Cây Quýt đường Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cho Năng Suất Cao Quả Ngọt

Khi nhắc tới quýt là không ai không biết đến và giá trị dinh dưỡng cây qúyt đường. Cây quýt đường được sử dụng làm món tráng miệng trong các hộ gia đình thường xuyên. Cây quýt đường là loại cây dễ trồng và chăm sóc, nhưng để đạt được năng suất cao và chất lượng tốt thì kỹ thuật trồng cây quýt đường rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trồng và chăm sóc cây quýt đường cho năng suất cao.

1. Kỹ thuật trồng cây quýt đường cho năng suất

1.1. Thời vụ trồng cây quýt đường

- Cây quýt đường là cây trồng nhanh phát triển, thời điểm thích hợp trồng cây quýt đường cho năng suất phát triển tốt nhất là vào cuối màu khô và đầu mùa mưa tầm tháng 4-5 dương lịch.

1.2. Chọn giống cây quýt đường đạt chuẩn

- Cây quýt đường hiện nay được các nhà vườn nhân giống theo 2 hình thức là ghép cành và chiết cành. Hiện nay đối với các nhà vườn trồng quýt thường lựa chọn giống gốc ghép cho năng suất cao hơn cây khỏe và có thời gian phát triển lâu hơn là cây chiết cành.

Chọn cây giống gốc ghép chuẩn cho năng suất cao

Chọn cây giống gốc ghép chuẩn cho năng suất cao

- Chọn cây giống quýt đường cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân cây to khỏe, có chiều cao trung bình là 50-60cm

1.3. Mật độ khoảng cách trồng cây quýt đường

- Khoảng cách trồng cây quýt đường khoảng 5-6m/cây. Nếu đất trồng hẹp bạn có thể trồng với khoảng cách dày hơn và trồng so le nhau. Với tán cây rộng, dậm rạp khi trưởng thành bạn cần để ý chăm sóc hơn vì cây dễ bị sâu bệnh hại.

1.4. Kỹ thuật làm đất và bón phân trồng cây quýt đường

- Trước khi tiến hành trồng cần cày đất sâu 40 – 45 cm, đào hố rộng 60 – 80 cm, sâu 60 cm sau đó phơi ải hố từ 20 – 25 ngày.

Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

Xem thêm - Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

- Lưu ý cần bón lót phân chuồng hoai + supe lân + kali sunfat + vôi bột. Trộn đều phân với đất mặt để lấp hố. Dùng cuốc moi đất chính giữa hố vừa lớn hơn bầu cây con.

1.5. Cách trồng cây quýt đường cho năng suất cao

- Khi trồng trộn hỗn hợp trên với đất rồi lấp đầy hố, đào một lỗ giữa hố với kích thước lớn hơn bầu ươm một chút.

- Nhẹ nhàng xé lớp nilong tránh làm bể bầu ươm, đặt cây giống quýt vào giữa hố thẳng đứng, lấp đất rồi dùng chân nén nhẹ xung quanh gốc. Nếu trồng ở khu vực thoáng gió thì cần cắm thêm cọc cố định cây tránh gió làm cây gãy hoặc đổ ngã.

- Tưới nước ngay sau khi trồng. Định kỳ kiểm tra độ ẩm của đất và tưới thêm nước trong suốt 1-2 tháng đầu trồng.

2. Cách chăm sóc cây quýt đường cho năng suất cao

2.1. Tưới nước cho cây quýt đường

- Chăm sóc cây quýt đường cần phải chú ý đến việc tưới nước sao cho vừa đủ không được quá sũng gây ngập rễ. Nếu trồng vào mùa khô khoảng 3-5 ngày cần tưới nước 1 lần, kết hợp phủ lá khô hoặc rơm dạ để giữ ẩm.

2.2. Kỹ thuật bón phân cho cây quýt đường

- Cây quýt đường cần rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt giai đoạn ra đọt non, ra hoa và đậu quả. Vì thế ở các giai đoạn nầy cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây trồng để cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao nhất.

- Tùy vào chất lượng đất màu mỡ hay không mà bạn điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Cũng căn cứ vào giống và độ sinh trưởng của cây để lựa chọn, thay thế các loại phân bón giúp cây phát triển tốt nhất.

- Cần cân đối giữa phân hữu cơ, phân hóa học và phân bón lá (phân vi lượng) cho cây. Nên bón theo lượng phân bón được ghi trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của các kỹ sư tư vấn.

- Thời kì cây còn nhỏ: hai đến ba năm đầu là thời kì kiến thiết cơ bản, cây cam, quýt cần bón đủ lượng phân đạm, lân và kali để giúp cây phát triển cành nhánh.

+ Nếu trong thời kỳ này cây ra nhiều hoa trái thì nên tỉa bớt để tập trụng dinh dưỡng cho cây.

+ Lượng phân bón cho mỗi gốc trong một năm có thể như sau:

+ Năm thứ nhất và thứ hai: Khoảng 0,2- 0,4kg urea; 0,5-1,0kg lân; 0,2-0,3kg kali.

+ Chia làm 3-5 lần bón trong năm, bằng cách pha vào nước để tưới cho từng gốc

+ Năm thứ ba và thứ tư: 0,5-0,8kg urea; 1,5-2,0kg lân và 0,5-0,8kg kali.

+ Hoà nước tưới hoặc rải xung quanh gốc rồi tưới cho phân tan và ngấm dần xuống đất.

- Thời kì cho trái: Từ năm thứ năm trở đi là thời kỳ khai thác, cần gia tăng phân kali để cho trái ngọt và chắc.

+ Tuỳ theo độ màu mỡ của đất, độ lớn của cây và sản lượng trái mà lượng phân có thể gia giảm như sau: 0,2-0,5kg urea; 4,0-5,0kg lân; 1,5-2,5kg kali/cây/năm và được chia làm 3 lần bón như sau:

- Sau khi thu hoạch: bón toàn bộ lân, 1/3 urea và 1/3kali

+ Trước khi ra hoa từ 4-6 tuần: bón 1/3 urea và 1/3 kali

+ Giai đoạn nuôi trái:bón 1/3 urea và 1/3 kali( Ở những vùng đất cao nên dùng phân sulfat kali)

4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

- Cách bón

+ Ở vùng đất thấp như ĐBSCL cuốc ránh theo hình chiếu của tán lá, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-2-cm, rải phân vào, lấp đất rồi tưới nước.Ở vùng đất cao như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… dựa vào hình chiếu của tán lá, đào hố xung quanh gốc, sâu 20-30cm, rộng 20-30cm cho phân vào rồi lấp đất lại và tưới nước.

+ Cũng có thể áp dụng cách báon như ở vùng đất thấp.

+ Khi cây lớn đã giao tán thì không cần đào rãnh, có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh tán cây, rải phân, lấp đất, tưới nước cho phân tan, ngấm dần xuống đất Phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng đã được ủ hoai mục là loại phân rất tốt cho nhóm cây cam, quýt, mỗi năm nên bón cho một cây khoảng từ 20-30kg phân hữu cơ đã hoai mục vào lúc sau khi thu hoạch.

+ Nếu đất bị chua nhiều thì cây dễ bị thiếu vi lượng, cần chú trọng nâng cao độ pH cho đất bằng cách mỗi năm bón khoảng 2-5kg vôi bột/ gốc cùng với phân bón hữu cơ.

+ Có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ hoặc phân dơi để bón cho cây.

+ Phân bón lá được bón 4-5 lần/vụ vào giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày

2.3. Cách tỉa cành, tạo tán cho cây quýt tập chung nuôi dưỡng chất

+ Sau khi trồng 1-2 tháng cây bắt đầu hồi phục và cho đọt non, cần cắt tỉa cành để hãm chiều cao cây, chỉ nên để cây cao khoảng 30-40 cm, và trên cây chỉ cần 7-10 chồi khỏe mạnh cân đối.

+ Việc cắt tỉa cành tạo tán sao cho cân đối với khoảng cách trồng sao cho tán tỏa đều quanh gốc. Sau mỗi lần thu hoạch cần cắt tỉa cành già và cành sâu bệnh để cây ra hoa và đọt non cho vụ sau.

Cắt tỉa cành và quả giúp cây tập chung nuôi quả

Cắt tỉa cành và quả giúp cây tập chung nuôi quả

+ Kết hợp với việc bón phân làm gốc sau khi thu hoạch cần cắt tỉa bỏ bớt các cành già bên trong tán không có khả năng cho trái, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép (khi cây còn nhỏ), cành đã mang trái ( thường rất ngắn, khoảng 10-15cm) để tập trung dinh dưỡng cho cây, tăng diện tích lá hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt cho cây, bảo đảm sự cân bằng giữa sinh trưởng và ra hoa kết trái và tạo cho vườn cây luôn được thông thoáng, khô ráo, hạn chế bớt tác hại của sâu bệnh, nhất là một số bệnh có liên quan chặt chẽ đến điều kiện ẩm ướt như bệnh thối gốc chảy mủ, bệnh đốm đồng tiền…

+ Tạo tán là việc làm cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp.

2.4. Xử lý khi cây ra hoa cho đậu quả

- Đến thời kỳ ra hoa bạn nên ngưng tưới nước để cây đồng loạt ra hoa làm tỉ lệ đậu quả cũng tăng lên. Nếu trồng quýt trên mô đất cao thì chỉ cần rút nước khỏi mương rãnh là được.

- Ngược lại nếu thấy cây có dấu hiệu héo rũ thì tưới thêm nước cho cho cây để chúng có đủ năng lượng trổ hoa tiếp và tiếp tục bung những đọt mới.

3. Kỹ thuật xử lý sâu bệnh hại cây quýt đường

- Cây quýt đường cũng giống các loại cây họ nhà cam khác cũng hay gặp các loại sâu bệnh tấn công quả, thân và lá. Vì vậy cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cách hợp lý để cây cho năng suất cao.

+ Sâu vẽ bùa: (từ tháng 4 - tháng 10) phun Wofatox 0,1 - 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.

+ Sâu nhớt: (tháng 2 - 4) Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.

+ Nhện đỏ (mùa Đông và Xuân): Phun Wofatox 0,1 - 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.

+ Nhện trắng: Vệ sinh vườn mùa Đông; phun Wofatox 0,1 - 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.

+ Sâu đục cành (từ tháng 5 - 6); Diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to (khi sâu bắt đầu vũ hoá).

+ Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 - 1% vào đường hầm của sâu non.

+ Sâu đục thân (tháng 5 - 6): Bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh - vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.

+ Sâu đục gốc (tháng 5 - 6): Bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm, Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.

+ Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).

+ Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 - 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1lần.

+ Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.

+ Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%

+ Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.

+ Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.

+ Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.

+ Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.

+ Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.

+ Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.

4. Thu hoạch và bảo quản cây quýt đường

- Thời điểm từ khi cây ra hoa cho đến thu hoạch cần 8 đến 10 tháng. Khi thu hoạch bạn chọn thời điểm khô ráo, nắng. Tránh thu trái sau cơn mưa hoặc có sương mù vì trái rất dễ thối cũng như ngấm nước ăn sẽ rất nhạt, làm mất đi vị ngon vốn có của chúng.

Thu hoạch và bảo quản quýt đường

Thu hoạch và bảo quản quýt đường

- Sau khi thu xong thì đem quýt để vào nơi thoáng mát, có thể mang đến nơi tiêu thụ ngay. Còn không thì không nên để quá 15 ngày quýt sẽ hỏng hoặc mất đi giá trị của nó.

Quýt đường là loại cây ngon, dinh dưỡng cao mà lại rất dễ trồng. Bất cứ vùng đất nào đều có thể trồng được loại quả kinh tế cao này nếu áp dụng đúng theo kỹ thuật trồng cây quýt đường mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trê.

Hi vọng, với những chia sẻ cụ thể như vậy các bạn có thể trồng cho gia đình mình 1 loại cây ăn trái ngon lành.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP Xem thêm chủ đề: cây quýt, kỹ thuật trồng cây quýt đường, cách chăm sóc cây quýt đường, kỹ thuật bón phân cay quýt đường, trồng quýt đường bao lâu có trái, cách chọn giống cây quýt đường, khoảng cách trồng cây quýt đường, kỹ thuật cắt tỉa cành cây quýt đường cho năng suất FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Trồng Cây Quýt đường