Cách Trồng Nấm Rơm Tại Nhà Siêu đơn Giản Nhanh Thu Hoạch - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Ngày trước, chỉ khi nào ngoài đồng có rơm thì chúng ta mới tìm hái và được ăn nấm rơm, mùi vị quê nhà thật hoài niệm. Tuy nhỏ bé nhưng nấm rơm đã giúp nhiều gia đình thu về hàng trăm triệu mỗi sau mỗi vụ trồng. Vậy cách trồng nấm rơm tại nhà như thế nào? Hãy để Đặng Gia Trang giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
- 1/ Điều kiện sinh trưởng của nấm rơm
- 2/ Chuẩn bị trồng nấm rơm tại nhà
- 2.1 Thời gian trồng
- 2.2 Địa điểm trồng
- 2.3 Vật liệu trồng
- 3/ Cách trồng nấm rơm
- 3.1 Cách ủ rơm
- 3.2 Chọn meo giống
- 4/ Xếp mô và rắc meo giống
- 5/ Cách chăm sóc
- 6/ Cách thu hoạch
1/ Điều kiện sinh trưởng của nấm rơm
Nấm rơm sinh trưởng các khu vực nhiệt đới. Sự hình thành, phát triển tơ nấm và quả thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
Nhiệt độ: Nấm rơm sinh trưởng tốt trong điều kiện ấm nóng. Nhiệt độ 15-40oC là phù hợp cho sợi tơ phát triển và tối tích là 35 +/-2oC. Khoảng 25-30oC sẽ đảm bảo sự ổn định khi hình thành quả thể nhưng 28 +/-2oC sẽ tốt hơn.
Độ ẩm: Nguyên liệu trồng cần giữ ẩm từ 50-70%, tốt nhất 60+/-5% cho giai đoạn phát triển tơ nấm. Đến khi hình thành quả thể thì độ ẩm cần duy trì 80 – 100%, cho hiệu quả nhất khi đạt mức 90 +/-5%
Độ thoáng khí: Khu vực trồng cần thoáng khí, để hạn chế nhiễm nấm khác và tăng nồng độ khí oxy và giảm CO2 trong quá trình hô hấp.
Độ pH: Giai đoạn nuôi ủ tơ và hình thành quả thể yêu cầu độ pH 6-7. Khi pH 6,5 thì sợi tơ sinh trưởng mạnh nhất và yếu nhất là khi pH<6.
Ánh sáng: Ánh sáng tán xạ và được phân bố đều sẽ hỗ trợ sự hình thành quả thể rất tốt, nhưng giai đoạn ủ tơ thì sợi nấm lại cần phát triển hoàn toàn trong tối.
2/ Chuẩn bị trồng nấm rơm tại nhà
2.1 Thời gian trồng
Với kỹ thuật hiện nay, nấm rơm có thể trồng quanh năm. Vào giáp tết Nguyên Đán (vụ đông xuân) có nhiệt độ thấp và gió lạnh thổi mạnh, bạn cần làm rào chắn gió, bố trí mô nấm lớn thẳng góc với hướng gió và giữ ấm tốt. Mùa mưa nên có mái che hoặc lên mô cao và dày để tránh ngập úng và giảm ẩm, thoát nước tốt.
2.2 Địa điểm trồng
Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ ảnh hưởng nấm rơm phát triển, vì vậy địa điểm trồng nên là nơi râm mát như vườn cây, xung quanh nhà,… Nơi có nền khô ráo, gần nguồn nước tưới và phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh mầm bệnh.
2.3 Vật liệu trồng
Nguyên liệu trồng nấm rơm rất đơn giản và dễ tìm như: Rơm rạ, bã mía, bẹ chuối khô, mùn cưa đã hoai mục, bông gòn,… Rơm rạ cần được ngấm qua nước rồi vớt lên để ráo, chất thành đống và đợi 3 ngày mới sử dụng được. Phải phơi rơm thật khô thì mới đạt được hiệu quả tốt.
Nguồn giống nấm được cung cấp từ nơi có uy tín và cần kiểm tra kỹ càng, nên mua loại giống cho năng suất cao và đặc tính phù hợp với khu vực trồng.
Cách trồng nấm rơm
3/ Cách trồng nấm rơm
3.1 Cách ủ rơm
Trước khi ủ rơm, cần chuẩn bị nước vôi với tỷ lệ vôi khô 4kg/1m3 nước và không nên chọn rơm bị mục nát hay rơm từ ruộng bị cháy rầy. Giai đoạn này giúp làm chín rơm, tẩy rửa chất mặn và phèn trong rơm, phân hủy các độc tố của 1 số nông dược trong quá trình canh tác lúa.
Sau khi ngâm rơm vào nước vôi 1 tiếng, thì lần lượt chất rơm theo từng khối dày 2-3 tất rồi tưới ẩm nước. Tiếp tục cho lớp rơm khác lên cho đến khi đủ chiều ngang 2m, chiều cao 1,5m và chiều dài thì tùy thuộc và lượng rơm muốn ủ. Ủ rơm trong 1 tuần rồi đảo đều rơm từ trong ra ngoài và ngược lại, có thể rải vôi bột trong lúc ủ rơm.
Lưu ý: Để tránh lớp rơm dưới đất bị hư hỏng, bạn cần đặt vỉ cây kê cao và sử dụng ống thông hơi để chín đều rơm (khoảng cách 2m/cây). Chân dậm xung quanh khối rơm, chỉ dậm sơ ở giữa và tưới nước là được. Phủ lên một lớp lá chuối hoặc nilon để giữ ẩm và nhiệt độ cho khối rơm.
3.2 Chọn meo giống
Chuẩn bị meo giống tốt trước khi ủ. Meo nấm đạt chuẩn phải từ 13-16 ngày tuổi và không để quá 10 ngày. Tơ nấm dày, có trắng hình lông chim và chạy thẳng, ăn kín đáy. Thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng, nếu có mùi chua thì đã bị hỏng. Không chọn loại bị nhão, phía đáy bị ẩm ướt và túi bị nhiễm độc (có đốm nâu hoặc đen).
4/ Xếp mô và rắc meo giống
Cách 1: Tiến hành sóc nhẹ cho tơi rơm rồi rải lên mặt liếp và tưới ẩm nước. Dùng tay nén dẽ rơm thành luống rộng 50cm và cao 20cm ở lớp rơm đầu tiên. Sau đó rải meo giống theo hai bên luống (cách rìa 5-7cm) và lặp lại thao tác với các lớp tiếp theo. Trải lớp rơm cuối cùng dày 4-5cm, không cần rải meo và tưới nước lên. Nén dẽ rơm và vuốt mặt ngoài luống cho gọn gàng bằng phẳng, để không làm hỏng nấm khi thu hoạch.
Cách 2: Tơi rơm đã ủ chín và trộn với phân hữu cơ (cám gạo, bột đậu,…), chuẩn bị sọt nhựa có lỗ với đường kính 50-60cm (có thể sử dụng lại nhiều lần). Cho rơm vào sọt theo từng lớp không nén quá chặt, rải meo nấm theo mỗi lớp với bán kính 25-30cm và nén nhẹ rơm quanh rổ để rơm có độ nảy. Tất cả rơm phải được cho vào đầy sọt và chất nhô cao lên (tăng diện tích bề mặt).
Tùy theo mùa để thay đổi độ dày khi đập mô sao cho phù hợp, vào mùa nóng thì ủ rơm mỏng dễ thoát nhiệt hoặc đến mùa lạnh và mưa thì tăng độ dày để giữ nhiệt, chống thấm nước.
5/ Cách chăm sóc
Nấm rơm sinh trưởng và phát triển nhanh khi được chăm sóc hợp lý. Đề giúp cho việc chăm sóc nấm rơm được tốt nhất, bạn cần chuẩn bị bảng đo nhiệt độ và độ ẩm, đồng thời lắp hệ thống tưới phun sương.
3 ngày sau khi giống được cấy, nên hạn chế hoặc không tưới nước và phủ lên mô nấm 1 lớp nilon hay lưới phản quang để giữ ẩm, nhiệt đồ và tránh sáng.
Ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, có thể thu lại lớp nilon và lưới chắn, cấp ẩm tưới đều nền, xung quanh mô nấm và phun sương từ trên xuống. Thường xuyên kiểm tra và duy trì nhiệt độ 35-38oC để nấm phát triển tốt nhất.
Ngày thứ 8 – 9, khi thấy tơ sợi bắt đầu ăn giá thể và chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong, thì phải tưới nhiều nước hơn. Tưới ẩm đều trên bề mặt các mô nấm, lượng nước đẫm hơn bình thường.
Từ ngày thứ 13 – 14, lúc này những đầu nấm nhỏ li ti như hạt gạo đã hình thành và vẫn duy trì tưới ẩm như bình thường, nhưng chủ yếu sử dụng vòi cao để tưới, tưới ngửa vòi để không làm đứt tơ nấm.
6/ Cách thu hoạch
Nấm rơm chỉ cần 10-14 ngày là có thể thu hoạch. Tùy loại meo hoặc cách ủ để xác định thời gian thu hái hợp lý. Mỗi ngày thu hái 2 lần vào sáng sớm trước 6h và vào khoảng 14-15 giờ chiều.
Quả thể thường rộ vào ngày thứ 12-15 là thể thu hái. Tiếp theo đó 7-8 ngày, nấm rơm sẽ cho tiếp đợt 2 và nên được tiếp tục thu hái trong vòng 3-4 ngày, rồi kết thúc vụ rồng (25-30 ngày).
Điều kiện thuận lợi giúp nấm rơm sinh trưởng và ra quả thể liên tục. Chúng mọc thành từng cụm, nên chọn những cây còn búp và đầu hơi nhọn để thu hái. Chỉ cần xoay nhẹ cây nấm và tách ra khỏi mô và không để sót lại chân nấm, vì khi chân nấm thối rữa sẽ làm hỏng các nụ nấm kế bên và dễ gây bệnh. Khi thu hái xong thì phải đắp mô lại cẩn thận.
Trung bình 1 ngày sẽ thu được 1,5kg nấm trên 1m mô rơm. Nấm rơm nên sử dụng ngay trong 2-3 giờ và cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15oC
Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm trồng nấm rơm tại nhà siêu đơn giản nhanh thu hoạch được Đặng Gia Trang tổng hợp, mong là sẽ hữu ích cho bạn đọc. Hiện tại Đặng Gia Trang đang phân phối các dòng sản phẩm phân hữu cơ, đất sạch, giá thể, chế phẩm sinh học chăm sóc cây. Nếu có nhu cầu hoặc bất thắc mắc nào về sản phẩm SFARM, xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách sử dụng vỏ trứng gà trồng rau hiệu quả
- Quy trình cải tạo đất trồng rau trong chậu chuẩn nhất
- Tổng hợp 24 cây kiểng lá đẹp nên có trong nhà bạn
Từ khóa » Cách Trồng Nấm Rơm Trong Rổ
-
Cách Trồng Nấm Rơm Trong Nhà
-
Bạn Sẽ Giàu Nếu Trồng Nấm Rơm Trong Rổ - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Nấm Rơm Tại Nhà - YouTube
-
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà Và Bí Quyết Chăm Sóc Hiệu Quả - Nuôi Trồng
-
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà Mang Lại Hiệu Quả Cao Gấp ... - Sanvuonaz
-
Cách Trồng Nấm Rơm đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Trồng Nấm Rơm Trong Nhà đơn Giản 13 Ngày Thu Hoạch
-
3 Cách Trồng Nấm Tại Nhà Siêu Nhanh 5-10 Ngày Thu Hoạch
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa, Rơm Tại Nhà Cho Năng Suất Cao
-
3 Cách Trồng Nấm đơn Giản Từ Những Nguyên Liệu Có Sẵn Trong Nhà
-
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà Mang Lại Hiệu Quả ... - Sangtaotrongtamtay
-
Mô Hình “Trồng Nấm Rơm Bằng Rổ Nhựa Trong Nhà Mang Lại Hiệu Quả”
-
Cách Trồng Nấm Rơm Tại Nhà đơn Giản, Năng Suất Cao
-
Nấm Rơm Hoài Nhơn Bình Định - PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG