Xử Lý Khi Bị Côn Trùng đốt: Không Nên Gãi Nhiều - 24H
Có thể bạn quan tâm
Một bệnh nhân ở Khánh Hoà vừa phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh, tụt huyết áp sau khi bị bọ xít đốt. Theo các chuyên gia, thời điểm này nhiều loại côn trùng sinh sản mạnh, khi đốt gây nguy hiểm cho người.
Có thể gây sốc phản vệ
Bệnh nhân trên là ông Vũ Thành Nam, 42 tuổi, ngụ tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Theo GS.TSKH Vũ Quang Côn – Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, bọ xít hút máu người đã hoành hành ở 20 tỉnh, thành nước ta khiến nhiều người bị đốt. Đa số nạn nhân chỉ bị ngứa, sưng tấy tại vết đốt, nếu vết thương phù nề to có thể gây sốt. Chưa từng có bệnh nhân bị phản ứng nặng do bọ xít hút máu đốt. “Trường hợp ông Nam có lẽ là trường hợp đầu tiên bị nặng nhất trong cả nước từ trước đến nay”, GS Vũ Quang Côn nhận định. Nói về loại bọ xít hút máu nguy hiểm, GS Côn cho hay: Có một loại bọ xít nguy hiểm là thủ phạm gây ra bệnh ký sinh trùng tại khu vực Mỹ La tinh. Khi bị đốt, chúng sẽ truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Bệnh có thể âm thầm kéo dài từ 10 - 12 năm rồi mới từ từ gây ra các bệnh. Nó ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh. Bệnh trở thành mạn tính sẽ dẫn đến tử vong do nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, nước ta đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định bọ xít hút máu người gây các bệnh nguy hiểm giống như loài bọ xít hút máu ở Mỹ La tinh. TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho biết, cho đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do bọ xít hút máu truyền. Bọ xít hút máu người sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu.
Khi bị côn trùng đốt, bạn nên rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng.
Mùa hè là thời điểm vào mùa sinh trưởng của chúng. Chúng thường phát tán vào nhà, ẩn nấp trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ. Ban ngày chúng lẩn trốn, ban đêm ra hút máu người hay gia súc. Khi bọ xít đốt, tùy từng cơ địa của mỗi người, có người chỉ một vài ngày sau vết đốt sẽ khỏi. Nhưng với những người mẫn cảm với vết đốt côn trùng thì vết đốt sưng to, phù nề diện rộng, mưng mủ hoặc có thể bị sốt, nhất là trẻ em. Đáng chú ý là hiện tượng ngứa ở các vết đốt, nhất là các vết đốt có đường kính rộng khoảng 5-10 mm. Trong nhiều trường hợp vết đốt ở chân hoặc tay có thể dẫn tới hiện tượng không cử động được do vết đốt sưng to và phù nề rộng. Vị trí các vết đốt thường ở sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân...
Cũng theo GS Vũ Quang Côn, không chỉ bọ xít hút máu mà bất cứ côn trùng nào cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ tại chỗ do nọc độc hoặc các chất từ côn trùng bơm vào da. Biểu hiện là: Sưng nề, ngứa hoặc buốt tại chỗ bị đốt. Tổn thương sẽ hết trong vòng một ngày (nếu nhẹ). Nếu nhạy cảm với nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng, nặng là sốc phản vệ dẫn đến phù nề, khó thở, hạ huyết áp… Nếu không được xử lý và cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Làm gì khi bị côn trùng đốt? Theo các chuyên gia, hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển mạnh, gây bệnh. Vì vậy để phòng tránh bị các loài côn trùng đốt, cắn, các gia đình cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nhà cửa, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những vị trí nhiều cây, kênh mương, ao hồ ở gần nhà ở. Tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào, kiểm tra quần áo trước khi mặc và giường chiếu trước khi nằm. Để tránh nguy hiểm đến tính mạng khi bị côn trùng đốt, cắn cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, nhất là với người cao tuổi và suy giảm miễn dịch.
Với loại bọ xít hút máu, ngoài giết bằng phương pháp thủ công có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Permethrin 50EC, Fendona 10SC, Icon 10 WP (có nguồn gốc từ thực vật – pyrethroid) phun trong nhà và xung quanh nhà giống như phun diệt muỗi. Song nếu không phát hiện ổ bọ xít thì cũng không nên phun vì ảnh hưởng đến sức khỏe.
GS. Vũ Quang Côn đưa ra một số lưu ý khi bị côn trùng đốt, cắn như sau: - Rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối ngày 3 – 4 lần. - Dùng nước muối loãng 9%o chấm ngày 3 – 4 lần nếu là vết hồng ban hoặc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế co mạch, tránh loét. - Khi bị bọ xít hút máu đốt không nên gãi nhiều có thể gây nên vết thương hở da, bội nhiễm. Khi cơ thể có các phản ứng lạ như nổi mẩn toàn thân, khó thở, mệt, vết thương bị phù nề… cần đến ngay cơ sở y tế để khám. Tuỳ mức độ tổn thương sẽ chữa trị khác nhau nhằm hạn chế biến chứng xấu do nọc độc côn trùng gây ra.
Từ khóa » Cách Trị Bọ Xít đốt
-
BỊ BỌ XÍT CẮN Có NGUY HIỂM - Cách SƠ CỨU Khi Bị Cắn
-
Bọ Xít: Cách Diệt Trừ Bọ Xít Ngày Mưa Và Sơ Cứu Khi Bị Cắn
-
Cách Chữa Bọ Xít đốt Hiệu Quả - Sức Khỏe Là Số 1
-
Hỏi đáp Bác Sĩ: Bị Bọ Xít Bắn Vào Da Bôi Thuốc Gì? - Hello Bacsi
-
Nguy Cơ Lở Loét, Viêm Nhiễm, Viêm Da Do Tiếp Xúc Với Bọ Xít Vải, Nhãn
-
7 Cách Tiêu Diệt Bọ Xít Hút Máu Người ĐƠN GIẢN Mà AN TOÀN
-
Phải Làm Gì Khi Bị Bọ Xít Hút Máu?
-
5 Cách Phòng Chống Bọ Xít Hút Máu Người - Báo Tuổi Trẻ
-
Cách Trị Vết Cắn Của Bọ Xít Hút Máu
-
Bọ Xít Hút Máu Gây Tử Vong Xuất Hiện ở Sài Gòn? - PLO
-
Tay Lên Mụn Nước Sau Khi Bị Bọ Xít đái Vào Có Sao Không? | Vinmec
-
Phòng Chống Bọ Xít Hút Máu Người Trong Nhà - VnExpress Đời Sống
-
Xử Lý Nhanh Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống