể là đặc điểm quan trọng để giúp phân biệt bọ xít hút màu người với loại bọ xít xanh, đen, nâu khác.

Nếu sinh sống ở khu vực dân cư, loại bọ xít này thường  đẻ trứng ở trên thành giường, tủ hoăc các đồ dùng được làm bằng gỗ ở trong nhà. Thông thường, trứng bọ xít hút máu có kích thước khoảng 1 hoặc hơ 1mm, có màu trắng ngà.

Mỗi lứa, bọ xít hút máu thường để từ 150 – 200 trứng. Sau khoảng 16 – 18 ngày trứng sẽ nở thành con bọ xít non. Nếu một cặp bọ xít sống trong nhà khoảng 20 ngày thì sẽ sinh sản ra 1 ổ bọ xít hút máu người.

Empty

Cách trị vết cắn của bọ xít hút máu. Tốc độ sinh sản của bọ xít hút máu rất nhanh và rất mạnh

Ở các gia đình, ban ngày bọ xít thường trốn trong khe giường, khe tủ… Khi đêm về chúng mới bắt đầu hoạt động mạnh. Tuy nhiên, bọ xít thường xuất hiện đột ngột khiến người dân không có sự chuẩn bị phòng tránh nên rất dễ bị đốt.  Bọ xít hút máu hoạt động mạnh vào mùa mưa, khi độ ẩm bắt đầu tăng cao.

Theo Tiến sĩ Hồ Đình Trung, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét – ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương: “Bọ xít hút máu người là một loại trung gian truyền bệnh, nó chỉ gây bệnh khi hút máu ở nguồn mang bệnh. Nhưng ở Việt Nam không có mầm bệnh, giả sử nếu có thì cũng cực kỳ ít vì thế bọ xít bị nhiễm bệnh rất nhỏ. Nguy cơ lây bệnh sang người cũng không đáng kể. Đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào mắc bệnh Chaga”.

Khi tiếp cận được vào da người, bọ xít hút máu sử dụng hai chân trước rất khỏe bám chặt vào da, đâm vòi và đồng thời tiết dịch nước bọt tê lên đối tượng. Bọ xít hút máu người thường bám trên cánh tay nạn nhân trong tư thể treo lơ lửng nên rất khó phát hiện. Mỗi con bọ xít trưởng thành có thể hút máu người từ 14 – 15 phút/lần.

Khi con người bị bọ xít hút máu người thường có cảm giác ngứa. Nhưng càng gãi thì càng ngứa, sau đó xuất hiện tình trạng đau và sưng to lên. Người bị bọ xít thường lành sau từ 10 – 12 ngày kể từ khi bị đốt.

Bài liên quan Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ phải làm sao?Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ phải làm sao? Bị rắn nước cắn có sao không?Bị rắn nước cắn có sao không? Cách sơ cứu khi bị động vật hoang dã cắnCách sơ cứu khi bị động vật hoang dã cắn Bị ve chó cắn có sao không?Bị ve chó cắn có sao không?
2. Cách trị vết cắn của bọ xít hút máu

Thông thường, bọ xít hút máu người không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho vật chủ. Triệu chứng điển hình chủ yếu là nổi ngứa, sưng tấy. Sau vài ngày thì bắt đầu lặn xuống. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bị bọ xít hút máu xong có cảm giác đau dữ dội, buồn nôn, ớn lạnh, sốc phản xạ và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Châu, khoa Côn trùng, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW khuyên, người dân không cần quá lo lắng về vết đốt do bọ xít hút máu người gây da. Dịch của bọ xít hút máu người có tính axit khiến vết đốt phồng rộp nhưng nếu biết cách xử lý kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm.

Khi bị bọ xít hút máu đốt người dân cần xử lý như sau:

- Ở vị trí vết đốt, lấy nước sạch rửa qua, sau đó cho xà bông vào trà xát nhẹ nhàng để sát khuẩn.

Empty

Cách trị vết cắn của bọ xít hút máu. Khi vừa phát hiện bị bọ xít hút máu đốt thì phải rửa sạch bằng xà bông hạn chế sưng tấy

- Sau đó sử dụng kem thoa chống côn trùng thoa lên vết đốt để trung hòa lượng axit. Có thể thoa lên vết đốt bằng vôi hoặc kem đánh răng.

- Sau khoảng 2 – 3 ngày thì vết đốt sẽ dịu hẳn và sau 1 tuần sẽ khỏi.

- Trong trường hợp, sau khi đốt bị sưng phồng da kèm theo nổi mẩn toàn thân, khó thở, mệt… thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Việc này nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm do nọc độc của bọ xít hút máu gây ra.

Để phòng chống bọ xít hút máu hoạt động trong mùa hè này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 điều sau:

- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, đặc biệt là những nơi ẩm thấp.

- Loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng.

Empty

Bọ xít hút máu hoạt động mạnh về đêm nên cần mắc màn trước khi đi ngủ

- Thường xuyên nằm ngủ màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít không chui vào.

- Khi bị bọ xít đốt nên rửa ngay bằng xà phòng, không gãi tại vết đốt.

- Nếu vết đốt sưng, phù nề cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng.

  • Cách sơ cứu khi bị bọ xít "đái" vào mắt
  • Cách sơ cứu khi bị đứt tay
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng nắng

Từ khóa » Cách Trị Bọ Xít đốt