Cách Trồng Lạc ở Miền Bắc Vụ Xuân Trên đất Cát Củ To Nhiều
Có thể bạn quan tâm
Đậu phộng có nhiều tác dụng hay như hỗ trợ giảm cân, tốt cho người bị bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu, cân bằng đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật, chống trầm cảm, tốt cho người tiểu đường, hỗ trợ chức năng sinh sản….
Trồng lạc cũng là cách mang lại nguồn kinh tế bền vững, cũng có thể làm giàu. Vì giá bán lạc trên thị trường rất ổn định, sức mua lớn, gần như hộ giai đình nào cũng ăn ít nhất 1 lần mỗi tháng.
Trồng lạc đơn giản, không mất nhiều công chăm sóc, hơn nữa lại ít sâu bệnh. Vì vậy, trong bài viết này Fao sẽ cũng bà con định hình lại kỹ thuật trồng đậu phộng hoàn chỉnh nhé!
Video: Ăn Đậu Phộng (Lạc) Theo Cách Này Bổ Hơn 100 Lần Nhân Sâm, Cực Tốt Cho Sức Khỏe | An Tâm Sống Khỏe.
Thời vụ trồng lạc
Thời vụ trồng lạc là yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất đạt cao hay thấp, chất lượng hay không chất lượng.
Áp dụng theo đúng thời vụ thì cây lạc sẽ khỏe mạnh hơn, hơn nữa năng suất thu hoạch cũng tăng lên gấp bội so với trồng việc trồng đậu phộng vào thời điểm bất kì.
Thường thì bà con bắt đầu trồng lạc quy mô lớn vào vụ xuân, nghĩa là bắt đầu từ cuối năm hoặc qua tết ít ngày.
1. Đối với đất cù lao ven sông
Vào mùa vụ Đông Xuân, thực hiện việc xuống giống khi nước lũ rút khỏi mặt ruộng. Bắt tay vào việc xuống giống tập trung từ ngày 15/11 cho tới ngày 15/12 dương lịch.
Khi tới vụ Hè Thu, vào tháng 4 đến tháng 5 dương lịch để có thể thu hoạch trước khi lũ về.
2. Đối với đất núi
Vào mùa vụ Đông Xuân, thực hiện việc xuống giống từ tháng 11 cho tới tháng 12 dương lịch (cuối mùa mưa), ở vị trí có nguồn nước để dễ dàng cho việc tưới tiêu.
Đối với vụ Hè Thu, thực hiện việc xuống giống vào khoảng đầu mùa mưa, đây là mùa sản xuất chủ lực của những vùng đất này.
Đối với vụ Thu Đông: Chỉ trồng đậu phộng tại những vùng đất cao, có khả năng thoát nước tốt. Vụ này thường đạt năng suất thấp, chủ yếu sản xuất để lấy giống cho vụ Đông xuân.
Đất trồng lạc ở miền Bắc
Cách trồng lạc ở miền Bắc khó có thể đạt chất lượng tốt nếu bạn trồng chúng trên những loại đất không phù hợp.
Những yếu tố cần thiết của đất trồng đậu phộng cần có như:
- Đất phù hợp nhất là đất có độ pH nằm trong khoảng 5,5 đến 6,5 để tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần sinh trưởng.
- Đất phải đảm bảo được độc cao ráo, tơi xốp, có khả năng thoát nước nhanh để tia lạc có thể dễ dàng đâm sâu vào đất.
- Ở Bắc Trung Bộ, một số tỉnh trồng đậu phộng trên đất cát thu được năng suất rất cao.
Kỹ thuật trồng đậu phộng
Trong quy trình trồng và chăm sóc lạc, Fao chia nhỏ thành 3 bước chính. Mỗi bước tương ứng với một giai đoạn.
Mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần thực hiện theo đúng quy trình và sự hướng dẫn của Fao để đảm bảo cây được khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
1. Chọn đất và làm đất trồng lạc
Trên thực tế kỹ thuật trồng lạc và lựa chọn đất trồng không quá khắt khe bởi lạc dễ dàng thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau.
Tuy nhiên tốt nhất thì bạn nên lựa chọn loại đất có độ tơi xốp và độ ẩm cao, độ pH dao động từ 5,5 đến 6,5 và có khả năng thoát nước tốt.
Một số loại đất điển hình như: đất pha cát, đất thịt nhẹ…
Đất được sử dụng để thực hiện cách trồng lạc ở miền Bắc cần được cày sâu, bừa kỹ và dọn sạch toàn bộ cỏ dại.
Sau đó, tiến hành lên luống có độ rộng khoảng 75 đến 80 cm, chiều cao từ 20 đến 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng khoảng 45 cho tới 50 cm.
2. Chuẩn bị lạc giống
Lạc được dùng để làm giống nên chọn lựa loại lạc vừa (không quá già, không non), không bị nhiễm sâu bệnh sau đó ngâm trong nước nửa ngày.
Nếu thực hiện vào vụ rét thì ngâm lạc trong nước ấm chừng 40 đến 45 độ C, ngâm trong vòng 12 giờ.
Sau đó ủ cho nứt mầm rồi tiến hành đem gieo, không được để mầm nhú dài.
Cách ủ khá đơn giản, lạc sau khi ngâm học vào vải hoặc quần áo cũ, bọc vài lớp. Để vào góc nhà hoặc ở nơi thoáng mát. Mục đích bọc vải là để giữ ấm, tạo điều kiện cho lạc nảy mầm.
Sau vài ngày trở lên, lạc bắt đầu nảy mầm, lúc này có thể mang ra đất gieo trồng.
Bạn có thể mua lạc giống trực tiếp ngoài chợ, tại những trung tâm cửa hàng chuyên bán hạt giống uy tín, chất lượng.
Tiêu chuẩn chọn giống là: không được pha tạp, không bị nhiễm sâu bệnh, hạt giống to, mẩy, không sây sát, vỏ sáng, tỷ lệ nảy mầm cao.
Hiện nay có một số giống lạc đạt năng suất cao được bà con tin tưởng và lựa chọn để trồng như: VD, L14, VD2, L18, VD5, MD7, LDM-01, ML25, L23.
Các bạn tiến hành làm hốc hoặc đánh rãnh theo đúng cách trồng lạc để bón lót phân với liều lượng từ 25 đến 30kg/sào có diện tích 500m2.
Cần phủ một lớp đất nhẹ để trong khi gieo hạt sẽ không bị chạm vào phân, gieo xong thì phủ lớp đất lên trên bề mặt của hạt.
Cách chăm sóc cây lạc
Trong quá trình phát triển của cây lạc, thì công việc bón thúc đóng vài trò khá quan trọng, chúng tôi chia thành 2 giai đoạn như sau:
Khi cây lạc đã phát triển tới giai đoạn có 3 đến 4 lá thật:
Tiến hành bón thúc phân bón với liều lượng từ 20 đến 25kg/sào có diện tích 500m2.
Kết hợp với việc xới nhẹ, làm cỏ (không vun đất vào gốc và xới xáo sát gốc để cây dễ dàng phân cành cấp 1).
Khi cây phát triển tới giai đoạn có 7 đến 8 lá thật:
Tiếp tục bón thúc, nên tiến hành xới giữa hàng tạo cho đất tơi xốp và thoáng khí.
Cách tốt nhất là các bạn nên tưới theo cách phun mưa quanh gốc. Trước khi vào thời vụ thu hoạch lạc khoảng 1 tuần thì các bạn không nên tưới nước để tránh trường hợp hạt nảy mầm trong đất.
Theo đúng như thời vụ của cách trồng đậu phộng thì trước khoảng 1 ngày thu hoạch, thì các bạn hãy tát nước vào ruộng để khi nhổ được dễ dàng hơn, không bị đứt củ.
Trong giai đoạn 3 lá thật và giai đoạn ra hoa cần đảm bảo độ ẩm (đạt 70%) cho đất.
Chú ý:
Sau gieo lạc từ 3 đến 5 ngày, tiến hành kiểm tra xem lạc mọc có đều nhau không. Nếu chỗ nào lạc chưa mọc hay bị chuột ăn thì các bạn cần phải đem chúng đi dặm lại, kết hợp với việc làm cỏ để hạt có chất dinh dưỡng.
Khi lạc nhú mầm thì dùng tay bới nhẹ gốc lạc sẽ giúp cho lá mầm lớn nhanh hơn và ra nhiều hoa hơn.
Tới ngày thu hoạch, các bạn lựa chọn những ngày nắng để tiến hành nhổ lạc. Khi quan sát thấy số củ lạc già xuất hiện nhiều hơn tức là lúc đó có thể bắt tay vào thu hoạch.
Nếu là lạc giống thì bạn có thể tiến hành thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm khoảng vài tuần. Sau khi thu hoạch nên rửa sạch chúng sau đó phơi khô.
Bí quyết trồng lạc cho năng suất cao nhất | VTC16
Phân bón cho cây lạc
Bón phân cho lạc chia thành các giai đoạn như xử lý đất, bón lót và bón thúc… Cho nên Fao tách riêng phần bón phân để phân tích cho bà con dễ hiểu.
Trong các loại phân bón cho lạc, thì phân chuồng thuộc loại chủ yếu và không thể thiếu góp phần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Thông thường lượng dinh dưỡng nguyên chất yêu cầu cân bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 60-90 kg K2O, 50-80 kg P2O5.
Ngoài ra cây đậu phộng (lạc) rất cần vôi và lân để giúp cho nốt sần cố định đạm phát triển.
Liều lượng phần bón cho cây lạc như sau:
Loại phân | kg/Sào 360m2 | kg/Sào 500m2 (kg) | kg/1ha | |||
Phân chuồng ủ mục | 144 | 180 | 200 | 250 | 4000 | 5000 |
Lân Supe | 18 | 20 | 25 | 28 | 500 | 550 |
Kali clorua | 5 | 5 | 7 | 8 | 145 | 150 |
Đạm urê | 4 | 4 | 5 | 6 | 100 | 120 |
Vôi bột | 14 | 18 | 20 | 25 | 400 | 500 |
Bón vôi:
Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng trước tiên khi trồng lạc. Thiếu canxi khiến hạt lép, trái bị thối và đen cuống, bị xám đen thân mầm. Bón vôi thành 2 lần:
- Lần 1 bón ½ lượng vôi trước khi bừa phẳng ruộng
- Lần 2 bón ½ lượng vôi khi đậu phộng đã ra hoa xong.
Bón lót:
Toàn bộ phân chuồng + ½ Super Lân + KCl + 1/3 Urea + Thuốc trừ kiến, dế + mối.
Bón thúc:
- Lần 1: 10 – 15 ngày sau khi gieo (mọc 2 – 3 lá kép) bón 1/3 Urea.
- Lần 2: 25 – 30 ngày sau khi gieo (cây có 2 – 3 lá kép) bón ½ Super Lân + 1/3 Urea. Có thể dùng phân bón lá kết hợp các lần phun thuốc trừ sâu.
Đối với lạc che phủ nilon:
Sau khi lên luống, cần thực hiện rạch 2 hàng dọc theo luống, rạch sâu 10cm, cách mép luống 30cm. Bón lót toàn bộ số phân trên (bón dồn lượng bón thúc và bón lót 1 lần) và san phẳng mặt luống.
Riêng vôi bột cần chia thành 2 lần bón, lần 1 bón ½ khi bừa phẳng, lần 2 bón ½ lượng còn lại khi đậu phộng tắt hoa, có thể rắc lên cây hoặc bón trực tiếp vào gốc.
Những lưu ý khi bón phân cho cây lạc:
Bón phân đạm cho lạc cần hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng cách, có thể làm giảm năng suất do tình trạng lạc lốp đổ. Chỉ bón thêm đạm trong các trường hợp sau:
- Không đủ lượng phân chuồng bón lót, đất xấu hoặc thiếu dinh dưỡng.
- Cây phát triển kém, có dấu hiệu thiếu đạm. Bộ rễ tạo nốt sần kém, hàm lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít.
- Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón kali, lân và vôi đầy đủ, tạo sự cân đối cho dinh dưỡng khoáng.
Nên ủ kali kết hợp phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều vùng dùng tro bếp thay kali cũng rất tốt vì trong tro có hàm lượng kali khá cao. Hiệu quả của kali đối với lạc thường không bằng lân, nhưng việc bón kali cho lạc để đạt năng suất cao là điều cần thiết.
Bón vôi cho lạc vừa giúp nâng pH đất, cải tạo các vùng đất chua, đồng thời cung cấp lượng canxi cho cây. Bón vôi cho lạc mang lại hiệu quả tăng năng suất đối với tất cả các loại đất.
Sâu bệnh hại cây lạc
Sâu xám:
Biểu hiện: Cây con ở thời kỳ đầu là đối tượng gây hại chính, chúng cắn trụi lá, nặng thì cắn đứt ngang cây lạc khi vừa mọc làm giảm mật độ lạc trên ruộng.
Phòng trừ: Dùng 100gr CNX-RS pha với 50 lít nước phun đều 1 lượt.
Sâu khoang:
Biểu hiện: Sâu này hại trong suốt quá trình phát triển của lạc, thời kỳ đầu vụ có mật độ sâu cao, chúng cắn khuyết hoặc trụi lá hạn chế sinh trưởng của cây, ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi thì hại nặng hơn, cắn trụi hết lá.
Phòng trừ: Luân canh cây trồng cây khác, vệ sinh đồng ruộng và dùng bả chua ngọt để diệt trừ. Nếu mật độ cao thì dùng thuốc trị sâu sinh học CNX-RS phun để diệt trừ.
Sâu cuốn lá:
Biểu hiện: Chúng gặm ăn hết biểu bì chỉ còn lại lại lá non màu trắng, khi mật độ cao làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc.
Phòng trừ: Bắt thủ công hoặc dùng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS phun đều lên mặt lá để diệt trừ.
Rệp hại lạc:
Biểu hiện: Chúng tập trung thành đám bám trên đọt non, lá non, chích hút dịch làm không sinh trưởng được, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa phùn, ruộng lạc rậm rạp, ẩm ướt.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, sử dụng thiên địch để diệt trừ. Khi bị nhiều dùng CNX-RS + SIÊU ĐỒNG để diệt trừ.
Bệnh héo xanh vi khuẩn:
Gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum.
Biểu hiện: Bệnh thường xuất hiện khi đậu phộng có 5 – 6 lá cho đến lúc hình thành củ. Cả cây lạc chết héo đột ngột hoặc một số cành phía trên, nhưng lá vẫn xanh.
Có màu nâu đậm hơi khô khi chẻ dọc rễ cây, cây nặng thì thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt đoạn thân cây bệnh nhúng vào cốc nước trong sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở vết cắt.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bệnh, bón thêm phân và vôi bột, kết hợp phun Tricho 50g để ngăn chặn bệnh lây lan
Bệnh lở cổ rễ:
Gây ra bởi nấm Rhizoctoniak.
Biểu hiện: Chủ yếu xuất hiện ở thời kỳ cây con, khi gặp mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh tập trung ở phần rễ, cổ rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với đất bị thâm đen, khiến cây héo dần và bị chết.
Phòng trừ: Dùng vôi bột xử lý đất, đất mà bị nhiễm bệnh nặng thì sau 2 vụ thì luân canh rồi mới trồng lạc trở lại. Khi bị nặng dùng bộ sản phẩm đặc trị nấm khuẩn gồm ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun theo hướng dẫn trên bao bì.
Bảo quản lạc – đậu phộng hiệu quả
Sau khi thu hoạch lạc để có thể giữ được lạc trong thời gian dài bạn có biết phải làm như thế nào không? Vậy hãy để Fao mách nhỏ cho bạn những mẹo sau đây giúp bảo quản lạc tốt hơn nhé.
Bởi lạc là loại cây có dầu nên rất nhanh mất sức nảy mầm. Vì vậy, bạn cần phải bảo quản chúng trong dụng cụ kín (bao poly ethylen, lu, vại), tiến hành phơi lạc theo tần suất là 3 tháng/lần thì ít ảnh hưởng tớ tỷ lệ nảy mầm.
Củ lạc phải được phơi thật khô, độ ẩm trong hạt đạt khoảng 10 tới 12% là đạt tiêu chuẩn. Chú ý, chỉ dùng những củ già để giống.
Khi phơi lạc làm giống, củ lạc phải lắc có tiếng kêu và khi tách ra vỏ lụa phải dể tróc. Bao chứa lạc không được để chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
* Lưu ý:
- Không nên trồng đậu phộng liên tiếp nhiều vụ trên cùng 1 mảnh đất sẽ khiến cho năng suất bị giảm.
- Không nên luân canh lạc cùng với những cây họ đậu khác, khoai lang, cà ớt … để tránh trường hợp lây lan bệnh.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng lạc ở miền Bắc cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để thu được lạc có năng suất và chất lượng cao nhất rồi.
Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những vụ mùa lạc thật bội thu, mang lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình mình nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Cây Lạc Ra Củ Như Thế Nào
-
Đố Bạn Biết Gọi "củ Lạc" Hay "quả Lạc" Mới đúng? Dám Chắc Rằng Rất ...
-
Giải Thích: Vì Sao Quả Của Cây Lạc Lại Nằm Dưới đất? - Tech12h
-
Bạn Thường Gọi “củ Lạc” Hay “quả Lạc”, Cách Gọi Nào Mới đúng đây Nhỉ?
-
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc Ra Nhiều Củ
-
Tìm Hiểu Về Cây Lạc (củ Lạc Hay Quả Lạc?) - YouTube
-
Băn Khoăn Với Củ Lạc - Quả Lạc | .vn
-
Củ Lạc Hay Quả Lạc Là Củ Hay Trái? Băn Khoăn Với Củ Lạc
-
Giải Thích: Vì Sao Quả Của Cây Lạc Lại Nằm Dưới đất?
-
Quy Trình Gieo Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc - NPK Đình Vũ
-
Cây Lạc - Tiến Nông
-
Lạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Lạc (đậu Phộng) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc (đậu Phộng) - Phân Bón Hà Lan