Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa - Xu Hướng Mới Hiệu Quả Cao
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm trở lại đây xu hướng trồng nấm rơm trên mùn cưa được nhiều hộ nuôi trồng nấm lựa chọn. Vậy cách trồng nấm rơm trên mùn cưa khó hay dễ? Tại sao lại được nhiều nông dân lựa chọn? Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung
Nguyên do và xu hướng trồng nấm rơm trên mùn cưa
Nấm rơm là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và được thị trương ưa chuộng. Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn nguyên liệu rơm rạ đã trở nên khan hiếm.
Và để trồng nấm rơm thì người dân cần đầu tư một khoản chi phí khá lớn để mua rơm rạ. Vì thế mà hiệu quả kinh tế của mô hình này đem lại cho bà con chưa cao.
Khoản chi phí để mua mùn cưa thải từ nấm bào ngư chỉ bằng khoảng 1/3 so với chi phí mua rơm rạ. Bởi với phương pháp này có thể cho thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống.
Người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Nấm rơm rất dễ trồng, nhanh thu hoạch, xoay trồng giống nhanh.
Do đặc tính của nấm rơm là ưa các loại thức ăn mục giàu cenllulose nên khi trồng nấm rơm theo cách truyền thống, người dân vẫn phải mất một khoảng thời gian từ 10 cho tới 15 ngày để xử lý ho rơm rạ hoai mục.
Giờ đây mùn cưa đã qua sử dụng, đã đảm bảo hoai mục. Giờ đây để trồng nấm rơm chỉ cần bổ sung thêm một lượt dinh dưỡng là các loại phân bón. Sau khoảng 2 ngày là có thể trồng nấm ngay.
Giá nấm rơm và chi phí đầu tư
Từ giai đoạn ủ cho đến khi thu hoạch mất khoảng 3 tuần. Liên tục trong vòng tuần tiếp theo đều có thể thu hoạch. Một năm có thể trồng được 5 – 6 vụ.
Giá giao bán nấm rơm từ 60.000 – 70.000 đồng một cân. Đặc biệt trong những ngày rằm, giá nấm rơm khoảng 90.000 – 100.000 đồng một cân.
Nấm rơm có thời gian sinh trưởng ngắn. Theo tính toán, cứ 1000 bịch thải nấm bào ngư sẽ sản xuất được từ 30 cho đến 40 kg nấm rơm.
Mô hình trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà không tốn nhiều đất canh tác, công chăm sóc và mau thu hồi vốn.
Bạn có thể tận dụng mảnh đất vườn sau nhà để trồng nấm rơm. Với 70 mét vuông trồng nấm rơm. Chi phí đầu tư khoảng 2 triệu đồng bao gồm phôi nấm bào ngư, men nấm, vôi, công chăm sóc.
Tham khảo thêm:
- Cách trồng nấm mối đen
- Trồng nấm kim châm tại nhà trong 15 ngày
Kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa
Kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa quan trọng cần chú ý những điểm sau. Thứ nhất, mùn cưa phải sạch. Nghĩa là không bị nhiễm mốc.
Thứ hai là chú ý cung cấp bổ sung nước kịp thời. Không để tình trạng thiếu nước. Và giữ nhiệt độ chuẩn là khoảng từ 35 – 38 độ C. Thì nấm sẽ ra đều, đạt chất lượng cao.
Xem thêm Trồng và chăm sóc cà chua bi "sai trĩu quả" vô cùng đơn giảnChuẩn bị
Trồng từ nguồn mùn cưa trong bịch phôi thải đã qua trồng nấm bào ngư hoặc nấm linh chi có chất lượng tốt không bị sâu bệnh hay nấm mốc.
Mùn cưa được tái sử dụng từ mô hình trồng nấm bào ngư. Mùn cưa, giá thể trồng nấm bào ngư sau khi thu hoạch sẽ được tận dụng để trồng nấm rơm.
Meo nấm được mua từ các đơn vị hoặc trung tâm sản suất uy tín. Meo phải đảm bảo chất lượng tốt.
Chất dinh dưỡng cũng có bán cùng tại nơi mua meo nấm giống. Hoặc không thì có thể sử dụng cám gạo, cám ngô. Có thể bổ sung thêm dinh dưỡng bằng dạng tưới.
Đó gọi là “sâm đất” mua ở các trung tâm chế phẩm sinh học, bổ sung thêm cơ chất cho mùn cưa trồng nấm. Bổ sung thêm dinh dưỡng thì nấm sẽ phát triển mạnh hơn.
Vôi bột để sát trùng nền đất trước khi chuẩn bị làm nấm. Ngoài ra vôi bột còn sử dụng để diệt các vi khuẩn hoặc những meo mốc, nấm mốc còn sót lại trong mùn cưa. Cứ khoảng 8 bịch mùn cưa thì trộn đều với một nắm vôi bột.
Xử lý mùn cưa
Muốn tận dụng được nguồn mùn cưa quá tuổi của nấm bào ngư thì cần trải qua quá trình xử lý và diệt mầm bệnh, khử trùng.
Mùn cưa được đánh tơi ra ủ với nước vôi nồng độ 2%, trộn đều đến khi độ ẩm đạt 80 đến 90 % là đạt. Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm một nắm mùn cưa, vắt mạnh, thấy nước nhỏ ra từng giọt là vừa.
Sử dụng nước sạch để ủ mùn cưa và tưới nấm, diện tích đống ủ không nên quá lớn. Chiều ngang đống ủ khoảng 4 – 5 m, cao khoảng 30 – 50 cm, chiều dài tùy theo điều kiện.
Đậy đống ủ bằng ni lông có lỗ thoát hơi nước. Sau 24 giờ kiểm tra pH từ 6 – 8 thì tiến hành làm luống cấy giống.
Kế đến là làm luống nấm rơm trên mùn cưa thải có 2 lớp. Tốt nhất luống có bề ngang 35 – 40 cm, cao 30 cm. Chiều dài tùy điều kiện.
Lớp thứ nhất dày 20 cm. Rắc chất dinh dưỡng lên trên bề mặt luống, đó là các phụ phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm.
Cấy meo giống nấm rơm ở giữa luống, rồi phủ tiếp lên một lớp mùn cưa thứ hai dày 10 cm. Nén nhẹ mô nấm và tạo cho mô nấm có hình mái vòm.
Một ngàn bịch mùn cưa sử dụng 20 bịch meo nấm rơm là vừa. Cứ khoảng 10 bịch phôi nấm rơm thì sẽ trồng được 1 m nấm.
Lưu ý khi cấy meo phải cấy vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát.
Xem thêm Cách trồng Cà Rốt trong thùng xốp cho củ to nhất!Về khâu chăm sóc nấm rơm
Đối với nấm rơm trồng trong nhà thì dùng ni lông có lỗ thông khí phủ lên các luống nấm. Điều chỉnh nhiệt độ từ 35 đến 38 độ C và độ ẩm từ 70 đến 80 % cho meo phát triển tốt.
Theo dõi nhiệt độ của mô nấm hàng ngày. Sau khi cấy meo 4 ngày thì mở ni lông ra và tiến hành tưới phun sương giữ ẩm để cho meo phát triển tốt.
Ngày thứ 8 xuất hiện đinh kim nấm con thì tưới phun sương nhiều lần trong ngày đến khi nấm lớn là thu hoạch được.
Nếu trồng nấm ngoài trời thì đậy phủ rơm khô lên bề mặt mô nấm để giữ ẩm. Độ dày của rơm áo dày khoảng 5 – 7 cm là được. Tưới giữ ẩm rơm đậy từ 1 đến hai lần trong ngày.
Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ hàng ngày. Sau 5 ngày tiến hành đảo rơm áo để kích thích nấm mọc đều. Lấy hết rơm áo ra khỏi mô nấm khoảng 1 phút rồi đậy lại. Khoảng 2 ngày đảo rơm áo một lần.
Đến ngày thứ 9 xuất hiện nấm con. Ngày thứ 11 có thể thu hoạch nấm được.
Lưu ý chọn địa điểm trồng ở nơi cao ráo, có rãnh thoát nước tốt tránh để đọng nước quanh mô nấm. Vị trí trồng nấm rơm cần tránh các bị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp lâu.
Và chỗ không có gió lùa hoặc đảm bảo che chắn gió lùa tốt. Nên chọn những vị trí dưới bóng cây thì sẽ giúp giữ ẩm, nấm mới phát triển tốt được.
Cách chọn meo giống nấm rơm tốt
Bên cạnh kỹ thuật và cách chăm sóc nấm rơm thì cách chọn meo nấm là khâu quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng sau này.
Chọn nguồn giống nấm rơm tốt, không lấy non ngày và không thừa ngày, không bị lẫn khuẩn khác sẽ cho hiệu suất và sản lượng cao.
Chú ý khi chọn giống để không chọn phải túi nhiễm nấm dại. Đặc điểm nhân biết là trên túi có các đốm màu nâu, đen hay vàng cam. Khi chọn thì phía dưới túi không bị ẩm, bị nát hay có mùi khó chịu.
Không chỉ sản xuất đơn giản, tiêu thụ mặt hàng hiện nay cũng đang rất thuận lợi. Bởi đây là sản phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe lại không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi trồng. Khiến người tiêu dùng rất yên tâm và ưa chuộng.
Phù hợp với những hộ đang tìm cây trồng, tăng gia sản xuẩt, phát triển kinh tế. Hoặc phù hợp với những hộ gia đình có quỹ đất ít giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa trong khay
Cách trồng này giới thiệu cho các bạn thích và muốn trồng nấm rơm tại nhà với quy mô nhỏ.
Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng
Đầu tiên cần chuẩn bị các khay trồng nấm rơm. Đó là các giá to bằng nhựa, có nhiều mắt để thoát nước. Hình vuông hay tròn đầu được.
Xem thêm Cách trồng bầu hồ lô sai trĩu giàn siêu đơn giảnThông thường hay sử dụng các khay nhựa đựng hoa quả có kích thước 50 x 70 cm, cao từ 30 – 40 cm. Nếu không có, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng đồ nhựa hoặc hỏi mua từ các cửa hàng buôn hoa quả.
Với quy mô trồng để sử dụng tại nhà thì chỉ cần 2 khay là đủ dùng.
Đầu tiên, lót một lớp rơm khô ở đáy khay. Mục đích để giữ ẩm và hạn chế lượng mùn cưa bị rơi ra ngoài.
Tiếp đó, ta chuẩn bị mùn cưa từ các túi mùn thải đã qua trồng nấm bào ngư. Bóc bỏ lớp túi bóng bên ngoài.
Đánh tơi các cục mùn cưa, trộn đều với vôi bột để hạn chế bớt các mầm bệnh, sau đó xúc mùn cưa vào trong khay. Sao cho lượng mùn cưa đến miệng khay còn khoảng 10 cm.
Chuẩn bị nước tưới. Chuẩn bị bình tưới có khoảng 15 lít nước. Hòa vào bình tưới một nắm đường, khoảng 1,5 kg bã đậu nành.
Nếu không có bã đậu nành thì dùng bột gạo, bột nếp, cám bắp hay cám gạo cũng được. Sau khi quấy đều hỗn hợp trong bình tưới thì ta đem tưới để làm ẩm mùn cưa.
Thao tác trồng nấm rơm trên mùn cưa trong khay
Tưới đều cho cả 2 khay, tưới từ từ đề mùn cưa được ướt toàn bộ. Thấy có nước chảy ra ở đáy khay là được.
Với meo nấm rơm giống thì chọn các bịch mà tơ ăn kín các mặt. Một bịch meo giống có thể cấy đủ cho cả 2 khay với kích thước đã chuẩn bị. Tháo bịch meo giống và gỡ rời nhau ra.
Trộn meo giống với 2 nắm cám gạo và một nắm bột nếp, trộn nhẹ tay. Gieo meo nấm giống bằng cách rắc đều trên bề mặt các khay. Sau đó tiến hành đem ủ tơ trong 8 ngày.
Dùng ni lông đen bọc kín bao quanh khay giống. Giữ cho khay giống luôn ở nhiệt độ từ 35 – 38 độ C.
Sau 8 ngày ủ thì ta tiến hành xả tơ, tưới nước đón nấm. Tháo bỏ ni lông ra, dùng ô zoa tưới đẫm nước lên các khay. Sau đó lại đậy kín bằng ni lông, có để lỗ thông khí. Sau 4 ngày thì nấm con đã lên rất nhiều.
Những ngày sau đó ta có thể chờ nấm phát triển đến kích thước như ý là thu hoạch được rồi. Muốn để nấm nở lên thành dù thì đợi sau khi nấm phát triển lên hết cỡ, đợi thêm 2 ngày.
Hy vọng những kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa trên đây sẽ giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm để phát triển mô hình trồng nấm. Vừa đơn giản lại vừa tiết kiệm. Chúc các bạn thành công.
Theo: Thủy Tiên
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Các Bước Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa Giúp Tăng Cao Năng Suất
-
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRÊN MÙN CƯA
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa Cho Năng Suất Cao - YouTube
-
Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa Tại Nhà đơn Giản
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa, Rơm Tại Nhà Cho Năng ...
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa An Toàn #1 Cho Bạn - Sanvuonaz
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa Khô Và Mùn Cưa Tươi.
-
Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa. Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa - Autocadtfesvb
-
Share Bí Kíp “thần Thánh” Trồng Nấm Bằng Mùn Cưa
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa, Rơm Tại Nhà Cho Năng Suất Cao
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa NÂNG CAO Năng Suất
-
Cách Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa - Phu Nu Today