Hoa Phong Lan Đai Châu - Nguồn Gốc, đặc điểm Và Cách Trồng Siêu ...

lan đai châu

Hoa phong lan Đai Châu là một trong những loài lan phổ biến hàng đầu ở nước ta. Đây là cái tên không còn xa lạ với giới chơi lan. Lan Đai Châu cho hoa tuyệt đẹp và mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Nếu bạn hứng thú với loài lan này hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây về chúng ngay sau đây nhé.

Lan đai châu xuất xứ từ đâu?

Hoa phong lan Đai Châu là một loại hoa bản xứ có mặt tại nhiều vùng rừng núi ở Việt Nam. Nó có tên khoa học là Rhynchostylis, có hoa dạng chùm nhỏ xinh và rất thơm, điều đặc biệt là nó lại cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán. Ở nước ta, hoa phong lan đai châu có các tên gọi khác nhau tuỳ vào vùng miền. Miền Bắc gọi là Đai Châu ( Tai Trâu) , miền trung gọi là Nghinh Xuân, miền Nam lại gọi là Ngọc Điểm.

lan đai châu

Đặc điểm của lan đai châu

Hoa phong lan Đai Châu rừng có hoa là những chùm màu trắng tím rủ xuống. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, dịu dàng khiến người chơi hoa cảm thấu rất dễ chịu. Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ tổ tiên, ta nên chuẩn bị một vài chậu hoa lan đai châu thì thật là quốc hồn, quốc tuý. Thêm vào nữa, hoa nở rất bền, có thể từ 30 đến 45 ngày tuỳ chế độ tưới tắm cũng như việc chăm sóc lan Đai Châu của người trồng. Đây là loại hoa bản xứ nên hoa có sức chịu đựng rất tốt, do vậy cách chăm sóc hoa lan đai châu cũng khá đơn giản.

Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy trên thị trường có rất nhiều màu sắc như : trắng, trắng tím, bò sữa, đỏ…. Đây là dòng đai châu công nghiệp được nghiên cứu và phát triển dựa trên cấy mô. Đặc điểm của loại này là đa dạng về màu sắc, cây khỏe dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên về mùi hương thì không thể thơm như lan đai châu rừng.

>>> Bạn có thể quan tâm:https://vuonlan.net/bi-quyet-chon-luoi-che-nang-cho-lan-dendro-hieu-qua/

lan đai châu

Do cấu tạo giá thể thoáng nên ta có thể tưới nước cho đai châu 2 lần/ngày vào mùa mưa 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ của lan chỉ tưới nước 1lần/ngày cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Đai Châu nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu.

Nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan đai châu không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây lan đai châu chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Theo kinh nghiệm của Vuonlan.net, chúng tôi che 2 lớp lưới vào mùa nắng và 1 lớp lưới vào mùa mưa để đảm bảo độ ẩm cũng như ánh sáng cho cây phát triển tốt nhất.

Cách trồng lan đai châu siêu đơn giản ngay tại nhà 

Để tự tay trồng và chăm sóc một giò lan bạn hãy bắt đầu từ việc chọn mua cây giống ở rừng về và tự thuần nó theo các công đoạn như sau:

Chọn cây giống 

Để giảm thời gian thuần dưỡng cây bạn cần phải lựa chọn những thân Đai Châu được khai thác khỏe mạnh không dập gãy, nên có ít nhất 6 cặp lá để tiện cho việc thuần dưỡng. Bạn cần phải cẩn trọng bởi nếu chọn phải cây đang có mầm bệnh sẽ dễ lây lan cho những cây còn lại trong vườn.

Bảo quản lan đai châu khi mua từ rừng về 

Khi cây khai thác từ rừng về, trải qua các quá trình đóng gói, vận chuyển cây rất dễ bị tổn thương. Cho nên ta phải biết cách bảo quản đúng cách hạn chế được nhửng rủi ro nhất cho cây. Ta có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: xếp từ 3-5 cây bó thành từng bó nhỏ sau đó treo ngược cây vào nơi có mái che kín ta có thể cho quạt để quạt hết hơi nước bám vào cây. Không tưới nước sau 2-3 ngày tiếp theo. Quan sát kỹ xem có hiện tượng thối lá hay không. Nếu cây có hiện tượng thối lá ta phải xử lý ngay, cách ly những cây thối để riêng không treo cùng cây khỏe vì bệnh thối lá rất rễ lây lan. Những cây bị thối ta xử lý bằng cách cắt sâu vào phần thịt cách đoạn thối khoảng 1-1,5cm sau đó dùng giấy ăn lau khô vết cắt sau đó ta có thể dùng vôi tôi, dung dịch keo liền vết thương bôi kín vết cắt.
  • Bước 2: sau 3 ngày ta dùng thuốc trị nấm như RIDOMIL, hoặc các loại thước có chứa gốc đồng sunfat pha theo tỉ lệ 25g/15lit nước khuấy đều và phun đều cho cây. Sau khoảng 5-7h ta có thể bổ sung nước
  • Bước 3:Tưới hàng ngày tốt nhất là sau 3 tiếng ta tưới 1 lần để cây đủ lượng nước.
  • Bươc 4: Hôm sau ta pha thuốc kích thích ra rễ như NAA, ATONIX , dung dịch B1theo tỉ lệ ¼ muỗng cà phê thuốc ra rễ + 2 nắp nước B1 pha với 10 lít nước khuấy đều và phun lên cây sau khi tưới nước 20-30 phút. Sau 3-5 tiếng ta tưới nước bình thường. Sau 3-4 ngày phun thuốc 1 lần. Sau 18-20 ngày cây sẽ có hiện tượng ra rễ lúc đó ta mới đem cây ra ghép. Không nên để cây ra rễ quá dài mới ghép vì rất dễ làm hỏng đầu rễ và lại vừa khó ghép.

>>> Đọc thêm:https://vuonlan.net/loi-ich-cua-xo-dua-va-cach-xu-ly-truoc-khi-trong-lan/

lan đai châu

Cách ghép lan đai châu lên giá thể 

Đối với lan đai châu không kén chọn giá thể có thể ghép gỗ, ghép giỏ treo, ghép trụ tùy từng điều kiện mùa vụ để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8. Mùa đông không lên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . giá thể phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát. Cách ghép lan cũng rất quan trọng cho sự phát triển của cây cũng như thẩm mỹ cho nên khi ghép phải chú ý những điểm sau:

Ghép sao cho đúng chiều. Chú ý lan rừng khi ra hoa hướng nào thì ta đưa hướng đó ra phía ngoài vì nếu cho ngược sau này hoa ra sẽ không thoát khỏi kẽ lá để vươn ra ngoài và vừa không đảm bảo mỹ thuật.

Phân chia đều khoảng cách giữa các cây ta nên ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới sau đó ta tưới nước bình thường cứ 3-5 tiếng ta tưới 1 lần bất kể mùa nào trong năm.

Với các kinh nghiệm được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ có thể trồng được những giò lan Đai Châu ra hoa đẹp nhất để chơi tết nhé.

Từ khóa » đặc điểm Lan đai Châu