Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa, Rơm Tại Nhà Cho Năng ...

Mục Lục Cách trồng nấm rơm tại nhà đơn giản, dễ làm Cách chăm sóc nấm rơm sau khi trồng để đạt năng suất tốt Cách thu hoạch nấm rơm sau khi trồng Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa

Nấm rơm là một loại nấm vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Chúng thường sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ khác nhau, từ đó cho ra các đặc điểm hình dạng và màu sắc cũng khác nhau. Tuy có hình dạng xấu xí, thế nhưng nấm rơm lại vô cùng bổ dưỡng và chứa đựng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, có thể kể đến như: Vitamin A, C, B1, B2, D, E,... và hàng loạt acid amin cùng các khoáng chất vi lượng.

Nấm rơm là loại thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng

Nấm rơm là loại thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng

Cách trồng nấm rơm tại nhà đơn giản, dễ làm

1. Thời vụ trồng nấm

Nấm rơm là loại thực vật dễ trồng, có thể trồng quanh năm nếu như khí hậu và thời tiết nơi mà bạn đang sinh sống ôn hòa, không khắc nghiệt. Nếu bạn trồng nấm rơm vào mùa đông, nên trồng trong phòng kín để tránh gió và không khí lạnh giá nhằm giữ ấm cho nấm rơm. Còn nếu bạn trồng nấm rơm vào mùa hè, nên trồng nấm rơm tại những nơi thoáng mát, khô ráo, không bị mưa bão hắt tới.

2. Nguyên liệu cần có

Nấm rơm có thể được trồng bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu sử dụng rơm rạ để trồng nấm. Ngoài ra bạn có thể dùng bông gòn, bã mía, mùn cưa, lá chuối,... để trồng nấm rơm vẫn đem lại hiệu quả và năng suất tương tự.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn giống nấm để trồng cũng vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của nấm sau khi thu hoạch. Giống nấm bạn chọn phải khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, có mùi thơm dễ chịu và đặc trưng của nấm. Đồng thời giống nấm không được quá già hoặc quá non, phần túi đựng giống nấm phải không bị đục lỗ.

3. Chọn vị trí trồng nấm rơm

Lựa chọn vị trí để trồng nấm rơm cần tránh ánh sáng Mặt Trời chiếu đến trực tiếp, đồng thời vị trí trồng cần thoáng mát, khô ráo để ngăn ngừa nguy cơ nấm rơm mắc bệnh trong quá trình trồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng nấm rơm trong vườn, trên nền đất hoặc xi măng, miễn sao túi nấm được bọc nilon kín, không thể bị nước xâm nhập.

4. Xử lý nước vôi trước khi ủ

Trước khi bạn định trồng nấm rơm, rơm rạ phải được xử lý phơi cho thật khô. Sau đó sẽ được nhúng vào trong dung dịch nước vôi, với tỷ lệ 100 lít nước pha 3kg vôi bột. Làm thế này là để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong rơm rạ, loại bỏ bớt chất mặn và phèn tích đọng trong rơm.

Bạn tiến hành ngâm rơm rạ trong nước vôi như vậy từ 20-30 phút, rồi vớt ra chất thành từng đống để cho ráo nước. Sau đó bạn sử dụng các tấm nilon to hoặc lá chuối để bọc quanh đống rơm nhằm giữ ấm cho chúng.

5. Tiến hành ủ rơm

Thời gian ủ rơm thông thường từ 5-7 ngày, trong đó sau khi đã bọc lá chuối hoặc nilon trong 2-3 ngày đầu thì bạn cần trở rơm để chúng đồng đều về chất lượng như nhau, tránh rơm chỗ thì ẩm chỗ thì quá khô. Nếu rơm đang bị quá ướt, hãy giảm bớt che đậy nhằm đưa chúng về độ ẩm cần thiết, còn nếu rơm đang bị quá khô, hãy tưới tiếp nước vôi theo tỷ lệ phía trên nhằm giữ ẩm trở lại. Sau khoảng thời gian ủ rơm, nếu như khi vắt các sợi rơm thấy xuất hiện một vài giọt nước tức là rơm đã đủ độ ẩm, có thể bắt đầu trồng được rồi.

Công đoạn ủ rơm

Công đoạn ủ rơm

6. Lựa chọn meo giống

Nếu như bạn chọn được meo giống tốt, không nhiễm khuẩn và có độ tuổi nhất định, như vậy sẽ giúp năng suất của nấm rơm khi trồng đạt tốt nhất. Meo giống tốt phải thỏa mãn điều kiện: Khi mở nắp có mùi thơm giống như nấm rơm trưởng thành, sợi tơ nấm có màu trắng trong, phát triển hết bên trong túi meo giống. Tuyệt đối không được chọn meo giống có màu đốm đen hoặc có mùi hơi chua, bởi khi này chúng đã bị nhiễm khuẩn và không thể sử dụng để trồng nấm rơm được.

7. Xếp mô, tiến hành rắc meo giống

Đống rơm sau khi đã tiến hành ủ từ 5-7 ngày như hướng dẫn ở trên thì có thể dỡ bỏ để chất mô nấm được rồi. Hiện có hai cách để bạn có thể chất mô nấm:

- Cách thứ nhất: Rơm rạ sau khi ủ sẽ được cuộn lại thành từng bó nhỏ hình trụ, có đường kính 20cm, dài khoảng 50cm, xếp thành từng lớp. Cứ mỗi lớp rơm thì bạn tiến hành rải meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống khoảng 5-7cm, cứ thế cho từng lớp rơm trong bó. Lưu ý rằng lớp ngoài cùng của bó rơm không được rải meo giống. Cuối cùng, bạn hãy tưới nước đè dẽ dặt, rồi hãy vuốt mặt ngoài bó rơm sao cho mô nấm láng mượt và trông gọn gàng.

- Cách thứ hai: Bạn hãy tiến hành rải một lớp rơm rạ đã ủ lên mặt liếp, kế đến hãy tưới nước rồi dùng tay đè dẽ dặt sao cho mặt liếp có chiều rộng khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Sau đó bạn hãy rải meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống từ 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho các lớp rơm rạ tiếp theo. Cuối cùng, bạn hãy tưới nước đè dẽ dặt, rồi hãy vuốt mặt ngoài bó rơm sao cho mô nấm láng mượt và trông gọn gàng.

Cách chăm sóc nấm rơm sau khi trồng để đạt năng suất tốt

Dựa vào cách trồng nấm rơm đã hướng dẫn ở trên, sau quá trình trồng thì bạn cần phải chăm sóc để giúp nấm rơm có thể đạt được năng suất tốt. Bạn không cần phải lo lắng đến việc có nên bón phân cho nấm rơm hay không, bởi trong rơm rạ khi phân hủy đã có đủ dinh dưỡng cần thiết rồi. Bạn cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm liên tục trong quá trình trồng nấm. Nếu lượng ẩm quá nhiều sẽ khiến nhiệt độ bị giảm, mô nấm bị lạnh sẽ khó sinh trưởng. Còn nếu độ ẩm quá ít sẽ tạo điều kiện cho nhiệt độ tăng cao, mô nấm bị khô và không cho năng suất tốt, nấm mọc bị bé và ẩn sâu bên trong túi rơm.

Vậy nên bạn cần giữ cho độ ẩm của nấm rơm luôn ở mức phù hợp. Hãy rút thử một ít cọng rơm và bóp chúng, nếu thấy có chút nước xuất hiện ở lòng bàn tay tức là độ ẩm vừa đủ, còn nếu không có thì tức là đang bị thiếu ẩm, khi này bạn cần tưới nước. Còn nếu bóp rơm mà thấy ra nước nhiều thì phải tìm cách hạ độ ẩm ngay bằng cách dỡ bỏ bớt lớp áo mô nấm bên ngoài nhằm giúp nước bay hơi bớt.

Cách thu hoạch nấm rơm sau khi trồng

Nếu như bạn thực hiện công đoạn ủ rơm và rắc meo giống tốt, nấm rơm có thể được thu hoạch chỉ sau 12-15 ngày kể từ lúc gieo trồng. Sau đó bạn đợi khoảng 1 tuần là có thể thu hoạch tiếp đợt thứ hai, và tiếp đó khoảng 4-6 ngày sẽ thu hoạch nốt đợt cuối. Gói gọn lại thì một vụ trồng nấm sẽ kéo dài liên tục trong 1 tháng, nếu bạn muốn bắt đầu mùa vụ mới thì lại thực hiện cách trồng nấm rơm qua từng công đoạn như đã đề cập ở trong bài viết.

Thu hoạch nấm rơm

Thu hoạch nấm rơm

Nấm rơm thường được thu hoạch vào thời điểm mát mẻ trong ngày, có thể là khi sáng sớm lúc Mặt Trời chưa ló rạng, hoặc lúc chiều tối khi Mặt Trời đã lặn. Khi thu hoạch, bạn cần lựa chọn các cây nấm rơm còn búp, chỉ việc xoáy nhẹ một chút là có thể hái được nấm ra khỏi túi rơm. Tuyệt đối không hái mạnh tay có thể khiến nấm rơm bị mất đi hình dạng vốn có và ảnh hưởng đến các cây nấm khác.

Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa

Nếu như bạn không có sẵn rơm rạ, bạn có thể lựa chọn mùn cưa làm nguyên liệu trồng nấm rơm vẫn rất hiệu quả. Các bước thực hiện tương tự như với cách trồng nấm rơm bằng rơm rạ đã đề cập trong bài viết. Chỉ có một vài sự khác biệt nhỏ trong việc ủ mùn cưa và gieo trồng mà thôi.

1. Xử lý ủ mùn cưa trước khi trồng

Pha nước vôi tỷ lệ 3kg vôi bột với 100 lít nước, sau đó tưới đều lên mùn cưa đã chuẩn bị cho ướt. Giữ cho độ ẩm đạt từ 50% trở lên trong hai tuần liên tục, nếu độ ẩm thấp thì phải tưới thêm nước vôi. Mùn cưa được chất thành từng đống nhỏ cao từ 1m và rộng từ 2m.

Trong quá trình ủ mùn cưa, cứ sau khoảng 5-6 ngày thì đảo mùn cưa từ dưới lên trên cho đều nhằm giúp chất lượng mùn cưa được đồng đều. Duy trì nhiệt độ mùn cưa trong khoảng 50-60 độ C để giữ ấm trước khi trồng nấm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha trộn thêm một chút phân hữu cơ, phân vô cơ vào mùn cơ nhằm gia tăng dinh dưỡng cho mùn cưa khi trồng nấm rơm. Trong đó, phân vô cơ không quá 50% khối lượng mùn cưa, phân hữu cơ không quá 20%.

2. Gieo trồng nấm rơm

Quá trình chọn vị trí trồng nấm rơm và lựa chọn meo giống, bạn thực hiện tương tự như với cách trồng nấm rơm bằng rơm rạ đã được đề cập trong bài viết. Còn để gieo trồng nấm rơm bằng mùn cưa, thông thường người ta sử dụng phương pháp đắp mô nấm bằng tay hoặc dùng khuôn nhựa, khuôn gỗ.

- Với phương pháp đắp mô nấm: Bạn tiến hành rải mùn cưa xuống nền bê tông sao cho có độ dày khoảng 5cm, dài từ 30-40cm dọc theo hai bên luống. Tiếp tục rải lớp thứ 2, thứ 3 lên trên rồi vuốt lại mặt ngoài của mô nấm cho láng mượt. Kết thúc bằng việc phủ lớp rơm mỏng ngoài cùng làm lớp áo, lưu ý lớp rơm này cần sạch sẽ và không bị mốc.

Phương pháp đắp mô trồng nấm rơm

Phương pháp đắp mô trồng nấm rơm

- Với phương pháp dùng khuôn: Bạn sử dụng khuôn trồng nấm có dạng hình thang hở mặt, sau đó đắp mùn cưa vào khuôn theo từng lớp, mỗi lớp dày khoảng 10cm. Rắc meo giống thành từng điểm, sao cho cách lớp bìa mô từ 6-10cm và cách lẫn nhau khoảng 20cm. Nếu bạn trồng nấm vào mùa hè nóng nực, chỉ đắp mô nấm cao khoảng 3 lớp, còn nếu vào mùa đông lạnh giá thì đắp mô cao 4 lớp. Luôn có biện pháp che chắn nhằm giữ ấm cho mô khi trồng.

Khuôn hình thang để trồng nấm rơm

Khuôn hình thang để trồng nấm rơm

3. Thu hoạch

Sau khoảng 3 tuần kể từ khi trồng nấm rơm bằng mùn cưa là có thể thu hoạch được sản phẩm. Bạn chỉ việc dùng tay để xoay là có thể thu hái được nấm rơm dễ dàng. Sau khi đã thu hoạch hết nấm rơm, hãy che đậy kỹ phần áo mô bên ngoài. Sau đó chờ hết thời gian thu hoạch của mùa vụ, tiếp tục chăm sóc mô nấm như ban đầu.

Khám phá ngôi nhà có 1001 góc sống ảo độc nhất vô nhị của bà mẹ Việt tại MỹKhám phá ngôi nhà có “1001 góc sống ảo” độc nhất vô nhị của bà mẹ Việt tại Mỹ Với quan niệm “nhà là nơi lưu giữ kỷ niệm, bếp là nơi giữ lửa yêu thương”, bà mẹ 8x đã tự tay thiết kế cho căn nhà của mình không chỉ là nơi để ở mà còn là địa điểm sống ảo lý tưởng của cả gia đình Bấm xem >>

Nhà đẹp mỹ mãn

Từ khóa » Các Bước Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa