Cách Trồng & Chăm Sóc Cây Quýt Đường Năng Suất Cao
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng quýt đường khá đơn giản vì đây là loại cây dễ sinh trưởng, nhưng để đạt năng suất cao với chất lượng tốt thì cần thực hiện đúng và tuân thủ một số nguyên tắc trong chăm sóc.
Trong khuôn khổ nội dung bài viết này, Fao xin giới thiệu với bà con một số kinh nghiệm về “Cách trồng và chăm sóc cây quýt đường“. Mời bà con cùng theo dõi..
Đối chút về cây quýt đường
Quýt đường là loại trái có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin như B1, B2, C, các chất chống oxy hóa. Ngoài phần thịt quả (múi) dùng để ăn, phần vỏ được phơi khô sử dụng làm thuốc trong Đông y (trần bì).
Quýt đường khá dễ trồng, dễ chăm sóc, thích ứng nhanh với nhiều điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.
Mấy năm trở lại đây giá thu mua khá cao và ổn định (Đỉnh điểm giá sỉ lên 26.000đ/kg) góp phần cải thiện kinh tế cho nhiều bà con nông dân, giúp bà con có cuộc sống sung túc hơn.
Trái quýt đường có hình cầu, vỏ mỏng, dễ bóc, màu xanh khi chín chuyển xanh vàng, thịt bên trong màu cam ngọt đậm, mỗi quả có 8-12 múi, mỗi múi có 1-2 hạt, trọng lượng trung bình 150 – 200g/trái.
Thời gian từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8-10 tháng. Quả sau thu hái bảo quản được 15 ngày, để lâu hơn sẽ giảm dinh dương, hư hỏng và giảm giá trị.
Kỹ thuật trồng quýt đường
Mật độ trồng quýt đường
Quýt đường có thể trồng ở khoảng cách 5m hoặc 6m mỗi cây. Cũng có thể trồng dày theo kiểu so le. Tuy nhiên, vườn sẽ rậm rạp quá dễ phát sinh sâu bệnh.
Đất trồng quýt đường
Quýt đường trồng thích hợp với nhiều loại đất, nhưng phải thoát nước tốt, tầng canh tác tối thiểu 0.5m, nhưng sinh trưởng tốt nhất trên đất thịt pha.
Khi trồng tại các vùng trũng cần đắp mô cao 50-80cm để phòng ngừa ngập úng vào mùa mưa.
Đào hố trồng quýt
Trước khi trồng quýt 20-25 ngày cần tiến hành công việc đào hố với kích thước khoảng 60x60x60cm.
Trộn ủ hỗn hợp 30-50kg phân chuồng hoai mục (hoặc phân hữu cơ vi sinh công nghiệp khoảng 25kg), 250-300g supe lân, 200-250g kali sunfat và 1kg vôi bột.
Khi trồng trộn hỗn hợp trên với đất, rồi lấp đầy hố, đào một lỗ giữa hố kích thước lớn hơn bầu ươm một chút.
Nhẹ nhàng xé lớp nilon bầu ươm, tránh làm bể bầu, từ từ đặt cây giống quýt đường vào chính giữa hố, lấp đất rồi dùng chân nén nhẹ xung quanh gốc.
Tưới ngay sau khi trồng. Định kỳ kiểm tra độ ẩm của đất và tưới thêm nước trong suốt 1-2 tháng đầu sau khi trồng.
Nếu trồng vào mùa khô, khoảng 3-5 ngày cần tưới nước 1 lần. Kết hợp với phủ lá khô, rơm rạ để giữ ẩm. Nếu trồng ở nơi khu vực trống trải, có nhiều gió, thì cần cắm cọc cố định cây.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng quýt là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa (khoảng tháng 4-5 dương lịch).
Không quýt đường chung với cây có múi khác như: Bưởi da xanh, Cam sành, Chanh đào, Chanh không hạt…
Cách chăm sóc cây quýt
Bón phân
Cây quýt đường cần rất nhiều dưỡng chất. Đặc biệt ở giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa, kết quả.
Tùy theo đất màu mỡ hay xấu mà quyết định lượng phân phù hợp. Nên làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì các sản phẩm phân bón.
Cần cân đối giữa phân hữu cơ, phân hóa học và phân bón lá (vi lượng).
Đối với cây 1-2 năm tuổi:
- Phân đạm: Nên pha phân vào nước rồi tưới, 2-3 tháng tưới một lần.
- Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
Đối với cây trưởng thành cần bón 4 lần mỗi năm:
- Lần 1: Trước khi cây ra hoa bón 1/3 Urê
- Lần 2: Sau khi đậu trái 6-8 tuần bón 1/3 Urê + 1/2 kali
- Lần 3: Trước thu hoạch trái 1-2 tháng bón 1/2 kali còn lại
- Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê
- Kết hợp bón 10-20kg phân hữu cơ mỗi gốc mỗi năm.
Cách bón:
Dừa vào độ phủ tán cây để bón, cuốc rãnh rộng 10-20cm, sâu 5-10cm, cách gốc 0,5-1m (tùy tán cây).
Cho phân vào, lấp đất lại rồi tưới nước. Nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc khi cây giao tán theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm.
Cắt tỉa cành tạo tán
Sau khi trồng 1-2 tháng, cây bắt đầu hồi phục và ra đọt non, tiến hành hãm cây cao khoảng 30-40cm, chỉ để lại 7-10 chồi khỏe mạnh cân đối.
Cắt tỉa cây cân đối tùy theo khoảng cách trồng, sao cho tán tỏa đều quanh gốc. Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt bỏ các cành già, sâu bệnh để cây ra hoa và đọt non.
Xử lý sâu bệnh cho cây quýt đường
Làm quýt đường cũng hay gặp một số loại sâu tấn công quả, thân và lá. Vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sớm..
Sâu vẽ bùa
Xuất hiện từ tháng 4-10, dùng thuốc phun Wofatox 0.1-0.2% hoặc BI58 0.2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0.2%.
Sâu nhớt
Xuất hiện từ tháng 2-4, nên phun DDT sữa 25% hoặc Wofatox 0.2% trước và sau khi nở hoa.
Nhện đỏ
Có mặt vào mùa Đông và Xuân, nên phun Kentan 0.1% hoặc Wofatox 0.1 – 0.2%.
Nhện trắng
Nên vệ sinh vườn mùa Đông để phòng, phun BI 580.1%, Wofatox 0.1 – 0.2%, Kentan 0.1%.
Sâu đục cành
Xuất hiện từ tháng 5-6, phòng trừ bằng cách tiêu diệt sâu trưởng thành, dùng vợt bắt, sử dụng Wolfatox 0.1% quấn chặt thân cây và cành to.
Nếu là sâu non thì cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to hoặc dùng ống tiêm bơm BI58 0.5-1% hoặc Wofatox vào đường hầm của sâu non.
Sâu đục thân
Xuất hiện tháng 5-6, tiến hành bắt sâu trưởng thành, sử dụng móc thép giết sâu non hoặc tiêm thuốc Wofatox 1% vào những lỗ có phân mới đùn ra.
au một mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây, chỗ nào bị nặng cần quét lưu huỳnh hoặc vôi, dùng bông tẩm DDT + dầu quả (1:1) hoặc 6666% nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.
Sâu đục gốc
Xuất hiện tháng 5-6, tiến hành bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa, kết hợp tiêm Wofatox 1% vào những lỗ có phân mới đùn ra.
Sau mỗi mùa thu hoạch quả, quét vôi vào gốc cây, chỗ nào bị nặng cần quét thêm lưu huỳnh, dùng bông tẩm DDT + dầu quả (1:1) hoặc 6666% nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.
Ruồi vàng
Xuất hiện tháng 5 -11, cần phun Dipterex 50% (1:600) hoặc Wofatox 0,1%.
Sâu hại hoa
Rắc bột 666 vào gốc quýt, khi đường kính nụ hoa 2-3mm thì phun 666 (6%) hoặc DDT sữa 25% 1/300. Phun cách nhau 7 ngày 1 lần.
Các loại rệp
Ngắt bỏ cành có rệp, phun Metinparation 0,1%, BI58 hoặc Wofatox.
Rầy xám (rầy chổng cánh)
Phun Metinparation 0,1%, BI58 hoặc Wofatox.
Bệnh greening
Chọn giống cây sạch bệnh, giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
Bệnh loét do vi khuẩn
Vệ sinh vườn, cắt bớt cành, phun Zineb 0.5-1% hoặc Bordeaux 1%.
Bệnh sẹo
Phun Zineb 0.5% hoặc Bordeaux 1% vào đầu mùa hè.
Bệnh muội đen
Diệt trừ các loại rầy, rệp hại quýt, phun Wofatox 0.1%-0.2% hoặc BI58 0.1%.
Bệnh thối nâu
Phun Bordeaux 0.1% hoặc oxychlorua đồng 0.3%.
Bệnh thâm quả
Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0.5%.
Xử lý ra hoa cho quýt đường
Quýt đường là cây ra hoa đồng loạt, để tăng tỷ lệ thụ phấn và đậu trái cần thực hiện xử lý ra hoa bằng cách dừng tưới nước, nếu trồng trên mô cần rút nước khỏi mương.
Nếu thấy cây héo cần tưới thêm nước để cây bung đọt, ra hoa.
Thu hoạch quýt đường
Sau khi ra hoa khoảng 8-10 tháng là bắt đầu thu hoạch, cần chọn những ngày nắng ráo, thời điểm 1/3 số quả đã chuyển sang màu vàng.
Quả chỉ nên bảo quản tối đa 15 ngày, sau thời gian đó quả có thể bị úng, khô, giảm giá trị thương phẩm.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Fao về kỹ thuật trồng quýt đường. Hy vọng bài viết bổ ích và chúc bà con mùa màng bội thu!
Từ khóa » Trồng Cây Quýt đường
-
Cây Quýt đường Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cho Năng Suất Cao Quả Ngọt
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Quýt đường
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quýt ở Đông Nam Bộ - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường đơn Giản – Nhanh Cho Trái Lớn
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường Cho Quả Thơm Ngọt Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường Năng Suất Cao Từ Chuyên Gia - Sfarm
-
Kĩ Thuật Trồng Cây Quít
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Quýt Thái - Nuibavi
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY QUÝT ĐƯỜNG THÁI LAN
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường, Chăm Sóc Quýt đường Cho Năng Suất Cao
-
Cây Quýt Đường - Hoàng Long Garden - Giống Cây Trồng Cây ăn Trái
-
Quản Lý Thời Gian Thu Hoạch Của Cây Quýt
-
Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Quýt Tại Nhà Cho Quả Sai Trĩu, Vị ...
-
TRỒNG CHĂM SÓC CÂY QUÝT ĐƯỜNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO