Cách Trồng 4 Loại Rau Thần Dược đang được Chị Em Săn Lùng Nhiều ...
Có thể bạn quan tâm
1. Tầm bóp
Cây tầm bóp trong dân gian Việt Nam còn có tên là lồng đèn, thù lù cạnh, thù lù, bùm bụp, bôm bốp… Quả tầm bóp từng gây xôn xao vì có giá bán tới 700.000 đồng/kg tại Nhật.
Dù là cây dại nhưng quả tầm bóp rất ngon, vị chua ngọt giống cà chua và rất bổ dưỡng. Đặc biệt, ít người biết rằng không chỉ quả mà lá và ngọn của cây tầm bóp cũng được dùng như rau, có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Tầm bóp có nhiều dược tính, được coi như một vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả. Nó cũng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.
Tầm bóp là cây ra hoa kết quả quanh năm, rất dễ trồng và có khả năng kháng sâu bệnh cao. Hạt giống tầm bóp có thể được mua từ các cửa hàng uy tín trên thị trường.
Trước khi trồng, bạn có thể đem ngâm nước ấm 2-4h cho hút nước. Sau đó, đem gieo hạt tầm bóp trong giá thể, tưới ẩm và che kín để tránh hơi ẩm bị thoát ra ngoài. Hạt sẽ nảy mầm sau 7-14 ngày. Khi xuất hiện những chiếc lá mọc ra đầu tiên, bạn nên chuyển ra chậu nhỏ và đặt ở nơi có ánh sáng và không gian thoáng đãng, tránh cây gầy gò do thiếu sáng.
Tưới nước nhẹ nhàng, đủ ẩm cho cây. Khi cây đủ lớn có thể trồng ra vườn hoặc chậu lớn. Sau 80 ngày có thể thu hoạch quả. Khi quả chín, phần vỏ bao ngoài sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất). Quả có thể giữ được 3-4 tuần ở trong vỏ lá.
2. Rau chùm ngây
Chùm ngây là loại cây lương thực, thảo dược quý đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) xác nhận giá trị. Cây chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới.
Chùm ngây, cả lá và hoa, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã gọi chùm ngây là "siêu thực phẩm" của thế kỷ 21. Lá cây chùm ngây có lượng vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, vitamin E nhiều gấp 3 lần hạnh nhân, canxi nhiều gấp 4 lần sữa, pô-tát gấp 3 lần so với chuối và sắt gấp 3 lần rau chân vịt,…
Cây chùm ngây phát triển khá nhanh và không cần dành thời gian chăm sóc nhiều. Cây chịu được hạn hán, ưa nắng nên cần trồng ở nơi nhiều nắng. Bạn có thể tham khảo cách trồng rau chùm ngây cụ thể tại đây.
3. Rau càng cua
Không chỉ chế biến được nhiều món ăn ngon lạ, mà rau càng cua còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giúp phòng và chữa nhiều loại bệnh. Chính bởi nhiều công dụng này mà nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là một trong những loại rau “thần dược”.
Rau càng cua rất dễ sống và có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể trồng xen rau càng cua trong các chậu cây cảnh vì rau không cần tốn quá nhiều diện tích.
Chỉ cần gieo hạt xuống đất ẩm như bình thường và tưới nước hàng ngày là rau đã có thể lớn "vèo vèo". Rau khi còn nhỏ thì mọc thẳng đứng rồi dần bò lan ra mặt đất, không cần cầu kì bón phân cho rau mà chỉ cần tưới nước thường xuyên vào buổi sáng sớm và chiều mát. Khi cây được khoảng 10 ngày tuổi thì chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc chiều đều được.
4. Rau sam
Rau sam là loại rau dân dã đồng quê được mệnh danh là "nông dân" vì rất dễ sống, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và cả những nơi khô cằn nhất. Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua.
Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là "rau trường thọ". Rau sam có rất nhiều thành phần bổ dưỡng, các loại vitamin và chất khoáng dinh dưỡng, nó được coi là một loại thảo dược quý chữa nhiều bệnh như chữa mụn nhọt lở loét, đau răng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột, đầy bụng, trướng bụng...
Để trồng rau sam, tốt nhất nên chọn những vùng đất ẩm, không cần nhiều ánh nắng trực tiếp rọi vào, thậm chí có thể trồng dưới tán cây to bởi cây ưa ẩm thấp. Nếu trồng trên sân thượng, nên chọn vị trí đặt chậu ở nơi có nhiều bóng râm.
Cây rau sam có sức sống mãnh liệt nên thích ứng với nhiều loại đất trồng, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt và nhiều dinh dưỡng. Khi làm đất, cần bón lót thêm phân hữu cơ, phân trùn quế để có thêm dinh dưỡng.
Sau khi gieo hạt, nhớ giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm. Bạn chỉ cần tưới nước, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây và bón thêm ít phân trùn quế hoặc phân hữu cơ thời kì rau phát triền mạnh để nhanh cho thu hoạch.
>> XEM TIẾP:Người hâm mộ thích thú với hình ảnh rau muống "khổng lồ" trong vườn nhà Lý Hải - Minh Hà
Từ khóa » Các Loại Rau Thần Dược
-
Top 10 Loại Rau Củ "thần Dược" Trong Quá Trình Giảm Cân
-
4 Loại Rau Mọc Dại ở Việt Nam Nhưng Là Thần Dược Cho Sức Khỏe
-
Cách Trồng 4 Loại Rau Thần Dược đang được Nông Dân Phố Săn ...
-
3 Loại Rau Càng Ăn Càng Sống Lâu, Thần Dược Bổ Gấp Nhiều ...
-
Các Loại Rau Mọc Dại Rẻ Bèo Nhưng Lại Là Thần Dược Cực Tốt Cho Sức ...
-
5 Loại Rau Dại Bình Thường ở Việt Nam Nhưng Là Thần Dược được Săn ...
-
3 Loại Rau “trường Thọ” Mọc Xung Quanh Chúng Ta Tốt Hơn Cả "nhân ...
-
Những Loại Rau Củ Quả Là "thần Dược" Vừa Tốt Vừa Rẻ Cho Người Tăng ...
-
Những Loại Rau Củ Quả Là 'thần Dược', Vừa Tốt Vừa Rẻ Cho Người Tăng ...
-
Ai Ngờ 5 Loại Rau Thơm Rẻ Bèo Lại Là "thần Dược" Giúp Trị Bệnh ít Người ...
-
Loại Rau "thần Dược” Chống Ung Thư Làm Theo Cách Này Vừa Ngon ...
-
3 Loại Rau Dân Dã Này Của Việt Nam Là “thần Dược” Chống Ung Thư
-
8 Loại Rau Xanh Là “thần Dược” Cho Nhan Sắc