Cách Trồng Mướp Tại Nhà Cho Quả Nhiều

Mướp là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, mướp không những bổ mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh như ho suyễn, mụn nhọt, viêm đường tiết niệu… việc trồng mướp tại nhà đã và đang được mọi người quan tâm. Bởi vì mướp không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà mướp còn rất dễ trồng và chăm sóc.

Tuy vậy để trồng được một dàn mướp tươi tốt, thì không phải ai cũng hiểu rõ quy trình kỹ thuật trồng. Hãy cùng ASUS tìm hiểu cách trồng mướp hiệu quả tại nhà nhé!

1. Chuẩn bị trước khi trồng mướp

1.1. Dụng cụ trồng

Đối với cách trồng mướp tại nhà bạn có thể sử dụng thùng xốp để trồng mướp, cần đục lỗ dưới thùng để tránh hiện tượng úng nước.

1.2. Giống

Trên thị trường hiện tại có nhiều loại giống khác nhau như: mướp đắng, mướp hương, mướp khía… tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn giống phù hợp để trồng. Tuy nhiên cần lựa chọn giống ở những công ty giống uy tín và có nhãn hiệu rõ ràng.

Vườn mướp xanh tốt được trồng ngay trên sân thượng

Vườn mướp xanh tốt được trồng ngay trên sân thượng

1.3. Đất

Mướp là loại cây không quá kén chọn đất trồng. Bạn có thể chọn nhiều loại đât khác nhau để trồng mướp.

Ngoài ra,cũng có thể sử dụng giá thể để hỗ trợ cho việc trồng mướp như: xơ dừa, than trấu trộn với phân hữu cơ và lân để bón lót cho cây.

2. Cách gieo hạt mướp

Cách trồng mướp cũng như cách trồng bí đỏ, mỗi hốc bạn có thể gieo khoảng 2 – 3 hạt để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của hạt, mỗi hốc cách nhau khoảng 30 cm. Sau khi gieo hạt bạn nên phủ một lớp đất mỏng lên hạt để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm.

3. Chăm sóc sau khi gieo

3.1. Tưới nước

Với cách trồng mướp tại nhà, thường thì nên tưới 2 lần/ ngày để đảm bảo độ ẩm cho mướp sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên nếu trời mưa thì chỉ cần tưới 1 lần/ ngày.

3.2. Bón phân

Chia làm 2 lần bón, sau khi cây được 20 ngày thì bón thúc cho cây, sử dụng phân ure hoặc NPK. Sau đó 20 ngày thì bón lượng phân còn lại.

3.3. Làm giàn

Cách trồng mướp khác với các loại rau khác là cần làm giàn cho cây leo, sau khi cây xuất hiện 3 lá thật thì bắt đầu làm giàn. Nên làm giàn mái bằng để giúp mướp ra quả thuận lợi nhất.

3.4. Sửa dây

Khi dây mướp leo lên giàn, cần sửa dây để nhánh mướp phân bố đều và tỉa nhánh giúp giảm thiểu sâu bệnh hại.

3.5. Sâu bệnh hại mướp

Trong cách trồng mướp tai nhà, bạn nên chú ý các đối tượng gây hại phổ biến trên mướp như là bọ xít, chúng thường chích hút quả mướp. Có thể dùng vợt bắt hay dùng bả chua ngọt để dẫn dụ bọ.

Ngoài ra bệnh khảm virut cũng là một loại gây hại nghiêm trọng đến mướp, gây xoăn lá, trái biến dạng, cây chậm phát triển. Bệnh khảm thì không có thuốc trị, nên bỏ những cây bị bệnh khi mới phát hiện để tránh lây lan.

4. Thu hoạch

Sau khoảng 80 – 100 ngày trồng, bạn có thể bắt đầu thu hoạch những quả mướp tươi ngon để cho làm thực phẩm cho bữa ăn của gia đình bạn. Mướp có thể làm rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như canh mướp nấu cua hay mướp xào thịt…

Những quả mướp tươi ngon được trồng từ những vườn rau tại gia

Những quả mướp tươi ngon được trồng từ những vườn rau tại gia

Hy vọng với những thông tin mà ASUS chia sẻ về cách trồng mướp sẽ giúp bạn trồng được một vườn mướp xanh, sạch và bổ dưỡng.

–> Xem thêm bài viết Cách trồng khổ qua hiệu quả tại nhà

–> Xem thêm bài viết Cách trồng cà rốt cho củ to, ngọt

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Từ khóa » Cây Mướp Trồng Bao Lâu Có Trái