Cách Trồng & Chăm Sóc Lan Đai Châu Trong Chậu Lá To Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Đai châu thuộc dòng lan đơn thân rễ gió (có gió thì rễ mới ra), nên nếu nhà bạn nào không gian bí, không có gió lưu thông thì không nên chơi dòng này.
Lưu ý khi trồng lan đai châu
Những người mới chơi không nên mua hàng ký (bán theo lô) về ghép, vì chúng đã bị cắt trụi rễ và để trong khoảng thời gian rất dài, rồi mới đến tay bạn nên cây bị suy yếu, không khỏe mạnh, khi ghép bị nhăn, vàng lá và tỷ lệ chết rất cao.
Bạn nên mua hàng thuần (loại mà người ta đang chơi) về chỉ việc ghép vào chậu và chăm sóc. Như vậy cây sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Lan đai châu sau khi mua về cần cắt ngắn rễ để lại 2-3cm tính từ thân, treo ngược lên 15-20 ngày chỗ thoáng mát để kích nó ra rễ.
Mục đích của việc cắt ngắn rễ để sau này khi rễ bung ra sẽ bám vào giá thể, cây khỏe và không bị đổ.
Mỗi chậu ghép từ 1-3 cây, đặc biệt dòng đai châu lá xếp chỉ nên mỗi cây một chậu. Bởi vì đai châu có lá rất to, nếu ghép dày sẽ không nhìn thấy hoa, trông rất là xấu.
Chậu trồng nên chọn chất liệu gỗ hoặc gốm, vì vừa trông đẹp, mặt khác khi rễ dài ra chúng sẽ bám vào chậu, biến chậu thành giá thể chắc chắn.
Phong lan đai châu có bản chất ra hoa đúng Tết dù không chăm bón hay kích hoa, nên rất thích hợp trồng chơi Tết.
Cách trồng lan đai châu trong chậu
Giá thể trồng lan đai châu gồm vỏ thông (hoặc than gỗ, dớn, vỏ dừa), rêu, xốp… mình thì ưu tiên dùng vỏ thông hơn vì rất bền không bị mục.
Đối với vỏ thông bạn cần ngâm với nước vôi trong từ 3-7 ngày, vớt ra rửa sạch, để loại bỏ mầm bệnh và không bị mốc sau này. Còn than gỗ và vỏ dừa chỉ cần ngâm trong nước sạch 1-2 tiếng.
Khi trồng trong chậu, cây rất khó cố định, nên ta sử dụng một miếng xốp đủ lớn đặt chắc dưới đáy chậu, rồi cắm đứng một que đũa vào miếng xốp để cố định thân lan.
Việc đặt xốp dưới đáy chậu giúp tạo thoáng khí phía dưới.
Tiến hành làm móc ngay từ đầu, để khi trồng lan đai châu, ta buộc cố định lá vào móc giúp cây không bị rung lắc.
Cho vỏ thông vào sao cho khoảng cách từ lớp vỏ thông tới miệng chậu là 2cm, không nên cho đầy quá, vì sau này khi bón thêm phân và tưới nước không bị văng phân ra ngoài.
Tiếp tục cho một lớp rêu mỏng lên bề mặt, bạn nên dùng rêu rừng thì tốt hơn.
Đặt cây đai châu vào chậu nằm trên rêu sao cho thân áp sát vào que đũa, hai bên lá sát với dây móc.
Dùng dây thít thân cây vào que đũa, mỗi bên thít 1-2 lá vào dây móc để cố định cây. Vì nếu không thít thì khi gió thổi cây bị lắc lư khiến đầu rễ dễ bị hỏng. Đợi sau này khi rễ bám chắc vào giá thể, lá cứng thì tháo dây thít.
Quan sát nếu thấy lá bị gập thì xếp thẳng ra, bởi vì sau khi phơi 15-20 ngày lá rất dẻo dễ uốn nắn.
Sau khi trồng, mang treo chậu lan đai châu ở nơi thoáng mát. Bây giờ ta chuyển sang công đoạn chăm sóc.
Cách chăm sóc phong lan đai châu
Thời gian đầu để cây khỏe mạnh, ổn định với môi trường và không bị rớt vàng lá chân, bạn dùng B1, pha tỷ lệ 1cc với 1 lít nước, phun buổi sáng lên cả lá và gốc.
B1 có tác dụng điều dưỡng cho cây phát triển, ví dụ trên cây thiếu gì, bị tổn thương gì thì nó giúp lấp đầy chỗ đó.
Công việc quan trọng tiếp theo là cần kích rễ, cây phải ra rễ thì mới ăn phân được. Mình thường dùng n3m để kích rễ cho lan đai châu, tỷ lệ 2g với 1 lít nước.
Tần suất: Nếu thứ hai tưới B1, từ thứ ba tới chủ nhật tưới nước, thứ hai tuần sau tưới n3m, rồi lại nước, lại tưới B1, lập đi lập lại chu kỳ đó. Trong vòng 1-2 tháng đầu chỉ tưới B1 và n3m.
Khi cây đã khỏe mạnh, lá bóng mượt rồi thì bắt đầu cho ăn phân, mình dùng phân bón lá NPK 20-20-20 + TE tỷ lệ 1g với 1 lít nước. Phun lên lá vào buổi sáng mỗi tuần một lần.
Sau khi phun NPK thì phải phun nước để xả trôi, tránh gây tình trạng bệnh thán thư, đốm chấm trên lá.
Sau một tuần phun NPK, bạn phun thêm SUPERthrive tỷ lệ 5 giọt với 1 lít nước để kích thích cây phát triển. Hai loại NPK và SUPERthrive luân phiên nhau, xen giữa là tưới nước giống bên trên.
Ngoài các loại phân bón trên, mình cũng thường xuyên dùng nước vo gạo, pha thêm 5 lần nước, tưới lên lá, sẽ giúp bản lá sau này rất bự.
Thực ra chăn sóc lan đai châu mình dùng chủ yếu nước vo gạo, còn các loại phân bên trên chỉ là hỗ trợ.
Vị trí đặt lan đai châu
Lan đai châu là dòng rễ gió, vì vậy phải treo em nó lên để gió thổi dưới chậu thì rễ mới phát triển đẹp. Phải treo dưới lớp lưới hoặc có mái che, không treo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì có thể khiến lá bị cháy.
Lượng nước tưới
Độ ẩm thích hợp cho lan đai châu phát triển từ 70 đến 80%, vì vậy lượng nước tưới cần căn cứ phù hợp với từng điều kiện khí hậu.
Vào mùa đông nên tưới ít hơn, cần tưới buổi sáng vì đai châu cần khô lá và rễ trước khi trời tối.
Hiện tượng lá nhăn nheo khi mới mua về
Rất đơn giản, ban đầu bạn sử dụng B1 và n3m là được.
Nhưng có nhiều trường hợp rễ ra nhưng lá vẫn nhăn, nguyên nhân là cây không thể cung cấp nước lên lá.. lúc này bạn nên dùng Super Kali hoặc Đầu trâu 13-0-46.
Kali có tác dụng giúp vận chuyển nước từ rễ lên lá, khi nước lên lá đủ thì sẽ hết nhăn, lá sẽ mọng và đầy.
Hiện tượng vàng lá chân, rớt lá
Một trong các nguyên nhân là do thay đổi môi trường đột ngột gây sốc nhiệt, chẳng hạn di chuyển cây từ chỗ này qua chỗ khác.
Lúc này, bạn nên bổ sung B1 cho em nó, khi tưới nước buổi sáng cần chú ý tưới thật đẫm, khi cây có đủ nước sẽ không bị vàng lá nữa.
Hiện tượng thối nhũn lá và thân
Vào mùa mưa lan đai châu rất dễ bị thối nhũn, là nỗi khiếp sợ của dân trồng lan. Mình thường phòng ngừa bằng cách pha vôi bột tỷ lệ 4g với 1 lít nước phun lên lá.
Một cách khác là dùng Oxy già 3% pha tỷ lệ 60ml với 1 lít nước phun lên lá.
Chú ý mùa mưa tuyệt đối không tưới phân, chỉ tưới nước vôi hoặc oxy già.
Kẽ lá bị bám bụi bẩn
Trên lá lan đai châu thường bị dính bụi bẩn, hãy vệ sinh, lau lá cho sạch để tạo điều kiện cho cây phát triển.
Dùng xịt nước có áp lực mạnh chút để xịt lên các kẽ lá giúp đẩy bay bụi bẩn, với những chỗ cứng đầu bạn có thể dùng bông tăm chấm vào nước rửa bát pha loãng để lau cho lan.
Cách giúp ra hoa sớm và muộn
Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ bằng cách mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng lưu ý cần thoáng gió và duy trì độ ẩm.
Nếu muốn lan chậm nở để chờ dịp Tết thì hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng lưu ý đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.
Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước để tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua.
Bài viết được tham khảo từ các kênh Youtube: Chăm Sóc Hoa Lan, SocCo TV, Người Nông Dân Trồng Lan. Tác giả lưu ý những kiến thức trên chỉ nên tham khảo, vì trồng lan còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng miền.
Chúc bạn trồng và chăm sóc lan đai châu thành công!
Từ khóa » đặc điểm Lan đai Châu
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Đai Châu (lan Tai Trâu) đúng Kỹ Thuật
-
Giới Thiệu Và đặc điểm Sinh Trưởng Của Lan Đai Châu
-
Đặc điểm Của Lan Ngọc Điểm – Lan Đai Châu 0962 567 869
-
Tất Tần Tật Về Hoa Phong Lan Đai Châu ( Ngọc Điểm, Nghi Xuân)
-
Đặc điểm Sinh Thái, Hình Thái, Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan đai Châu.
-
Nguồn Gốc, đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan đại Châu
-
[Tiết Lộ] Cách Trồng Lan đai Châu Phát Triển Cực Nhanh
-
Lan Đai Châu – Hướng Dẫn Trồng – Chăm Sóc – Bón Phân ...
-
Lan Đai Châu : Nguồn Gốc, đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc Và ...
-
Lan Ngọc điểm (lan đai Châu): Cách Trồng Và Chăm Sóc Ra Hoa
-
Kỹ Thuật Trồng Lan Đai Châu - Ngọc điểm
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Đai Châu Nở Hoa đúng Dịp Tết ...
-
Hoa Phong Lan Đai Châu - Nguồn Gốc, đặc điểm Và Cách Trồng Siêu ...
-
Nắm Bắt Ngay Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan đai Trâu Chuẩn Nhất - Sfarm