Nấm Rơm Hoài Nhơn Bình Định - PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG
Có thể bạn quan tâm
TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ Tìm kiếm: Hạch toán trồng nấm rơm bằng rơm trên kệ trong nhà:Khối lượng rơm (kg): Giá rơm (đ)/kg: Chi phí rơm (đ): Chi phí xây trại (đ): Chi phí vôi (đ): Chi phí nước (đ): Khối lượng meo (kg): Giá meo (đ)/kg: Chi phí meo (đ): Chi phí khác (đ): Tổng chi phí vụ đầu (đ): Tổng chi phí vụ tiếp theo (đ): Năng suất 12-20 (%): Tổng sản lượng (kg): Giá bán 60 - 100 nghìn (đ) /1kg: Tổng tiền bán nấm (đ): Tiền lời vụ đầu (đ): Tiền lời vụ tiếp theo (đ): Code hoàn thành ngày: 06/11/2014 I. CÁC MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ:MÔ HÌNH 1: Nấm rơm trên kệ trong nhà (theo ông Nguyễn Duy Hải, nông dân ấp Sơn Lập xã Vọng Đông - Thoại Sơn - An Giang):- Nhà kín 18m2 (3 x 6m), hai bên bố trí 2 kệ đơn, ở giữa 1 kệ đôi. Mỗi kệ rộng 40cm, chừa lối đi 60cm. Tầng kệ cách nhau 30cm và tùy chiều cao nhà kín. - Nhà kín có thể làm bằng tre, lá. Bốn vách và trần nhà được che kín bên trong bằng bao nilon. Nếu trần nhà lợp, phải dùng các vật che mát như: lá dừa, rơm, cỏ... - Cửa sổ thoát nhiệt trên cánh én. - Kệ để bánh rơm làm bằng thanh tre, trúc. - Nhà kín 18m2, sử dụng 600 bánh rơm (1 công rơm - 1 công có diện tích là 1000m2) và 70 bọc meo, cho thu hoạch từ 170 - 180 kg nấm. - Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kín: Ủ rơm chín (rơm ướt ủ 3 ngày, rơm khô ủ 7 ngày), cho vào khung ép thành bánh (cỡ khung: 30 x 22 x 12cm), gói vào bao nilon đem phơi nắng 1 ngày, để nguội 1 đêm rồi cấy meo (1 bọc meo cấy từ 7 - 10 bánh rơm). - Cấy xong, gói lại để nơi thoáng mát. Sau 7 ngày mở bao ra đem bánh rơm vào nhà kín, chất lên kệ. Dùng bình xịt phun nước (bình 8 lít phun cho 600 bánh rơm), giữ nhiệt ở 36 độ C. Nếu nhiệt độ giảm tiếp tục phun nước; còn nhiệt độ tăng, mở cửa sổ thoát nhiệt. Sau 4 ngày, nấm to bằng ngón tay. - Sang ngày thứ 5 cho thu hoạch và thu hoạch kéo dài liên tiếp 10 ngày. - Thu hoạch xong đợt, quét dọn nhà kín, khử trùng bằng vôi bột để trồng tiếp đợt sau. - Kỹ thuật trồng nấm trong nhà kín cho phép người trồng nấm sản xuất theo phương thức dây chuyền, mỗi đợt trồng 15 ngày (thời gian trong nhà kín) và không bị ảnh hưởng thời tiết. Đồng thời tiết kiệm được 50% lượng rơm (so với cách trồng truyền thống), ít tốn công chăm sóc, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng gấp 2/3 lần... - Theo kinh nghiệm ông Hải, trong 5 ngày đầu để bánh rơm lên kệ không được xê dịch, vì sẽ làm đứt tơ ảnh hưởng đến năng suất. - Nấm là loại mẫn cảm, không để người lạ vào, dễ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, có thể khử mùi bằng cách thắp hương. Nếu cho ít lá dứa vào nhà kín, nấm có mùi thơm rất dễ chịu. Nếu thắp đèn điện, nấm có màu trắng mởn, bán được giá cao.MÔ HÌNH 2: Nấm rơm trên kệ trong nhà (theo ông Nguyễn Thanh Tùng ở ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang):- Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.- Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. - Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 - 35 độ C, ẩm độ không khí 80 - 90%. - Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm.- Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm.- Sau khi thu hoạch nấm, phần rơm sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để làm phân bón. - Trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. - Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh. - Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 - 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. - Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 - 1,5 kg nấm. - Mỗi công rơm cho 20 - 30 kg. (???) - Rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 - 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. - Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 - 4 ngày mới tưới nước. - Sau khi chất nấm khoảng 12 - 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. - Hướng tới đây, ông Tùng sẽ đầu tư hệ thống phun sương và quạt hút để nâng cao hiệu quả của việc trồng nấm trong nhà. - Mỗi năm, với việc trồng 150 công rơm trên nền 3 trại, bán với giá 60.000 - 100.000 đ/kg, với vòng quay 3 vụ/năm sau khi trừ chi phí đem lại nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng cho gia đình.MÔ HÌNH 3: Trồng nấm rơm nhà lưới (chị Đặng Thị Mộng Linh, chi hội trưởng hội phụ nữ ấp An Hòa 3, thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, Long An)- Nhà lưới được xây dựng có diện tích 48m2, chia làm 2 khu: khu ủ rơm và khu trồng với 6 kệ, mỗi kệ 3 tầng. - Không tốn nhiều công sức chăm sóc, ngày chỉ tưới nước 3 lần và thường xuyên chú ý đến độ ẩm của nhà lưới. - Tính từ khâu xử lý vôi, bó rơm, bỏ meo ủ rơm đến gần 1 tháng là có thể thu hoạch và thu hoạch liên tục sau 5 ngày. - Một ngày thu hoạch nấm từ 15 đến 17 kg vào những ngày đầu, giá bán cũng tương đối ổn định 60 ngàn đồng/kg, trừ chi phí một vụ chị thu lãi được 10 triệu đồng.MÔ HÌNH 4: Nấm rơm trên bã nấm sò (ông Mai Thanh Nhân – Hợp tác xã sản xuất – chế biến – kinh doanh nấm Thanh Tuyền - ấp Phước Hựu - xã Tam Phước)- Với 15 năm trồng nấm bào ngư, ông Mai Thanh Nhân được biết đến là người có tính siêng năng, cần cù, chịu khó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trồng nấm. Qua tìm hiểu, ông nhận thấy, trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên năm 2011 ông quyết định áp dụng mô hình này vào sản xuất. Với diện tích khoảng 40 m2, ông Nhân trang bị nhà kín. Đồng thời, ông Nhân đã sử dụng khoảng 1 tấn bã nấm bào ngư để làm nguyên liệu trồng nấm rơm. Theo ông Nhân, việc trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư ít tốn chi phí so với trồng nấm rơm từ rơm rạ. Bởi với phương pháp này, ông cho thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống, người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, …Bên cạnh đó, nhà kín sử dụng để trồng nấm rơm tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, được trang bị từ việc tận dụng nhà kho, các trại được xây dựng bê tông, vách lá hay bằng chất liệu cây tạp, tre… Trao đổi với chúng tôi, ông Nhân nói: “Nấm rơm là loại nấm sống được trên tất cả cơ chất hữu cơ tuy nhiên thời gian gần đây, nguồn nguyên liệu từ rơm để trồng nấm ngày càng khan hiếm. Chúng tôi chuyên sản xuất kinh doanh từ nấm bào ngư, nên tôi có ý tưởng lấy bã thải từ nấm bào ngư để trồng nấm rơm Để cơ chất phát huy hiệu quả tối đa đòi hỏi cơ chất phải sống được với môi trường của nấm. Qua tìm hiểu, tôi thấy nấm rơm sống được với môi trường có nhiệt độ từ 37 – 42 độ, ẩm độ đạt từ 80 – 90%. Nên tôi đem ý tưởng này áp dụng trồng nấm rơm trong trang trại. Đối với người trồng nấm ngoài trời thì sẽ gặp rủi ro cao, bởi phụ thuộc vào thời tiết, tỷ lệ thành công chỉ đạt từ 30 – 40 %, còn ở trong trại thì đạt đến 90%. Đồng thời, chúng tôi thử nghiệm thêm 1 số cơ chất mang lại hiệu quả trong việc trồng nấm rơm như bả lục bình, gốc rạ, bông vải từ phế phẩm của nhà máy dệt” Cũng theo ông Nhân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần đạt năng suất nấm cao đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật làm phôi nấm. Bởi phôi nấm đòi hỏi phải đủ dưỡng chất như bổ sung cám chà, không được nén phôi nấm chặt, và sát trùng trang trại trước khi đưa phôi nấm vào trồng. - Sau 15 ngày trồng, ông Nhân tiến hành thu hoạch với thời gian từ 10 – 13 ngày, năng suất ước đạt 120 – 150kg nấm rơm/đợt thu hoạch. Với giá bán khoảng 40.000 – 60.000 đồng/ kg nấm rơm, đặc biệt trong những ngày rằm, giá nấm rơm khoảng 90.000 – 120.000 đồng/ kg. Cứ thế, trung bình 1 đợt thu hoạch, ông mang về lợi nhuận tăng khoảng 60% so với số vốn ban đầu.MÔ HÌNH: trồng nấm rơm bằng cách đóng khuôn, gói nilong (Huế)Ở Thừa Thiên Huế, nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng thời vụ trồng từ 15/4 đến 15/10 dương lịch là thích hợp nhất. Sau đây chúng tôi xin trình bày quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm. I. Đặc tính sinh học của nấm rơm Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen. Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại. Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30-35 độ C, độ ẩm nguyên liệu 65-70% (vắt chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm không khí 80%; nấm rơm ưa thoáng khí, sử dụng nguồn dinh dưỡng Xenlulo có nhiều rơm, rạ, để sống. Đặc điểm hình thái - Bao gốc: lúc nhỏ bao gốc dài và cao, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm có màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. Bao gốc có chức năng: + Chống tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. + Ngăn chặn sự phá hoại của các loại côn trùng. + Giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong. - Cuống nấm:là bó sợi xốp. Khi còn non thì mềm và giòn, nhưng khi già thì xơ cứng lại và khó bẻ gãy. Vai trò của cuống nấm là: + Đưa mũ nấm lên cao. + Vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm. - Mũ nấm: mũ nấm hình nón, có màu đen nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ nấm có nhiều phiến. Mũ nấm rất giàu dinh dưỡng, giữ vai trò sinh sản. II. Kỹ thuật nuôi trồng 1. Nhà trồng và giá trồng - Diện tích nhà 24-28m2, kích thước 4x6m hoặc 4x7m. - Nhà được phủ kín bằng nilông trắng, bên ngoài lợp bằng tranh hoặc lá dừa… - Bố trí một cửa ra và thông gió, kích thước 1x2m. - Có một cửa ló 30-40cm, ở đỉnh nóc nhà để điều chỉnh nhiệt độ vào những ngày có nhiệt độ cao. - Ở trong nhà bố trí các dãy giá làm bằng tre hoặc gỗ được đóng nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 80cm. 2. Nguyên liệu, xử lý nguyên liệu - Nguyên liệu: dùng rơm rạ khô, không nên dùng rơm rạ mới gặt còn quá tươi hoặc rơm rạ thối mục. - Phương pháp xử lý nguyên liệu: nguyên liệu được ngâm trong nước vôi với nồng độ 5% (5kg vôi với 100 lít nước), thời gian ngâm là 3-5 phút, khi nguyên liệu ngả màu vàng thì vớt ra để ráo nước. Cứ 3 lần ngâm thì bổ sung thêm vôi và nước sạch. Làm một chiếc kệ kê hình giát giường bằng gỗ hoặc tre. Phần đáy kệ kê cách mặt đất 15-20cm, giữa kệ kê đặt một ống thông khí. Nguyên liệu được rắc đều xung quanh tạo hình tròn như đống rơm, xung quanh đóng ủ nén chặt, ở giữa để lỏng (như bà con nông dân vẫn làm cây rơm). Đống ủ phải đạt 300kg trở lên. Dùng nilông phủ kín đống ủ chỉ để hở phần dưới kệ kê và không khí. Ủ đến 3 ngày thì tháo nilông ra và đảo đều đống ủ, tiếp tục ủ thêm 3-4 ngày nữa. Rơm rạ đã ủ 6-7 ngày đảm bảo yêu cầu sau: - Độ ẩm đạt 65%. Khi thấy phần nguyên liệu độ ẩm quá cao (khi dùng tay vắt nước thấy nước chảy thành dòng) ta tiến hành rũ tơi đống ủ sao cho lượng nước trong đống ủ giảm đi, hong tới đâu ta đóng mô tới đó, thời gian hong nguyên liệu từ 5-10 phút. Khi thấy nguyên liệu quá khô, không đảm bảo độ ẩm ta tiến hành rũ tơi đống ủ và dùng nước sạch pha với tỷ lệ 5% vôi ướt (100 lít nước cho 5kg vôi ướt) rồi hòa loãng như nước vo gạo và tiến hành bổ sung từ từ vào phần nguyên liệu, tiếp tục ủ lại thêm 3 ngày nữa, phương pháp ủ như lần đầu. - Rơm rạ có mùi thơm dễ chịu, màu vàng sáng, mềm. - Đóng bánh: kích thước khuôn dài 25cm, rộng 20cm, dày 15cm; dùng nguyên liệu đã ủ, đưa vào khuôn nén chặt tạo thành từng bánh, gói bánh lại bằng nilông. 3. Meo giống và phương pháp cấy - Meo giống tốt có những sợi tơ màu trắng, mọc chằng chịt phủ kín, hoặc có hạt màu trắng hoặc màu nâu, có mùi tương tự như nấm rơm. - Trong điều kiện bình thường không để meo giống lâu quá 10 ngày, loại bỏ những bịch meo có những đốm màu xanh, đen và vàng do bị nhiễm bệnh. - Phương pháp cấy meo: cấy thành từng cụm sâu 4-5cm hoặc phủ lớp meo ở 2 đầu, sau đó gói chặt bánh rơm bằng nilông. Chú ý: các đầu rơm phải bằng phẳng. - Lượng giống: Một bịch meo giống 200gr, cấy 5-6 bánh rơm. 4. Ủ tơ Bánh rơm đã cấy meo được đưa vào cất đống, đảm bảo nhiệt độ 32- 36 độ C, không có ánh sáng chiếu vào, 2-3 ngày đảo một lần. Thời gian ủ tơ khoảng 5-7 ngày, khi này sợi nấm đã mọc phủ kín bánh rơm và đạt tiêu chuẩn đem ra nhà trồng. 5. Chăm sóc ở nhà trồng Những bánh rơm đạt tiêu chuẩn như trên, ta tiến hành đưa lên giá trồng, mở nilông ở bánh rơm, chất bánh rơm thành 2-3 lớp tùy theo thời tiết. Nhiệt độ nhà trồng thích hợp 30-32 độ C, độ ẩm không khí 80-90%, độ ẩm bánh rơm khoảng 65-70%. Từ ngày cấy đến ngày thứ 4, tuyệt đối không được tưới nước, mà chỉ tạo ẩm khu vực xung quanh. Nếu gặp thời tiết hanh khô, ta tưới tạo ẩm xuống nền nhà và xung quanh tường.Tới ngày thứ 4, nhìn trên mặt mô nấm có những điểm tơ sợi mọc chằng chịt trên mặt mô nấm. Lúc này bào tử nấm trong thời kỳ phát triển thể sợi ta dùng bình phun Tiến hành phun nước thành sương mù, ngửa vòi phun sao cho phần nước sương rơi nhẹ vào bánh nấm. Chú ý: - Nếu gặp thời tiết hanh khô, số lần tưới tăng lên từ 4-6 lần trong ngày. - Nếu thời tiết ẩm ướt số lần tưới giảm đi, tưới từ 1-2 lần trong ngày. - Đối với nuôi trồng nấm rơm ta phải thường xuyên thay đổi không khí (hàng ngày mở cửa thông gió từ 2 đến 4 lần sao cho không khí trong nhà nuôi trồng trong nhà không bị ngột ngạt). Nấm rơm thích nghi ở môi trường phát triển thông thoáng, quả thể sẽ to đều không bị nhỏ. 6. Phương pháp phòng và chống nhiễm bệnh Sau mỗi lứa nuôi phải vệ sinh nhà nấm và môi trường nhà nấm xung quanh phải sạch sẽ, bã nấm rơm được ủ làm phân bón cho cây trồng, phải cách nhà nấm trên 100m. Xử lý nhà nấm sau khi thu hoạch và dụng cụ sản xuất nấm (nilông bao gói, khuôn…) bằng thuốc Formon, với liều lượng 100ml/bình 8 lít cho một nhà nấm diện tích 24-28m2. Sau khi xử lý thuốc 48 giờ thì tiến hành nuôi trồng lứa mới. Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, do tưới nước quá nhiều, nên xuất hiện các loại nấm có chân dài màu trắng, mũ nấm màu đen, đó là các loại nấm dại, nấm mực không gây độc hại nhưng chúng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm. Thấy những loại nấm này ta phải nhổ ngay. Về sâu bệnh, nấm rơm cũng có các loại bệnh như mốc xanh, mốc đen, mốc vàng. Đó là nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà xưởng nuôi trồng vệ sinh quá kém, nuôi trồng nấm quá nhiều lần. Gặp những trường hợp trên ta tiến hành thu gom những mô nấm đó mang đi xa, chôn hoặc dùng rơm rạ khô phủ lên và đốt chúng đi. Đối với chuột, chúng thường đào bới để ăn các loại giống nấm, ta phải làm bẫy và làm các biện pháp phòng trừ. 7. Thu hoạch Nấm rơm phát triển rất nhanh, khi phát triển ta theo dõi nấm hình quả trứng phát triển trong ngày, ra tới đâu thu hái ngay tới đó. Gặp thời tiết thuận lợi ta nên thu hái từ 2 đến 3 lần trong ngày. Khi phát hiện nấm mọc thành cụm, ta chú ý những quả nào to thì hái trước. Dùng tay giữ mô nấm không ảnh hưởng tổn thương cho những quả nấm còn nhỏ bên cạnh. Một tay nắm vào quả nấm và xoáy sao cho phần chân nấm được nhổ lên cùng với quả nấm, nếu còn sót phần chân nấm phải dùng tay lấy hết phần chân nấm còn dính lại trong mô nấm. Khi thu hái ta phải nhẹ tay, không được để nấm rơi xuống đất. Thu hái đến đâu ta phải dùng dao sắc cắt ngay toàn bộ phần chân nấm còn dính tạp chất. Nấm rơm phát triển rất nhanh, khi thu hái xong ta phải mang ngay tới nơi thu mua hoặc nếu để bảo quản lâu ta phải bảo quản nấm ở nhiệt độ từ 10-15 độ C. Thời gian thu hoạch cho một đợt nuôi trồng từ 20 đến 30 ngày (Tính từ lúc nấm phát triển ở ngày thứ 12, thời gian thu hoạch là liên tục 15-17 ngày ). Trong thời điểm thu hái nấm, ta phải chia ra làm hai giai đoạn: - Tính từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 nấm rất rộ, sau thu hái đợt một ta dùng bình phun, phun thật đẫm vào mô nấm. - Chờ từ 5 đến 7 ngày sau, nấm lại mọc ra lần 2, ta tiếp tục thu hái (Năng suất đợt 1 của lứa nấm đạt từ 70% đến 80% năng suất, đợt 2 thu hoạch từ 20% đến 30% của đợt nuôi trồng). Tổng sản lượng thu hoạch được từ 100-150kg nấm tươi/1 tấn nguyên liệu. Khi phát hiện nấm đã tới thời kỳ thu hoạch (phần đầu của nấm hơi nhọn), nếu về chiều việc giao bán nấm không được thực hiện được, ta tiến hành nhổ những quả nấm đã có biểu hiện nhọn đầu và để chúng lên trên một mô nấm thì giảm được sự phát triển của nấm, để sáng hôm sau nấm không bị rách màng và nở ô. 8. Chế biến và bảo quản - Phương pháp sấy nấm: Ta rửa sạch nấm, để róc nước, dùng dao cắt từng lát (như thái sắn) tùy theo quả thể to hay nhỏ nhưng độ dày phải đạt từ 0,5cm trở lên. Nếu gặp trời nắng nóng ta mang chúng ra phơi từ 3-4 nắng là được. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt mưa nhiều ta tiến hành cho vào sấy. Sấy ở nhiệt độ từ từ sao cho nhiệt độ ổn định đạt từ 40-45 độ C đến khi nấm khô ròn, độ ẩm chỉ còn lại từ 12-13% là được. Cứ 10kg nấm tươi khi sấy khô ta thu lại được 1 đến 1,2kg nấm khô. - Phương pháp muối nấm. Trước khi muối nấm ta phải làm vệ sinh sạch sẽ, nhặt toàn bộ tạp chất còn dính vào quả nấm, nhặt những quả đã rách bao, nở ô để riêng, chỉ còn những quả tròn đều. Rửa sạch, để ráo nước, đun nước sôi thả nấm vào chần từ 5-7 phút, vớt ra ngâm nước lạnh, sau đó đổ nấm ra rổ và để ráo nước. Dùng chum vại, can nhựa... cứ một lớp nấm ta cho một lớp muối (tỷ lệ 1kg nấm ta cho 0,3kg muối khô hạt nhỏ + 0,2 lít nước muối bão hòa). Khi hết số nấm ta dùng một lớp muối khô rắc phủ kín trên mặt, để nấm được chìm trong muối. Vì điều kiện hàng cũng như khâu tiêu thụ, nếu muối nấm để lâu từ 1-2 tháng ta phải cho thêm axid Acetic hay còn gọi là dấm ăn (Cứ 1 tấn nấm ta cho từ 3-4 lít dấm ăn). Nấm đảm bảo chất lượng không bị vàng mốc, có mùi thơm dễ chịu.MÔ HÌNH: Kiên Giang, dùng phân Bioted nấm.Trung tâm KNKN Kiên Giang vừa triển khai quy trình sản xuất nấm rơm có sử dụng phân Bioted nấm cho 20 hộ trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả rất cao. Lượng nấm đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/5ha rơm thu từ ruộng lúa, cao hơn gấp đôi so với cách trồng nấm thông thường của bà con nông dân. Tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có từ hai vụ lúa chính trong năm, nhiều nông dân ở Kiên Giang đã triển khai trồng nấm rơm. Tuy nhiên, do cách làm tự phát và chủ yếu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là chính nên hiệu quả đạt không cao. Từ thực tế đó, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã xây dựng quy trình trồng nấm rơm theo kỹ thuật mới, có sử dụng phân bón Bioted để chuyển giao cho nông dân. Ông Đặng Hoàng Kiên, Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết: Quy trình này được Trung tâm xây dựng dựa trên những kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường trong khu vực. Bước đầu, Trung tâm đã chuyển giao quy trình này cho 20 hộ nông dân tham gia. Ông Dương Văn Trung, nông dân ở ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, người tham gia mô hình này tâm sự: “Những năm trước, với 5 ha rơm gia đình tôi chỉ thu được vài trăm ký nấm là cao, có khi lời, khi lỗ. Năm nay, nhờ được cán bộ của Trung tâm hướng dẫn quy trình mới, có sử dụng phân bón Bioted nên nấm đạt năng suất rất cao. Với 5ha rơm, sau hơn 1,5 tháng trồng nấm, gia đình tôi thu được gần 1,2 tấn nấm. Nấm thu hoạch ra đến đâu thương lái vào tận nơi thu mua với giá dao động từ 16.000-25.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, vụ nấm này tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Đây là kết quả quá bất ngờ đối với tôi”. Theo ông Kiên, thông thường nông dân trồng nấm không nắm vững kỹ thuật ủ rơm nên khi chất mô năng suất thấp, không ổn định. Để trồng nấm đạt hiệu quả, trước khi ủ rơm phải xử lý 30kg vôi và ½ kg phân urê/tấn rơm. Khi ủ rơm phải đậy bạt, kê vỉ và phải có ống thông hơi để rơm chín đều và rơm ở đáy không bị thối. Sau khi ủ rơm từ 8-10 ngày, khi rơm đã chín thì tiến hành chất giồng, phun phân Bioted vào ngày thứ 1 và thứ 7 để kích thích tơ phát triển và nuôi quả thể (cây nấm). Kết quả so sánh cho thấy, nếu ủ nấm đúng quy trình, đồng thời có bổ sung thêm phân Bioted nấm, năng suất nấm tăng từ 2-4 lần so với cách sản xuất truyền thống của nông dân. Sản phẩm phân bón Bioted chuyên dùng cho nấm rơm do Cty Phát triển Kỹ thuật Vĩnh Long nghiên cứu và sản xuất. Bà Trần Thị Kim Loan, Giám đốc Cty cho biết, với truyền thống gần 20 năm chuyên nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng phân hữu cơ, vi sinh nên các mặt hàng của Cty được nhiều bà con nông dân tin dùng. Hiện Cty đang sản suất nhiều mặt hàng phân bón mang nhãn hiệu Bioted chuyên dùng cho từng loại cây trồng khác nhau. Trong đó, phân bón Bioted nấm rơm là mặt hàng mới được đưa ra thị trường mấy năm nay. MÔ HÌNH: nấm rơm không che đậy mặt mô (Vĩnh Long)Những ưu điểm của kỹ thuật trồng nấm rơm không đậy: - Thực hiện đơn giản, tốn ít công lao động trong khâu chăm sóc và chất mô nấm. - Làm với qui mô lớn vì tận dụng tất cả được các diện tích dưới tán cây ăn trái, vì vậy có thể trồng với diện tích đại trà phục vụ cho xuất khẩu. - Sau thu hoạch phụ phẩm đó là lượng phân hữu cơ phục vụ cho cây trồng rất tốt. - Không cần đậy rơm từ đó làm tăng thêm chiều dài mô lên. - Nấm rơm phát triển ít bị dợp hơn là trồng nấm rơm có đậy. Kỹ thuật trồng 1. Chọn địa điểm: Trồng nấm không đậy chỉ cần ánh sáng rất ít meo nấm vẫn phát triển tốt, nên chọn nơi đất thoáng mát, thoát nước tốt khi mưa lớn, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến tơ nấm. Không nên chọn đất chất mô nấm trước đó trước sáu tháng tránh mầm bệnh lây lan, 100 công rơm chỉ cần 1.500 m2 đất là đủ. 2. Ủ rơm - chọn rơm: Không nên chọn loại rơm quá mục nát, ruộng lúa bị cháy rầy... còn lại tất cả đều dùng được. Ủ rơm: đây là khâu quan trọng để nấm cho năng suất cao, mục đích làm rơm chín, phân hủy một số độc có trong rơm khi ta canh tác có sử dụng 1 số nông dược. Kích thước mô ủ: chiều ngang 2 m,chiều cao 1,5 m, chiều dài tùy thuộc vào lượng rơm ủ. Ta tiến hành chất thành từng lớp cao 2-3 tất tưới nước dậm dẻ, sau đó chất tiếp tục đến khi có chiều cao 1,5 m là được. Sau đó khoảng 7 ngày sau tiến hành đảo rơm ủ cho rơm chín đều có thể rải vôi bột trong lúc ủ rơm xử lý đất và cho rơm mau chín. Chú ý: Khi chất rơm ủ, nên dậm xung quanh đống rơm, còn ở giữa đống rơm nên dậm sơ và tưới nước mà thôi chủ yếu làm tăng nhiệt độ giữa đống rơm ủ. 3. Chọn meo giống: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại meo nấm được bán do nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Khi chọn meo cần chú ý các đặc điểm sau: - Quan sát thấy tơ mọc thẳng, nhánh tơ phân phối đều khắp bịt có màu trắng, có hình lông chim. - Mật độ đóng tơ dày. - Ngửi có mùi nấm rơm. Không nên chọn bịt meo có đặc điểm sau: - Bịt meo nhiễm mốc xanh, đen, mốc vàng cam... - Đáy bịt meo ướt nhảo. - Ngửi có mùi chua. Một bịt meo có thể chất từ 3-4 mét mô. Nếu thấy 2 bịt meo tốt như nhau, ta bóp thấy bịt meo nào cứng thì có thể rải dài hơn, còn bịt mềm nên rải khoảng 2 mét mô mà thôi. Chú ý: Nên bẻ meo nhẹ nhàng, không nên vò mạnh làm tơ bị dập ảnh hưởng đến sự phát triển của meo. 4. Chất mô nấm: Sau khi rơm ủ đã chín, thì tiến hành chất mô. Loại bỏ lớp rơm ngoài xung quanh đống rơm. Rơm ủ lấy ra cuộn tròn, tém gọn 2 đầu như cái gối, đường kính cuộn rơm 2-3 tất, chất thành giồng nối tiếp nhau sau đó ém rơm xung quanh gọn gàng tưới nước và rải meo, rồi đậy lại 1 lớp rơm mỏng 0,5 phân phủ lớp meo lại, nên rải meo ở giữa giồng. Nếu trong mùa mưa ta nên dựng đứng lọn rơm để nước thoát dễ cân đối nước trong giồng nấm. Chú ý: Khi tiến hành chất mô nên xem hướng gió, ta sẽ chất mô dọc theo chiều gió để khi gặp mưa dầm gió làm cân đối được lượng nước trong giồng mô. 5. Chăm sóc: a) Tưới nước ngày 1 lần có thể tưới bằng máy bơm, moter, hoặc bằng thùng có gắn búp sen. - Nếu tưới thừa nước giồng sẽ bốc hơi tự điều chỉnh. - Nếu tưới ít nước nấm sẽ mọc sâu trong giồng. b) Sử dụng thuốc dưỡng nấm: - Sử dụng HVP (dùng cho nấm), liều dùng: 3 lít/1.000 mét mô tưới vào 3 giai đoạn: + Tưới trước khi rải meo. + 5 ngày sau khi rải meo. + chuẩn bị có nấm: 9-10 ngày. - Phun thuốc kích thích: HQ 201, Atonik lên nấm lúc nấm trứng cá để nấm lớn nhanh (liều dùng như hướng dẫn ở bao bì). - Có thể sử dụng thuốc trừ mạc, nên sử dụng thuốc mau phân hủy để tránh độc hại, nên dùng thuốc Sumithion để phun trước khi rải meo. 6. Thu hoạch: - Thu hoạch ngày 2 lần lúc sáng và chiều mát. - Sau khi chất mô từ 10-13 ngày là thu hoạch, thu hoạch nấm không đậy khó hơn có đậy, nấm có màu đen nên thu hoạch dễ để sót. - Năng suất bình quân từ 1,8-2 kg/m mô, còn tùy thuộc vào kỹ thuật và tùy loại rơm ủ. Nếu rơm ủ chín đều, đúng kỹ thuật thì năng suất sẽ cao hơn.MÔ HÌNH: trồng nấm rơm từ bãi thải phôi mạt cưa đã trồng qua nấm mèo.Mạt cưa sau khi trồng nấm bao ngư xong, đập bịch lấy mạt cưa, bóp cho mạt cưa tơi ra, sau đó phơi khô. Tiếp đó ủ mạt cưa với nước vôi 2% khoảng 4-5 ngày. Mạt cưa sau khi ủ phải có độ ẩm vừa phải ( vắt mạt cưa, mạt cưa dính thành cục mà không gỉ nước là được). Sau đó ép mạt cưa thành mô như mô rơm, rãi meo như trồng nấm rơm trên rơm. Dùng rơm khô làm áo mô. Tưới nước giữ ẩm, sau 15-20 ngày là nấm cho ra quả thể. Lưu ý: Phải đảo rơm áo thường xuyên để tránh tơ nấm ăn lan lên rơm áo. MÔ HÌNH: nấm rơm từ bãi thải bịch phôi nấm mèo (Long Khánh - Đồng Nai)Việc nuôi trồng rất đơn giản, sau khi thu hoạch nấm mèo xong, chọn vùng đất để thực hiện nuôi trồng sau đó trải đều các bịch nấm ra, dùng máy xới đất, đánh tơi đều các bịch nấm, xử lý vi khuẩn, thực hiện lên luống, cấy meo nấm rơm vào luống, sau đó đậy rơm tưới nước tạo độ ẩm cho meo nấm phát triển. Trồng loại nấm này thời gian thu hoạch rất ngắn, sau khi rải meo giống khoảng 15 ngày là thu hoạch được. Mỗi lần thu họach nấm từ 2 - 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 đến 2 ngày. Nói về kỹ thuật làm nấm anh Nguyễn Đăng Sỹ cho biết thêm: “Nói chung nấm này tôi làm cũng từ bịch nấm mèo ra, kéo về, đập ra lên luống, sau đó rải phân và bột bắp vào, tiếp tục thưc hiện cấy meo nấm rơm vào, thực hiện đậy rơm lại, thường tưới nước một ngày, một lần tạo độ ẩm cho nấm phát triển và khoảng 10 ngày sau là cho thu hoạch”. MÔ HÌNH: nấm rơm trên bã mía.Phương pháp xử lý bã mía lên men vi sinh để trồng nấm: Kỹ thuật nuôi trồng nấm trên bã mía khác với kỹ thuật trồng nấm trên rơm rạ, bông, phế thải. Thành phần chính của bã mía chủ yếu là Xenluloza và lignin rất khó phân giải. Hơn nữa lượng đường trong mía bao giờ cũng nhiều, dễ hấp dẫn các vi sinh vật khác, đặc biệt là nấm mốc. Vì thế trước khi sử dụng cần phơi khô để bớt đường và các axit hữu cơ. Quá trình lên men cần các nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, tần số đảo trộn. Việc đảo trộn ngoài ưu điểm cung cấp ôxy, còn làm giảm sự lên men yếm khí, tránh được việc hình thành các axit hữu cơ trung gian có hại cho nấm. Mặt khác, thông qua các giai đoạn ủ chất đường bị biến đổi. Sản phẩm tạo thành trong quá trình này là những phần tử đường đơn như glucoza, rất cần cho sự biến dưỡng của nấm. Yêu cầu sau khi được lên men nguyên liệu bã mía phải có đặc tính sau: -Không có mùi khai hoặc hôi. -Tơi xốp. -Màu hơi nâu sẫm (nếu có màu đen hoặc nâu tối chứng tỏ vi sinh vật đã sử dụng hết năng lượng của nguyên liệu, làm giảm năng suất trồng nấm). MÔ HÌNH: nấm rơm trên liếp.Với thâm niên trồng nấm rơm gần 15 năm của mình, ông Chính vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm như sau: Trước hết cần phải chuẩn bị đất, sau đó vận chuyển rơm lên liếp chất thành lớp và tưới nước thấm đều cọng rơm, ủ khoảng 10- 15 ngày, chất rơm thành dòng khoai, ngang 25 cm, dài tùy theo khuôn viên đất rộng hay hẹp. Dùng meo rải lên mặt rơm và phủ thêm lớp rơm thứ hai, nhằm giữ ấm kích thích meo phóng tơ, 10 ngày sau cho thu hoạch. Bình quân mỗi bịch meo giống loại 100 gram cho 1 kg nấm thương phẩm. Trồng nấm không phải phun thuốc, chỉ cần mỗi ngày tưới nước một lần vào buổi chiều, hôm nào mưa thì không cần tưới. MÔ HÌNH: nấm rơm trái vụ (Hải Phòng)Sau khi vệ sinh sân bãi, lót một lớp nilon xuống nền để giữ nhiệt rồi đem rơm đã ủ chất thành mô lên trên. Các mô nấm xếp theo hình luống khoai, mặt đáy rộng 60 cm, cao 40 cm, mặt trên rộng 40 cm và tiến hành cấy giống nấm vào mô. Sau khi cấy giống xong, dùng nilon phủ kín tất cả mô nấm để che mưa và giữ ẩm cho nấm trong mùa đông, đây là yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình vì nếu không đủ nhiệt hay bị gió lạnh lùa vào nấm sẽ không ra quả. Bà con nông dân và các địa phương có nhu cầu SX nấm rơm trái vụ, Trung tâm Cộng nghệ sinh học thực vật sẽ cử người phổ biến kinh nghiệm cũng như chuyển giao kỹ thuật miễn phí. Mọi chi tiết bà con có thể liên hệ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội, ĐT: 0438364296 - 0438386632. Sau khi phủ nilon bà con lấy rơm rạ mục phủ lên trên để tránh hấp thụ nhiệt ánh nắng mặt trời những ngày nắng nóng bất thường. Hàng ngày tưới ướt lớp rơm phủ để tăng nhiệt cho mô nấm, tránh gió thổi bay hay trẻ con nghịch đốt. Ông Linh lưu ý, hàng ngày bà con nên dùng nhiệt kế chuyên dụng cắm vào mô nấm để kiểm tra nhiệt độ, nhiệt độ lý tưởng cho nấm trong khoảng từ 40 - 45 độ. Nếu nhiệt độ mô dưới 40 độ cần đắp thêm lớp rơm phủ, ngược lại nếu cao hơn 45 độ cần bỏ lớp nilon che ra và ban đêm phải đậy kín lại tránh sương gió. Sau khi cấy giống được 7 - 8 ngày lột toàn bộ nilon phủ rồi tưới nước vào mô nấm như mưa phùn, tưới xong đậy lại như ban đầu. Đợi 7 - 8 ngày nữa nấm rơm bắt đầu ra quả bà con tiến hành thu hoạch xong rồi lại tưới nước trực tiếp vào mô đậy lại 3 - 4 ngày rồi thu hoạch tiếp 3 - 4 đợt là kết thúc. Sau khi hết vụ nấm, túi nilon bà con giặt sạch cất đi năm sau dùng tiếp, phế thải nấm ủ lại làm phân tốt tương tự phân chuồng. MÔ HÌNH: nấm rơm ngoài trời (Huổi Cánh - Điện Biên)Anh Hiên vui vẻ cho biết: "Trồng nấm rất đơn giản, tận dụng lại rơm thừa, rơm bỏ, cho nước vào làm nát rơm, ép thành mô cao khoảng 40cm, rộng 40cm, dài từ 1,2m - 2,4m, cầm vật sắc chọc nhẹ sâu khoảng 2cm rồi cho hạt giống vòng quanh vào lỗ đó. Mỗi ngày tưới nước 2 lần, tuỳ vào mô rơm khô hay ướt để tưới nước nhiều hay ít, chỉ 2 ngày hôm sau nấm bắt đầu mọc ra, khoảng 15 ngày nấm ro bằng ngón chân cái tức là lúc đó được thu hoạch. Mỗi đợt làm nấm kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm". Các gia đình ở Huổi Cánh đều tận dụng gầm nhà sàn làm nơi trồng nấm, quây bạt vòng quanh để tránh gió. Theo người dân như vậy để tránh phụ thuộc vào thời tiết, chủ động trong việc nuôi, trồng nấm rơm. Anh Hiên cũng cho biết thêm: Mỗi mô nở theo từng đợt, sau 15 ngày, thì nấm mọc nhiều hơn, cứ 5 - 7 ngày sau đó thu hoạch lần tiếp theo, bà con cũng nên chú ý lúc thu hoạch tránh làm hỏng rễ như vậy mầm sau sẽ không mọc thêm, vì rễ của nấm rơm mọc theo cụm, khi thu hoạch nên dùng kéo cắt thân, tránh làm hỏng các cây nấm nhỏ xung quanh.MÔ HÌNH: trồng nấm rơm trong nhà (Lê Duy Thắng - ĐHKHTN TPHCM)Nấm rơm cũng vẫn có thể trồng trong nhà như các loại nấm trồng khác. Năng suất có thể còn cao gấp hai hoặc gấp ba lần so với trồng ngoài trời (vì khống chế được điều kiện nhiệt độ và ẩm độ, cũng như sâu bệnh). Tuy nhiên, do việc đầu tư tương đối tốn kém và nhất là chưa có một mô hình sản xuất thuyết phục, nên ít hấp dẫn người trồng. Muốn nuôi trồng thành công nấm rơm trong nhà cần ba yếu tố sau: a/ Nguyên liệu: bao gồm loại nguyên liệu, cách chế biến và phương pháp nuôi trồng (khối, khay, vĩ...) b/ Kỹ thuật : chăm sóc, phòng bệnh c/ Nhà trồng : cấu trúc, trang bị… Trồng nấm rơm trong nhà đã xuất hiện ở nước ta vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Tuy nhiên, cách trồng đến nay chưa được cải tiến bao nhiêu, nguyên liệu chính vẫn là rơm rạ và sử dụng dàn kệ nhiều tầng. Để trồng thành công nấm rơm trong nhà, thì việc xử lý rơm cực kỳ quan trọng. Nếu rơm chin (ủ đống đúng cách) hoặc khử trùng tốt (dùng hơi nước nóng) hạn chế mầm nhiễm và cung cấp nhiều dưỡng chất cho nấm, năng suất nấm sẽ tăng và ngược lại. Quá trình ủ rơm hay ủ tơ ở mô nấm, cần theo dỏi nhiệt độ và độ ẩm. Trong đó, độ ẩm là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Độ ẩm giúp quá trình phân hủy rơm từ đó tạo nhiệt độ trong đống ủ hoặc mô nấm, Nếu nước nhiều độ ẩm dư, không khí sẽ khó khuếch tán vào đống ủ, quá trình hoạt động yếm khí diễn ra, rơm sẽ có mùi khó ngữi và nhiệt độ sẽ không cao. Nếu độ ẩm thiếu, quá trình phân hủy không diễn ra, nhiệt độ cũng sẽ giảm. Rơm rạ sau khi làm ẩm và ủ đống 7 – 10 ngày, làm ráo nước, cho vào khuôn gỗ kích thước (20 x 30 x 15) cm nén chặt. Khối rơm nén xong được lấy ra, gói bằng các tấm nhựa (nylon) và dùng dây buộc chặt. Các gói rơm đem phơi nắng một ngy hoặc hấp khử trùng bằng hơi nước ở 95 độ C trong 4 giờ. Meo nấm rơm được bẻ vụn và cấy vào hai đầu của gói. Các gói rơm được xếp chồng lên nhau để giữ ấm cho tơ nấm ăn lan. Sau 7 đến 10 ngày, tơ nấm đã mọc phủ hầu như toàn bộ khối rơm là thời điểm chuẩn bị chuyển sang nhà trồng. Trong nhà trồng, các khối rơm được lột bao ngoài và xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Trong 5 ngày đầu để bánh rơm trên kệ không được xê dịch để tránh làm đứt tơ nấm, ảnh hưởng đến năng suất. Bắt đầu phun nước vào các khối rơm để hạ nhiệt, kích thích tơ nấm kết nụ. Nếu nhiệt độ tăng cần mở cửa sổ thoát nhiệt và tưới nước. Nước tưới không bị phèn và mặn. Tưới nước tốt nhất là phun sương (tay hoặc máy) và trung bình mỗi ngày tưới ba lần (8-9g; 11-12g; 14-15g). Độ ẩm nhà trồng nên giữ trong khoảng 80 -90% (dùng máy đo). Thường sau khi tưới từ 3-4 ngày nấm bắt đầu kết nụ. Thời gian thu hoạch kéo dài 7-10 ngày. Điểm yếu của phương pháp này là yếu tố nguyên liệu và vấn đề vô trùng. - Mặc dù, rơm rạ là nguyên liệu mang tính truyền thống trong trồng nấm rơm, nhưng cũng là cơ chất cho năng suất kém, nếu không muốn nói là kém nhất, đồng thời thô, cồng kềnh và khó xử lý nhất. - Với rơm rạ, người trồng khó trồng nấm rơm lâu dài trong cùng nhà trồng, mà không bị tạp nhiễm. Để trồng thành công nấm rơm trong nhà cần lưu ý một vài điểm sau: Xử lý nguyên liệu thật kỹ trước khi cấy meo giống - Chọn giống nấm chất lượng tốt và đáng tin cậy - Thường xuyên theo dỏi nhiệt độ trong nhà trồng. Không xử lý rơm, rạ trước khi ủ dễ bị nấm dại ký sinh cạnh tranh dinh dưỡng, gây bệnh, làm cho nấm rơm không phát triển và chết. Phương pháp phổ biến ở các nước là dùng hơi nước nóng để khử trùng nguyên liệu, cũng như nhà trồng. Tuy nhiên, ở Việt Nam ít người có khả năng thực hiện, đồng thời với những nhà trồng thô sơ, môi trường không đảm bảo vô trùng tuyệt đối, khi nâng nhiệt bằng hơi nước nóng, sẽ tạo cho nhà trồng nóng và ẩm, điều kiện tốt thu hút nguồn nhiễm nấm dại, vi trùng và nguyên liệu (cơ chất trồng nấm), sau khi khử trùng, sẽ nhanh chóng bị nhiễm mốc. Vì vậy luôn giữ vệ sinh nhà trồng và mỗi đợt thu hoạch xong, cần quét dọn nhà trồng, khử trùng nền đất bằng vôi bột và quét dàn kệ bằng sulphat đồng (CuSO4)*. Chất lượng meo giống không đảm bảo, bị nhiễm nấm mốc, nấm dại,… hay meo già, thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nấm. Vì vậy khi chọn meo giống không chọn bịch có đốm xanh, đen, vàng cam, … đó là trường hợp nhiễm mốc hoặc đáy bịch bị ướt, bị nhão hay hôi chua… Không điều chỉnh được nhiệt độ nhà trồng thích hợp trong các giai đoạn sinh trưởng của nấm và nhất là nhiệt độ không ổn định, thì nấm ra và tăng trưởng không theo ý muốn hoặc bị hư hỏng. Ngoài ra xử lý nguyên liệu không chu đáo thì năng suất sẽ thấp. Ghi chú: (*) Pha nước vôi 1% xong cho CuSO4 vào từ từ và quay đều cho đến khi các hạt CuSO4 không tan được nữa thôi.MÔ HÌNH: kỹ thuật nấm rơm trong nhà kín (Đồng Nai)I. Chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng: 1. Nguyên liệu: Rơm rạ: Rơm rạ phơi khô, không bị mốc, đánh đống, bảo quản dùng dần. Nếu rơm rạ đã bị mốc, có màu đen, vụn nát do phơi không được nắng, bị thấm nước mưa nhiều ngày thì không nên dùng để trồng nấm vì năng suất thấp. 2. Meo giống : Giống nấm rơm được cấy trên cơ chất chủ yếu rơm rạ, bao bì đựng thường là túi nilon, nhưng phải đảm bảo ỵêu cầu chất lượng như sau: -Không bị nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài tơ nấm thường mảnh, trong suốt, mọc thẳng, nhánh phân bố đều như lông chim, mật độ tương đối dày, không có màu xanh, đen vàng… không có các vùng loang lỗ (bình thường meo nấm bảo quản 7-10 ngày ) -Meo giống có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại… và kém chất lượng. 3. Nhà trại: Khi thiết kế nhà trại yêu cầu đảm bảo yếu tố sau: - Có hệ thống cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát càng tốt, độ ẩm cao. I. Chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng: 1. Nguyên liệu: Rơm rạ: Rơm rạ phơi khô, không bị mốc, đánh đống, bảo quản dùng dần. Nếu rơm rạ đã bị mốc, có màu đen, vụn nát do phơi không được nắng, bị thấm nước mưa nhiều ngày thì không nên dùng để trồng nấm vì năng suất thấp. 2. Meo giống: Giống nấm rơm được cấy trên cơ chất chủ yếu rơm rạ, bao bì đựng thường là túi nilon, nhưng phải đảm bảo ỵêu cầu chất lượng như sau: -Không bị nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài tơ nấm thường mảnh, trong suốt, mọc thẳng, nhánh phân bố đều như lông chim, mật độ tương đối dày, không có màu xanh, đen vàng… không có các vùng loang lỗ (bình thường meo nấm bảo quản 7-10 ngày ) -Meo giống có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại… và kém chất lượng. 3. Nhà trại: Khi thiết kế nhà trại yêu cầu đảm bảo yếu tố sau: - Có hệ thống cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát càng tốt, độ ẩm cao. - Trước, sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh khu vực nuôi trồng và trong nhà: có thể xông (đốt) bột lưu huỳnh hay phun foocmon tỷ lệ 0.5% trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm một tuần. - Kiểu nhà: thường hình chữ A + Diện tích: 24 m2 (6 x 4m) + Vật liệu: tầm vông, cột kèo, xuyên, trụ đỡ, tận dụng bằng các loại cây nhỏ có chiều dài 2-4 m, đường kính 10-15 cm. + Nilon trắng (dày): khoảng 120 m2. + Sau khi dựng sườn trại xong, ta dùng nilon lợp mái và bao kín xung quanh vách, phủ lá dừa hay lá chuối khô, cỏ tranh… lên trên mái sao cho chỉ còn 30% ánh sáng trực tiếp. 4. Các dụng cụ khác: Hộp ép rơm Dụng cụ tưới: bình ô doa, bình xịt Các dụng cụ: nhiệt kế, xô, chậu… II. Kỹ thuật trồng nấm rơm: Chu kỳ sinh trưởng của nấm rơm rất nhanh. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày. Những ngày đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn ghim), 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt bắp, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh. 1. Xử lý nguyên liệu: - Làm ẩm rơm: Rơm rạ được làm ẩm bằng cách ngâm vào nước vôi có nồng độ 5%, để tăng năng suất và chất lượng nấm nên hoà vào nước một lượng phân vô cơ không quá 0,4% theo tỷ lệ: 1 Urê + 1 Lân + 1 Cám gạo hoặc sử dụng phân hữu cơ Sài Gòn, Komix với tỷ lệ 2%. - Ủ rơm: Sau khi rơm được làm ẩm, đánh đống ủ 2-3 ngày đảo 1 lần, ủ tiếp 2-3 ngày nữa là được (thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày). Sau 6-7 ngày đảo rơm lại thấy khô phun thêm nước, nếu thấy rơm đủ ẩm (khi vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt là tốt), rơm có màu vàng là đạt yêu cầu. 2. Đóng gói: Sau khi đảo rơm được 3 ngày thì tiến hành đưa rơm đóng gói, công đoạn này gồm các bước: -Cho rơm vào khuôn hộp ép chặt. -Cấy meo giống 2 đầu. -Gói lại bằng nilon trắng. -Cột chặt bằng dây nilon, sau khi đóng gói cục rơm có kích thước (15x18x20 cm). 3. Ủ tơ và đưa vào trại: Sau khi đóng gói cần ủ tơ bằng cách: chất các gói rơm thành đống hình khối có chiều cao không quá 4 lớp, ngoài cùng đậy nilon hoặc bạt: (nhiệt độ khoảng 35-38 độ C râm mát) thời gian ủ 2-3 ngày. Sau khi ủ tơ 4 ngày, tháo dây gỡ nilon và chuyển các cục rơm vào các kệ của trại nấm. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống: - Sau 3 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần tưới nhẹ xung quanh vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô. - Khi rơm đưa vào trại nấm được 4–5 ngày, tơ nấm đã kết thành nút nấm (nấm bằng hạt nút nhỏ). - Sau khi đưa vào trại nấm 7 ngày ta tiến hành thu hoạch. - Cần chú ý tưới nước đủ ẩm cho mô nấm: nếu nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 đợt/ ngày(lượng nước 1 lần tưới 0.1 lít/mô/ngày).Nếu tưới nước quá ẩm thì nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc nhỏ. 4. Cách thu hái nấm rơm: Kể từ khi trồng đến khi thu hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày. Nấm ra rộ vào ngày 12 – 15. Sau 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái trong 3-4 ngày thì kết thúc 1 đợt nuôi trồng ( tổng thời gian 25-30 ngày ). Khi thu nấm cần lưu ý: Hái nấm vào lúc 5-6 giờ sáng và chiếu tối là tốt nhất, thu vào giai đoạn nấm hình trứng. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để nấm dày và tiên thụ nhanh trong 3-4 giờ (muốn để qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10-15 độ C) 5. Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình trồng nấm rơm thường có một số sâu hại nấm: - Nấm dại (nấm mực): loại nấm này không gây hại nấm rơm nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, cần điều chỉnh ẩm độ tránh không để ẩm độ nguyên liệu cao. - Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen…): loại này nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, vệ sinh môi trường, nhà nuôi không đảm bảo. Xịt thuốc phòng trừ không có hiệu quả nên phòng ngừa trước là chính (sử dụng thuốc Benlate C 1%, Zineb 7% ). - Côn trùng phá hại: Chuột, gián, kiến, mối, bọ chét, mạt gà.MÔ HÌNH: kỹ thuật nấm rơm (Vĩnh Long)1. Chuẩn bị địa điểm: Nấm rơm có thể trồng trên tất cả các nền đất khác nhau, ở ngoài trời hoặc trong mát, nhưng phải tránh nơi đọng nước, tránh xa chuồng gia súc. - Nơi trồng phải bằng phẳng, cao ráo, tránh gió lùa hoặc phải làm hàng rào tránh gió, bố trí thẳng góc với hướng gió. - Nếu đất trũng vào mùa mưa nên xẻ rãnh cho liếp rộng 60 - 80cm, cao 10cm, dốc ở 2 mé để thoát nước khi tưới, không ngập úng khi mưa. 2. Chuẩn bị rơm rạ Rơm tươi, rơm khô hoặc ra, trường hợp thiếu rơm rạ cũng có thể dùng lá khô, bã mía cũng được. - Ủ rơm (dùng cho rơm khô, rơm tươi) chất một lớp rơm cao 20 - 30cm, rộng 1,5 - 2m, dài tùy lượng rơm cần ủ, tưới nước đẫm ướt, giậm cho dẽ dặt. Chất lớp thứ hai dày 30cm cũng giậm dẽ như trên. Tiếp tục như vậy cho đến khi đống rơm ủ có chiều cao khoảng 1,3 - 1,5m. Sau 10 - 12 ngày đống rơm ủ xẹp xuống là chất lên được. - Ủ rạ: rạ được xếp 3 - 4 hàng sát nhau ngay ngắn và cũng tạo thành khối như ủ rơm. Ủ 14 - 15 ngày sau là chất mô được - Bó rơm (dùng cho rơm lúa mùa, gốc rạ khô) Rơm được bó thành từng bó, đường kính khoảng 20cm, ngâm vào nước sạch khoảng 1 - 2 giờ - Chọn meo giống: Lấy giống nấm ở các trung tâm nấm địa phương hoặc trung ương. Meo giống tốt có những sợi tơ nấm màu trắng trong, mùi tương tự nấm rơm. Tơ nấm phát triển mặt môi trường bịch meo. Meo giống Đài Loan khi tơ trưởng thành bắt đầu tụ lại những hạt đỏ nâu vẫn cho năng suất, mỗi bịch meo giống khoảng 12 gam sẽ gieo được 4 - 5m mô. Khi đem giống về là cấy ngay. 3. Chất mô trồng nấm - Chất ủ rơm: Bỏ lớp rơm mặt ngoài đóng ủ và chất hết trong ngày - Rải rơm lên mặt luống đã sửa soạn sẵn rồi tưới nước sao cho khi đč dẽ dặt lớp rơm còn cao khoảng 20cm, rộng 4 - 5cm. Rải 2 đường meo dọc theo mô cách bìa mô khoảng 10cm Rải rơm chất lớp thứ 2 cao 15cm, tưới nước, đč dẽ dặt rồi lại rải lớp meo thứ hai (có thể chất thêm 1 - 2 lớp nữa). Xong phủ một lớp mỏng lên mặt mô khoảng 5cm, tưới nước đè dẽ dặt (lèn chặt). Vuốt mặt ngoài mô cho láng và nhét từng cọng rơm rơi vãi bên ngoài xuống đáy mô để khi thu hoạch không làm hư hại nụ nấm nhỏ ảnh hưởng đến năng suất. Theo dõi và tưới nước hàng ngày, 3 ngày sau dùng rơm khô rải khắp toàn bộ mặt ngoài của mô, tạo thành lớp áo mô dày 10 - 15cm (vào mùa mưa, mùa lạnh chất lớp áp mô ngay sau khi chất mô và dày hơn mùa nắng) - Chất rơm bó Chất các bó rơm theo chiều ngang của nền mô, cát dây bó, dậm lèn chặt, rải meo dọc 2 bên rìa bó rơm, cách bìa 10cm. Lớp thứ hai ngược đầu rơm với lớp thứ nhất, tưới nước rồi giậm lèn chặt rồi lại rải meo như trên. Sắp xếp sao cho mô ngay ngắn, không bị nghiêng, 2 - 3 ngày sau rải một lớp rơm khô mỏng khoảng 3 - 5cm lên mặt mô và đốt. Phủ một lớp rơm khô (áo mô) dày 10 - 15cm rồi tưới nước. 4. Chăm sóc - Tưới nước bằng thùng vòi hoa sen có tia nhỏ. - Theo dõi độ ẩm trong mô nấm bằng cách rút một mớ rơm ở giữa mô bóp chặt trong lòng bàn tay, nếu thấy: + Nước hơi rịn ra kẽ là vừa + Nước không rịn ra là khô, phải tưới thêm nước. Tưới bên ngoài áo mô, ở cả phía trên và cả 2 bên hông mô + Nước chảy ra rừng giọt là dư nước, ngừng tưới, giỡ áo mô ra cho nước bốc hơi đi. + Từ ngày thứ 5-8 sau khi chất mô nấm, mỗi ngày đảo lớp rơm áo một lần để tránh tơ nấm ăn lan ra lớp rơm áo sẽ không tạo được nấm. 5. Thu hái: Từ ngày 10-14 sau khi gieo meo là có thể hái nấm được. Thời gian thu hái khoảng 10-15 ngày thì hết. Lần đầu nấm mọc khỏe, có thể hái được 2kg nấm tươi trên 1m2 mô nấm và có thể cao hơn tùy theo chất lượng rơm, meo giống và chiều cao mô. Hái nấm vào buổi sáng, mát trời, hai ngón tay nhẹ nhàng cầm cây nấm khẽ xoay một vòng chân nấm, nấm rời khỏi mô, giữ các gốc nấm trong mô để tiếp tục phát triển. Hái nấm lúc chưa xòe mũ. Ta rửa nấm qua nước sạch pha muối rồi dùng ngay. Nấm đóng hộp hay muối để ăn dần, nếu có nhiều còn dùng làm hàng xuất khẩu 6. Hướng dẫn cách chế biến nấm tươi - Hái nấm tươi, cắt sạch phần gốc bám rơm rạ, đựng trong túi PE. Nếu để lâu cần bảo quản ở nhiệt độ thấp (5 - 8 độ C). Thời gian bảo quản 12 - 24 giờ. - Đun sôi nước, thả nấm vào chần 1 - 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh để nấm rắn chắc và hết mùi ngái. - Nấm chế biến thành nhiều món ăn: Nấu cháo, nấu canh, nấu mì, xào, làm nem... - Nấm đóng hộp: Dùng ăn trực tiếp hoặc có thể thêm các thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn - Nấm sấy khô: Rửa sạch, chần qua nước sôi 1 - 2 phút, chế biến như nấm tươi. - Nấm muối: Dùng dòng nước lưu thông qua nấm liên tục trong vòng 24h, nấm sẽ nhạt như vừa chần xong. Chú ý: Không ăn quá nhiều (Định lượng 200g/người/bữa). Không nên cho mì chính vì nấm đã đủ ngọt. Phải nấu chín, không được nấu tái. MÔ HÌNH: kỹ thuật nấm rơm (Phú Thọ)1. Địa điểm: 2. Xử lý nguyên liệu: - Chọn nguyên liệu: Rơm rạ làm nấm tốt có màu vàng và mùi thơm đặc trưng, không bị mốc hay mục ướt, không nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, rơm được phơi khô, bảo quản để sử dụng dần. - Xử lý nguyên liệu: Pha 3,5 - 4 kg vôi củ trong 1 m3 nước (nếu dùng vôi bột thì tăng lượng vôi sử dụng lên 5 kg/m3 nước), ngâm rơm trong nước vôi từ 15-20 phút, có thể vừa ngâm vừa đảo để rơm nhanh ngấm nước đến khi rơm có màu vàng sậm thì vớt ra, để ráo bớt nước rồi đưa lên kệ ủ đống. Kệ ủ: kê cách mặt đất 15-20 cm; Rải từng lớp rơm lên kệ ủ đồng thời nén chặt để đống ủ có kích thước rộng 1,5 m, cao 1,5-1,7m, chiều dài 1,5m (Khoảng 300 kg nguyên liệu). Nếu khối lượng nguyên liệu nhiều thì cứ 1,5m chiều dài cần có một cọc thông khí giữa đống ủ; Sau khi đưa hết nguyên liệu lên kệ ủ, dùng nilon quây xung quanh đống ủ. Chú ý: để hở chân đống ủ và 1/4 diện tích bề mặt đống ủ để giúp thoát các khí độc và lưu thông không khí. Sau 3 ngày ủ, tiến hành đảo và kiểm tra độ ẩm nguyên liệu: Lấy một nắm nguyên liệu trong đống ủ rồi vắt nắm, nếu thấy nước chảy từng giọt đứt quãng là được, nếu không có nước chảy là khô quá thì cần bổ xung thêm nước sạch, nếu nước chảy thành dòng liên tục là ướt quá thì cần tải tơi nguyên liệu ra để giảm độ ẩm. Sau khi điều chỉnh độ ẩm, đảo xếp lại đống ủ, cho phần nguyên liệu ngoài vỏ vào giữa và phần giữa ra ngoài đống ủ mới; Ủ thêm 3 - 4 ngày nữa thì tiến hành cấy giống. 3. Cấy giống: Chuẩn bị: 1 tấn nguyên liệu cần 12-15kg giống nấm, giống nấm đủ tuổi, tốt khi các sợi nấm ăn trắng đến đáy bịch, có màu hồng thịt; Không sử dụng giống nấm bị nhiễm nấm mốc hoa cau, bịch giống có màu đen, có mùi chua hoặc bị ướt nhão. Khuôn cấy được đóng bằng gỗ hoặc gò bằng tôn theo hình khối hơi thu ngọn: Đáy dưới dài 1,2 m, rộng 0,4m; Đáy trên dài 1,1m, rộng 0,35m; Cao 0,4 m. Khi cấy giống đặt khuôn sao cho thuận tiện đi lại, chăm sóc và thu hái. Cấy giống: Rải xếp nguyên liệu vào khuôn, dàn đều, nén chặt 1 lớp dày 10cm rồi cấy một đường giống cách thành khuôn 5cm, tiếp tục rải xếp nguyên liệu và cấy giống lớp 2 tương tự; Đến lớp thứ 4 cấy giống đều trên bề mặt mô nấm, sau khi cấy xong phủ thêm một lớp rơm dày 3-5cm, vỗ nhẹ cho phẳng tạo mui rùa rồi nhấc khuôn ra. 4. Chăm sóc và thu hái: Sau cấy giống, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của mô nấm, duy trì nhiệt độ mô nấm từ 38-42 độ C: i) Khi trồng nấm trong nhà và không phủ màng, sau 3-5 ngày trên bề mặt mô nấm thường bị khô do mất nước nên cần bổ xung nước bằng cách tưới nhẹ nhàng dạng sương mù trực tiếp xung quanh bề mặt mô nấm. Nếu trời nắng nóng trên 35 độ C thì tưới nước lên mái nhà lúc trưa nắng, làm ẩm nền, tường nhà và tưới mô 2-3 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm và chiều mát. Duy trì nhiệt độ và độ ẩm đến ngày thứ 7 khi trên mô nấm có nhiều màng trắng như mạng nhện ăn ra ngoài thì tiến hành tưới đón nấm. ii) Nếu trồng nấm ngoài trời, sau khi cấy giống, phủ thêm một lớp rơm khô dày 5-7cm rồi phủ thêm một lớp rơm ướt dày 3-5cm lên trên mô nấm, phủ theo kiểu lợp mái nhà, hàng ngày tưới nước lên lớp áo mô đó để giữ ẩm cho mô nấm; Nếu trời mưa to phủ bạt hoặc nilon, tạnh mưa thì bỏ ra ngay. Ngày thứ 5, thứ 6 kiểm tra nhiệt độ mô nấm, nếu nhiệt độ quá cao thì chọc các lỗ trong mô nấm để tạo độ thông thoáng và hạ nhiệt độ. Ngày thứ 7 đảo áo mô và tiến hành tưới đón nấm khi thấy trên bề mặt mô có các sợi trắng như mạng nhện ăn ra ngoài. Khi nấm ra mật độ dày cần tăng số lần tưới lên 3-4 lần/ngày, lượng nước tưới một lần rất ít (0,1-0,2 lít/mô nấm/ngày). Tưới phun sương, ngửa vòi phun tránh phun trực tiếp làm tổn thương sợi nấm. Không nên tưới đủ ngay một lần, nên tưới đi tưới lại nhiều lần đến khi mô đủ độ ẩm. Thu hái: Thu hái nấm khi nấm có hình quả trứng, trước khi thu hái 5-7 tiếng không tưới nước; Thu hái sớm, hái cả cụm sạch cả chân và gốc nấm; Chú ý vệ sinh chân nấm còn sót lại ở mô nấm, sau 2-3 giờ thì tưới nước. Thu hái trong 4-5 ngày thì hết một lứa, vệ sinh sạch mô nấm, phủ nilon trong 2-3 ngày, ngày thứ 5-6 tưới đón nấm lần 2, chăm sóc và thu hái tương tự lứa 1. KS. Nguyễn Huyền - Trung tâm Khuyến nông MÔ HÌNH: chăm sóc nấm và xử lý sâu bệnh (Lai Vung - Đồng Tháp)Ông Đặng Văn Miêu ngụ ấp Định Mỹ, xã Định Hòa, huyện Lai Vung cũng là một trong những người trồng nấm hiệu quả trong mùa nước nổi. Ông vừa thu hoạch dứt điểm 700 liếp nấm trồng trên mảnh đất 1.800m2, thu lời gần 20 triệu đồng. Khi hỏi về bí quyết trồng nấm hiệu quả, ông Miêu chia sẻ: “Trồng nấm, khâu đầu tiên là phải ủ rơm khoảng 11 ngày, rơm sau khi chất thành đống, tưới đều từ trên xuống, giữ ẩm liên tục cho đến khi thò tay vào thấy nóng rát là được. Sau khi ủ 4-5 ngày phải đảo rơm cho chín đều. Trong quá trình ủ thường xuyên tưới nước để rơm được rửa sạch phèn, sau đó chất thành liếp, mỗi liếp cách nhau chừng 2 tấc, rải meo thật đều trên bề mặt liếp, rồi tủ lớp rơm áo lên trên. Thời gian này phải tiếp tục tưới nước, bón phân, phun thuốc dưỡng thì cây nấm mọc lên sẽ không bị đen. Ngoài ra, trồng nấm có năng suất hay không còn phụ thuộc vào việc chọn nền đất sao cho bằng phẳng, khô ráo, tránh ngập úng, bởi cây nấm không chịu ẩm ướt. Thu hoạch xong một vụ nấm, tốt nhất là cho nền đất nghỉ, không làm ngay vụ tiếp để tránh bị thiệt hại do mầm bệnh còn tồn tại trong đất.” Vào mùa mưa, nấm rơm hay bị nhiễm nấm mốc, nấm dại, mốc xanh, mốc cam, mốc thạch cao. Nông dân cần phải xử lý bằng thuốc tím, trường hợp gây hại nặng cần sử dụng thuốc Bennomyl, Zineb, Validacin. Ngoài ra, đối với các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián nên dùng thuốc Furadan để diệt. Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic... MÔ HÌNH: trồng nấm rơm treo bị ở Đà NẵngBà Mai Thị Xuân (40 tuổi) chia sẻ: “Mỗi tháng, trừ chi phí, gia đình tôi lãi 10 triệu đồng từ nấm. Trước đây, tôi và bà con đều trồng nấm dưới đất năng suất rất thấp, từ khi học hỏi mô hình trồng nấm nhiều tầng, đảm bảo được vệ sinh, nhiệt độ nên lượng nấm sản xuất đạt hơn”. Bà Xuân cho biết rơm ở ngoài đồng đem về chặt thành những khúc nhỏ (khoảng 10-20cm) cho vào bể chứa nước vôi để ngâm rồi đem ủ trong vòng 8 ngày. Sau đó đem rơm đã ủ ra chờ ráo nước rồi cho vào bịch nylon (kích cỡ 15x20cm), rồi cấy meo vào bịch. Đem bịch nấm đã cấy meo vào nhà chuyên dụng treo lên giàn rồi chờ thu hoạch. Kể từ ngày cấy men đến 1 tháng sau thì nấm bắt đầu cho thu hoạch và có thể thu hoạch liên tiếp trong 3 tháng liền. Trong thời gian ấy, cần thường xuyên theo dõi nấm để có biện pháp tăng hay giảm độ ẩm nhằm chống hiện tượng thối thân nấm. MÔ HÌNH: nấm rơm treo bịch (rơm và mùn cưa) Đà NẵngNói đến sản xuất nấm rơm trên mùn cưa có hiệu quả nhất phải kể đến gia đình chị Vũ Thị Kim Liên (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Đến nhà chị, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi quy mô mà chị đã đầu tư cho trang trại nấm của mình, khi nhìn khoảng 7.000 bịch nấm rơm đang vào kỳ thu hoạch. Với mỗi ngày xuất bán, chị thu về từ 300 - 500 nghìn đồng, trừ các khoản chi phí, tính ra mỗi năm lãi khoảng 140 - 150 triệu đồng. Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm đạt hiệu quả cao, chị Liên cho biết: Bí quyết nằm ở cách pha trộn nguyên liệu. Sử dụng rơm, rạ trộn với mùn cưa giúp kéo dài thời gian thu hoạch nấm thêm 2 - 3 lứa/vụ trồng. Khi trồng nấm rơm, chị pha trộn một số phụ phẩm khác là bột bắp, cám, bột nổi với tỷ lệ thích hợp. Để trồng nấm rơm trên mùn cưa, phải lấy mùn cưa từ cây gỗ tạp, không có chất dầu mới có thể hút độ ẩm. Mùn cưa trước khi sử dụng phải được phơi khô, sàng lọc. Khâu tiếp theo là trộn mùn cưa với nước vôi hoặc vôi bột ủ khoảng 1 tuần. Mùn cưa sau khi xử lý sẽ được vớt ra, trộn với phụ phẩm tạo đủ độ ẩm để đóng bịch, sau đó đưa ra cấy giống. Sau khi cấy nấm, túi nilon phải được cột chặt miệng, treo thành chùm trên giàn. Khoảng 3 ngày sau sợi nấm sẽ mọc lan ra trong mỗi bịch. Thời điểm bịch nấm trắng toát như bông, dùng dao lam rạch 3-4 đường xung quanh bịch để sau vài ngày, nấm sẽ mọc ra. Khi nấm nhô lên 2-3cm là có thể thu hoạch, sau đó lại tiếp tục rạch các vết khác cho đợt thu hoạch tiếp theo. Chị Liên nhận định, trồng nấm rơm trên mùn cưa cho năng suất hơn trồng nấm rơm trên rơm. Nấm rơm trên rơm thời gian ủ dài nhưng lại cho thu hoạch ngắn, chỉ khoảng 2 tuần. Còn trồng nấm rơm trên mùn cưa thời gian ủ ngắn nhưng lại cho thu hoạch lâu hơn, khoảng từ 4 - 5 tháng. Để có nấm thu hoạch đều trong suốt vụ, phải trồng gối đầu theo chu kỳ thời gian. Cách trồng nấm của chị Liên đã đem lại năng suất cao gấp 3 lần so với trồng thông thường. Trong các siêu thị BigC, Co.opMart và nhiều chợ trên địa bàn đều có sản phẩm nấm của chị Liên. II. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ (Đà Nẵng):- Hiện nay vào mùa lạnh nhiệt độ ngoài trời dưới 25 độ C ra chợ cũng có nấm rơm bán (nhờ sử dụng nhiệt ẩm kế để điều chỉnh nhiệt, ẩm độ trong nhà nấm). - Nấm rơm là loại thực vật yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng nghiêm ngặt. Nếu cung cấp đầy đủ yếu tố nó cần thì tơ nấm và quả thể nấm sinh trưởng phát triển tốt. Nếu không thì ngược lại, thậm chí thất thu. Muốn trồng nấm rơm trong nhà đạt hiệu quả cao cần phải hiểu và tạo điều kiện nhà trồng nấm phù hợp với 15 yếu tố sau đây: nhiệt độ; độ ẩm; pH; ánh sáng; không khí; nguồn nước; nguyên liệu; giống; địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng; nhà trồng nấm; dụng cụ và vật tư trồng nấm; kỹ thuật trồng; phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch; vệ sinh nhà trồng nấm.1. Nhiệt độ:- Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của sợi nấm là 30 - 35 độ C và cho sự hình thành quả thể là 28 - 30 độ C.2. Độ ẩm (A0):+ Độ ẩm trong mô nấm (Độ ẩm nguyên liệu): Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm từ 40 - 90%. Nhưng tốt nhất là 65 - 70% . Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng cách nắm nguyên liệu trong tay vắt mạnh: - Nước không chảy ra (độ ẩm quá thấp) - Nước chảy ra thành dòng (độ ẩm quá cao) - Nước chảy ra kẻ tay (độ ẩm đạt yêu cầu) + Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm tương đối của không khí có tác dụng điều hoà sự bốc hơi nước từ mô nấm và quả thể nấm ra không khí. Đo độ ẩm bằng ẩm kế. Nếu trong không khí hơi nước bảo hoà (có độ ẩm 100%) thì sự bốc hơi cân bằng với hơi nước ngưng tụ lại trên mô nấm làm cho mô nấm luôn luôn ẩm ướt tạo điều kiện tốt cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển. - Độ ẩm không khí A0 <=60 - 70% gây chết toàn bộ nấm giai đoạn đinh ghim, đình chỉ sự sinh trưởng của nấm giai đoạn hình cầu. Nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện tượng teo đầu của quả thể. - Độ ẩm không khí A0 = 80 - 85%: Gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, không ảnh hưởng đến giai đoạn khác. - Độ ẩm không khí A0 = 90 - 100%: Rất tốt với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng có phần nào giảm phẩm chất ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm sinh trưởng phát triển nhanh, hàm lượng nước trong nấm nhiều, nở nhanh và dễ bị nứt trong khi vận chuyển, nấm giai đoạn hình dù dễ bị thối rữa.3. pH:- pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận thức ăn và hoạt động của các loại men, thích hợp nhất là pH = 7 - 8.4. Ánh sáng:- Thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng. Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm. - Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể. - Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ các yếu tố khác. - Thường ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện Neon (mỗi ngày chiếu sáng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ). - Nên bố trí luống nấm như thế nào để khi chiếu ánh sáng khuyếch tán sao cho ánh sáng đến khắp mọi nơi của bề mặt mô nấm để nấm xuất hiện đều cùng một lúc. - Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh (trực tiếp của mặt trời) cũng có thể gây chết toàn bộ nấm ở giai đoạn đầu đinh ghim (sau 1 giờ), gây chết 10 - 30% giai đoạn hình cầu. - Ánh sáng thừa nếu không đủ gây chết cũng làm cho nấm xấu đi vì quá đen, bao gốc rất dày, thịt nấm cứng làm giảm chất lượng của nấm. Nấm có màu xám lông chuột là ánh sáng vừa đủ.5. Không khí:- Sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể. - Thiếu oxy xảy ra khi độ ẩm nguyên liệu quá cao (mô nấm), nguyên liệu bị nén quá chặt. - Thiếu oxy (thông thoáng) thường biểu hiện như sau: Quả thể giai đoạn đầu đinh ghim được hình thành dày đặc nhưng không tiếp tục sinh trưởng, sau vài ngày toàn bộ quả thể chết và mềm nhũn. Giai đoạn hình cầu không hình thành hoặc hình thành sắc tố đen rất chậm, thời gian ở giai đoạn hình cầu rất lâu. Quả thể nấm rơm bị thấm dịch từ môi trường làm cho bên trong quả thể biến thành màu nâu (màu của dịch môi trường).6. Nguồn nước:- Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, không dùng nước thải công nghiệp, nước bẩn ao tù để tưới cho nấm và xử lý nguyên liệu. - Vì rằng, nếu tưới bằng nước phèn (kể cả rơm rạ ủ ướt bằng nước nhiễm phèn trước khi đem xếp mô) thì tơ nấm vừa nảy nở ít vừa phát triển chậm; có thể ngừng tăng trưởng và tai nấm cũng bị dị hình, sẽ đem lại sự thất bại lớn. - Còn nếu tưới nước bị nhiễm mặn thì tơ nấm phát triển rất ít, vừa đổi màu vừa dị hình và cuối cùng không phát triển thành nấm. - Nghệ thuật tưới nước cho mô nấm là dùng bình có vòi bông sen tạo ra những tia nước nhỏ như mưa, như vậy nước tưới dễ thấm đều vào mô, đồng thời không làm hại những nụ nấm mới hình thành.7. Nguyên liệu:- Rơm rạ, bã mía, lục bình, bẹ chuối khô, đay, bông gòn,... trong trường hợp mùn cưa đã hoai mục cũng có thể làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm. - Năng suất nấm rơm cao nhất hiện nay là trên bông thải (45%), rơm rạ (14,5%-21,6%). - Yêu cầu rơm, rạ thật khô dòn, sau khi gặt lúa xong phơi khô rơm ngay, đánh đống bảo quản dùng dần. Nơi dự trữ không bị mưa dột, nếu để ngoài trời thì nên đánh đống thành cây, hoặc kê cao lên khỏi mặt đất 0,5–1m. Rơm không bị mốc, không nhiễm nấm lạ, không nhiễm phèn, mặn. - Rơm mới sau khi phơi khô chất đống một tuần mới được dùng. - Xin lưu ý : Chất lượng rơm rạ không phải vùng nào cũng giống nhau, nhưng nói chung, ta thấy: Rơm rạ lúa nếp tốt hơn lúa tẻ. Rơm rạ lúa ngắn ngày được xếp vào hạng thứ yếu (thiếu mới dùng). Rơm rạ gặt hái tại ruộng màu mỡ phù sa tốt hơn rơm rạ của ruộng bón phân hữu cơ. Còn rơm rạ của ruộng bón phân vô cơ lại thua rơm rạ của ruộng bón phân hữu cơ (phân chuồng). Rơm rạ ruộng nhiễm phèn tốt hơn rơm rạ ruộng bị nhiễm mặn. Rơm rạ mục do bỏ ngoài mưa nắng dù sao cũng tốt hơn rơm rạ mục bởi nấm mốc tấn công. Rơm rạ mùa trước (nếu được bảo quản tốt) vẫn tốt hơn rơm rạ mới gặt.8. Giống nấm (meo giống):- Giống tốt: Giống không bị nhiễm bệnh, giống đúng tuổi, không quá già hoặc quá non, có mùi thơm dễ chịu. - Giống không mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua. - Túi giống có màu trắng đồng nhất, không loang lỗ, sợi nấm ăn kín đáy, có mùi đặc trưng của giống nấm rơm. Túi giống phía trên có màu hồng nhạt. - Tuổi giống từ 12 – 16 ngày tuổi (giống ăn kín đáy túi 2 – 3 ngày). - Meo: từ khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày.9. Địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng nấm rơm:- Dù trồng ít hay nhiều mô nấm, nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng phẳng và sạch sẽ. Sạch sẽ ở đây có nghĩa là phải xa nơi ao tù nước đọng, nơi bãi rác dơ bẩn, chuồng trại chăn nuôi heo, gà vịt, nơi để hóa chất,... vốn ô nhiễm và chứa nhiều côn trùng và mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến nơi trồng nấm sau này. - Trồng nấm rơm chuyên canh trong nhà phải làm 2 nhà để có thời gian xử lý nguồn bệnh sau vài đợt trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà liên tục cả năm mà không xử lý nguồn bệnh thì sẽ bị nhiễm bệnh và năng suất thấp thậm chí thất thu.10. Nhà trồng nấm:- Có 2 loại nhà: nhà ủ sợi và nhà trồng nấm. + Nhà ủ sợi: Rộng 2,6 m, dài 5 m và cao 2,4m trong nhà có 2 dãy kệ, kệ có kích thước: 0,6 x 4 x 1,65 (m) có 3 tầng. Có 1 cửa ra vào và 4 cửa thông gió. Thường 1 nhà ủ sợi dùng cho 5 - 7 nhà trồng nấm. + Nhà trồng nấm: tốt nhất có kích thước 3,3 x 5 x 2,4 (m) Chọn đất làm nhà phải cao ráo, không ngập lụt, đúng tiêu chuẩn ở mục 9. Tùy theo diện tích, quy mô mà làm nhà lớn hay nhỏ. Trước mắt làm 1 nhà, sau đó làm thêm một nhà nữa để tiện cho việc xử lý nguồn bệnh và làm luân phiên nhà này và nhà kia. Bố trí 1 cửa chính và 4 cửa thông gió ở 2 đầu. Tùy theo điều kiện địa phương có thể xây nhà hoặc làm nhà tạm. Nguyên tắc phải che kín toàn bộ để giữ ẩm và giữ nhiệt, có ánh sáng khuyếch tán chiếu vào. Nhà phải có cửa thoát nhiệt ở hai đầu hồi. Chiều cao nhà phải 2 -2,4m. Mái nhà lợp bằng tranh, lá mía, lá dừa nưóc, tôn,… đều được.- Trên mái tùy theo diện tích, kích thước nhà mà lợp 2 hoặc 4 tấm tôn nhựa để ánh sáng dọi vào nhà (ánh sáng khuyếch tán). - Xung quanh nhà và trần nhà bọc kín bằng nylon trắng. Xung quanh nhà bên ngoài lớp nylon trắng bọc thêm một lớp bạt. - Trong nhà làm 3 - 4 dãy kệ tùy theo diện tích nhà. - Khoảng cách giữa các kệ 50 cm để tiện đi lại chăm sóc thu hái.11. Dụng cụ và vật tư trồng nấm:- Giống nấm (meo giống) phải đúng tiêu chuẩn ở mục 8. - Vôi xử lý rơm. - Bể ngâm ủ: Có kích thước: 0,8 x 0,75 x 2m tương đương 1m3. - Kệ ủ rơm. - Nylon ủ rơm. - Nylon gói rơm. Kích thước tùy theo khuôn gỗ. - Bình bơm tưới nấm. - Nhiệt kế: Đo nhiệt độ . - Ẩm kế: Đo ẩm độ. - Giấy quỳ: Đo pH nước. - Kệ trồng nấm: Tùy theo kích thước nhà trồng nấm. - Khuôn nấm: 12 x 20 x 27cm. - Nhà trồng nấm có kích thước 3,3 x 5 x 2,4 m. - Rơm: Đúng tiêu chuẩn ở mục 7.12. Kỹ thuật trồng:- Xử lý nguyên liêu (ủ): + Rơm rạ ngâm trong nước vôi (4 kg vôi tôi/m3 nước) cho đủ ẩm, có màu vàng. + Để rơm róc nước, rồi chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20 cm, có cọc thông khí ở giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái che cao trên nóc để tránh mưa. + Sau 2 – 3 ngày, đống ủ có nhiệt độ 65 – 70 độ C. + Kích thước đống ủ: dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao 1,5 m. + Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều rộng giữ nguyên. + Xung quanh đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ. - Đảo rơm: Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65 – 70 độ C là được. + Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước chảy nhỏ giọt là vừa. Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi rộng cho bay bớt hơi nước; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ sung nước. + Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho đều. Quây nilon như ban đầu. + Ủ tiếp 3 – 4 ngày nữa. + Theo dõi nhiệt độ trong đống ủ lớn hơn 75 độ C là đạt yêu cầu. + Ngày thứ 7 – 8 sau khi ủ đống, kiểm tra thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống. - Đóng mô: Nếu khuôn lớn xếp từng nắm rơm vào khuôn theo kiểu nằm ngang cao 8-9 cm rồi cấy một lượt giống chạy viền xung quanh mép khuôn từ 3–5 cm. + Khi trồng xong nhấc khuôn và trồng tiếp mô khác, các mô cách nhau 20 cm. + Khuôn nhỏ thì sau khi nhấc khuôn ra, gói mô nấm trong nilon trắng và cấy giống ở 2 đầu mô nấm. + Tỷ lệ cấy giống 12 – 15 kg giống/1 tấn nguyên liệu khô. - Giống nấm: Chuẩn bị giống nấm trước khi ủ nguyên liệu, giống 12 – 16 ngày tuổi. Sợi giống ăn kín đáy túi, không bị mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua. - Chăm sóc sau khi cấy giống: Sợi nấm rơm phát triển rất nhanh từ khi cấy giống đến khi có nấm quả thể từ 9 – 13 ngày. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc từng ngày. + Từ ngày 1 đến ngày thứ 3: sau khi cấy giống không cần tưới, nếu trời lạnh dưới 25 độ C phải phủ 1 lớp nilon trên mô nấm để giữ ẩm, giữ nhiệt. + Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8: Kiểm tra nhiệt độ mô nấm, cắm nhiệt kế trong mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35 – 38 độ C là tốt. + Tưới ẩm nền xung quanh mô nấm và sương mù trên cao. + Nếu trời lạnh dưới 25 độ C phải đậy nilon nhưng cách mặt mô nấm tối thiểu là 20 cm để tránh bị hấp hơi. + Từ ngày thứ 8 – 9: Khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm. + Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường. + Từ ngày thứ 9 – 13 : Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.13. Phòng trừ sâu bệnh:Biện pháp phòng trừ tổng hợp: - Xử lý nền đất kỹ: Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi. Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh. - Xử lý nguyên liệu: Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm,… Đảm bảo độ ẩm, pH thích hợp. - Xử lý dụng cụ trồng nấm: Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụng trồng nấm. - Giữ ấm mô nấm: Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 – 35 độ C; trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt; Trời quá lạnh sưởi ấm bằng than củi. - Phòng bệnh: Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh; diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan; dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng. Một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng nấm rơm và cách phòng tránh: Nấm dại: - Nấm mực: nấm mực phát sinh do ủ nguyên liệu chưa tốt, độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại nấm này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng mạnh với nấm rơm, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nấm. Để phòng tránh nấm mực phát triển, cần chú ý chỉnh độ ẩm nguyên liệu phù hợp. - Các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, mốc đen….) là những bệnh hại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh xuất hiện có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng nấm ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ. Động vật phá hoại, gây bệnh: Chuột, gián, kiến, mối… gặm nhấm sợi và cây nấm. Chúng đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong… Do vậy, phải che chắn lưới tại khu vực nuôi trồng nấm.14. Thu hoạch:- Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có thể nở xòe. Vì vậy, phải hái nấm đúng tuổi, trước lúc nứt bao. - Nên thu hái nấm lúc giai đoạn hình trứng vì giai đoạn này dinh dưỡng cao nhất. Nấm ngon và có chất lượng cao nhất là khi quả nấm từ hình tròn chuyển sang hình trứng chưa nứt bao. - Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây nấm lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm. - Nấm mọc rộ, ngày hái 2 – 3 lần. Những ngày nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển nhanh, vì vậy phải quan sát kỹ. Khi nấm hơi nhọn đầu là hái ngay. - Sau khi hái nấm xong, tưới ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày 14–18 chiếm 80% năng suất. Hết lứa 1 chăm sóc tiếp để nấm ra tiếp lứa 2. - Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, phải làm vệ sinh mô nấm, bằng cách nhặt bỏ hết những gốc nấm còn sót lại trên mô nấm. - Một mô nấm có kích thước như khuôn (dài 27 cm, rộng 20 cm, cao 12 cm) đạt từ 50g - 100 gam nấm.15. Vệ sinh nhà trồng nấm:- Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng. Chất đống cao 40 cm tưới nước vôi ủ thành phân. Đống ủ cách xa khu vực trồng nấm. - Có thể dùng các mô nấm này để ủ phân vi sinh. - Dọn sạch sẽ nhà trồng, mở hết các cửa thông gió và cho ánh sáng vào nhà trồng. -Phơi nhà trồng 5 - 7 ngày trước khi trồng lần tới. - Chùi rửa và phơi kệ trồng, quét nước muối và vôi lên kệ theo tỷ lệ: (Muối/ vôi = 1/1).III. KINH NGHIỆM:1. Kinh nghiệm cá nhân:- Ông Dương cho biết: "Nghề nấm này không khó nhưng cũng không dễ, người trồng phải thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn, mới đạt kết quả. Nếu không giữ nhiệt độ trong nhà nấm ổn định thì nấm lên không như ý muốn hoặc bị hư hỏng. Xử lý nguyên liệu không chu đáo là năng suất sẽ thấp". - Theo kinh nghiệm của ông Sơn, trong 5 ngày đầu để bánh rơm lên kệ không được xê dịch, vì sẽ làm đứt tơ ảnh hưởng đến năng suất. Nấm là loại mẫn cảm, không để người lạ vào, dễ bị nhiễm bệnh. Ưu điểm của nghề trồng nấm là sản xuất quanh năm (kể cả mùa mưa) miễn làm sao phải đảm bảo được nhiệt độ thích hợp, để nấm phát triển.- Theo ông Kha, trồng nấm rơm trong nhà kín chi phí đầu tư ban đầu khá cao; với 3 căn nhà kín loại 30m2 thì phải tốn khoảng 60 triệu đồng. Với kinh nghiệm của mình, ông Kha chia sẻ: tốt nhất phải luôn giữ nhà kín ở nhiệt độ 28-32 độ C. Nên xây dựng nhà kín theo phương Đông - Tây, để ánh sáng có thể phân bố đều khắp trong phòng. Khi trời trở lạnh, để giữ nhiệt độ ổn định cho phòng kín, nhiều người trồng nấm thường dùng đèn chiếu sáng, nhưng ông Kha thì dùng hơi nước nóng dẫn qua đường ống để sưởi đều vào toàn bộ nhà kín. Theo ông Kha, cách này tuy có cực hơn nhưng bù lại, hơi ấm có thể phân bố đồng đều cả phòng kín, giúp nấm ra đều và chất lượng hơn. - Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó trưởng Bộ môn cây trồng, Trường Đại học Cần Thơ: Trồng nấm rơm theo kỹ thuật mới là phải có vỉ lót đáy để lượng rơm sát đất không bị hư. Ngoài ra, còn rải vôi diệt khuẩn để ngừa nấm dại tấn công; trùm cao su và ống hơi phần rơm ủ để giữ nhiệt độ, ẩm độ để rơm không bị khô do nắng bốc hơi và bị đọng nước ở giữa đống. Qua thực tế, kỹ thuật ủ mới này, năng suất nấm có thể tăng lên từ 70-75%.- Anh Long chia sẻ: Nấm không phải là loại cây khó trồng song người trồng nấm cần phải rất tỉ mỉ, kiên trì, biết quan sát các thời kỳ phát triển của nấm để có sự can thiệp kịp thời. Trong quá trình trồng nấm con giống rất quan trọng. Ngoài ra, việc quan sát để ý điều chỉnh độ ẩm cũng quan trọng không kém. Thời gian thu hoạch cũng phải để ý kỹ, thường sau một tháng nấm có thể thu hoạch được, việc thu hoạch quá sớm hay quá muộn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nấm.- Trồng nấm nào cũng đều bị côn trùng quấy nhiễu, vì vậy để hạn chế bạn lưu ý các điểm sau: Nên hái nấm non không để nấm già mới hái, vì khi nấm trưởng thành sẽ phóng thích bào tử và toả hương thu hút cồn trùng mang bào tử (mầm sống của chúng) đi xa. Nên dùng lưới muỗi bao kín nhà trồng để hạn chế côn trùng xâm nhập. Nhà trồng tránh đốt đèn ban đêm để không thu hút côn trùng. Dọn các ổ rác, cống bẩn xung quanh khu vực nhà trồng để tránh phát sinh nguồn bệnh. - Chú ý khi xử lý rơm rạ: Nên chọn rơm rạ tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân, năng suất nấm từ rơm rạ nếp cao hơn lúa tẻ, rơm lúa mùa cao hơn rơm rạ lúa ngắn ngày, rơm rạ đất phù sa cao hơn rơm trên đất bón phân chuồng, rơm rạ trên đất phân chuồng cao hơn trên đất bón phân hoá học. Không trồng nấm từ rơm rạ lúa trồng trên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Dùng rơm rạ suốt máy tốt hơn đập bằng tay... Với rơm rạ tốt, chỉ ủ 5-7 ngày sau tưới nước vôi, trong khi rơm rạ không tốt phải ủ tới 10-15 ngày và phải xáo trộn 2-3 lần. - Sau khi xây hồ xong phải đổ đầy nước vào hồ, xúc, xả từ 2 đến 3 lần cho các tạp chất mất hết. Sau mỗi lần xúc xả thì nên phơi nắng 1 vài ngày rồi xúc xả. - Cần xác định rõ là trước khi dùng rơm để làm nguyên liệu trồng nấm thì rơm đó đã bị phun thuốc cách đó hơn tháng chưa? Bởi vì nấm rơm rất nhạy cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Nếu rơm đã bị xịt thuốc cách đó không hơn 1 tháng thì khi dùng rơm đó để trồng nấm, chắc chắn sẽ không đạt năng suất.- Các dụng cụ dùng để cây meo bao gồm : Khuôn gỗ, thau đựng meo, màng phủ, bao bố... tất cả các dụng cụ có liên quan khác đều phải được ngâm vôi từ 1-2 ngày trước khi sử dụng. Tỷ lệ pha vôi với nước để ngâm vôi là 10kg vôi/200 lít nước. - Dùng bút hoặc giấy quỳ để đo độ pH trong nước. Nếu pH từ 7 – 7.5 là được. Nếu nước bị nhiễm phèn (trên 7.5) thì cần phải lọc trước khi sử dụng. Cách lọc nước đơn giản và rẻ tiền nhất: Dùng 1 bình có dung tích 400l (loại đứng cho tiện). Rải 1 lớp đá 1 x 2 (đá xanh) đầu tiên xuống đáy thùng. Tiếp theo là 1 lớp cát (loại cát xây, không phải cát lấp). Tiếp tục cho 1 lớp than hoạt tính. Kế tiếp là 1 lớp cát. Cuối cùng là 1 lớp đá 1 x 2. Mỗi lớp cát, đá, than có độ dày từ 8 phân (8cm) đến 1 tất (10cm). - Nguyên liệu rơm, mùn cưa : Với nguyên liệu này, để đạt năng suất cao, ta nên bổ sung thêm thêm dinh dưỡng theo tỷ lệ: phân U rê: 3–5%, phân DAP: 1–3%, phân Kaki: 3–5%.- Nhiệt độ: + Giai đoạn ủ nấm: Nhiệt độ trong nguyên liệu: từ 45-65 độ C. Thời gian ủ từ 3-4 ngày tùy theo thời tiết mưa hay nắng. + Giai đoạn tơ nấm phát triển hay còn gọi là giăng tơ: từ 32-35 độ C. + Giai đoạn nấm tạo hình hay còn gọi là nấm chân nhang: từ 28 -32 độ C. + Giai đoạn nấm đã có (cỡ trái nho) : từ 28-30 độ C. Lưu ý: nhiệt độ trên được đo trực tiếp trong mô. - Về độ ẩm: + Giai đoạn nấm nẩy mầm: Độ ẩm 80%. + Giai đoạn tơ nấm phát triển: Độ ẩm 90%. + Giai đoạn nấm tạo hình: Độ ẩm 90%. + Giai đoạn nấm đã có: Độ ẩm 80%. Lưu ý: độ ẩm đo trực tiếp trong mô. - Hiện nay việc kiểm tra nhiệt độ thì tương đối dễ vì ta chỉ cần mua cây nhiệt kế giá khoảng 40 ngàn là đo được ngay. Tuy nhiên việc kiểm soát độ ẩm thì phải nói là rất khó khăn. Tại sao khó khăn? Bởi vì kiểm soát độ ẩm thì có 2 cách: Một là dùng ẩm kế để đo. Tuy nhiên giá ẩm kế thì tương đối cao, khoảng gần 3 triệu đồng (loại rẻ nhất). Lưu ý đây là ẩm kế dùng để đo độ ẩm bên trong mô nấm không phải ẩm kế đo độ ẩm không khí (giá chỉ khoảng 400 ngàn). Hai là đo độ ẩm bằng kinh nghiệm. Cách này thì không tốn chi phí gì nhưng quả thật rất khó khăn với những ai mới vào nghề. Bản thân tui cũng đã mất 2,3 năm trời mới có được kinh nghiệm này. Bởi vì trải qua rất nhiều thất bại, làm tới làm lui rất nhiều lần mới có thể đoán được 90% độ ẩm của mô nấm. Tuy nhiên cũng không thể nào chính xác được. Chính vì vậy đối với các bạn thật sự yêu thích, đam mê với nghề trồng nấm này, quyết tâm làm cho bằng được thì tui khuyên nên mua ẩm kế để giúp đỡ cho mình rất nhiều trong công việc. Thà mình tốn 1 lần nhưng đảm bảo về tính hiệu quả, còn hơn phải tốn “học phí” dài dài mới có được kinh nghiệm.IV. KỸ THUẬT LÀM MEO NẤM:Kỹ thuật làm meo giống nấm rơm - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình DươngĐịa chỉ: Số 26, đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: (0650) 3822007 Fax: (0650) 3822007 Email: ungdungtienbo.khcn@ binhduong.gov.vn Kĩ thuật bao gồm: 3 giai đoạn.Meo giống cấp 1: Giai đoạn đầu tiêna/ Môi trường cấp 1: Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra pH xong cho vào ống nghiệm. Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. Hấp khử trùng ở áp suất 0,8 – 1 atm trong 1 giờ. b/ Phân lập giống nấm: Giống thuần có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ bào tử hoặc từ mô thịt nấm. Nấm rơm: Chọn tai nấm ở dạng hình trứng, gọt sạch gốc,lau nấm và tay người cấy bằng Alcool, khử trùng dao cấy, xẻ đôi tay nấm, dùng dao cắt 1 miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm tiến hành ở điều kiện vô trùng với đèn cồn. c/ Ủ tơ: ủ tơ nơi ấm, 4-5 ngày đầy ống nghiệm; tơ nấm thuần phát triển, đầy ống thì nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền. Không được cấy truyền giống quá 3 lần. Tơ nấm trên môi trường cấp 1 (ảnh: Xuân Đông) Meo giống cấp 2:Thường gọi là meo bó là dạng giống chuyển tiếp sang meo thành phẩm cấp 3. Mục đích của meo bó: cây meo bó dài được đặt thẳng trong bịch meo cấp cấp III giúp meo phát triển đồng đều, sợi meo trong bịch có cùng tuổi. a/ Nguyên liệu: Chọn rơm lúa mùa có cọng dài, thích hợp để tơ phát triển, tuốt bỏ bớt lá, cắt khúc khoảng 12cm, lấy 8-10 cọng dùng dây nylon tước nhỏ cột quấn chung quanh thành 1 bó nhỏ. Hoặc thân cây mì: Lựa thân cây mì già róc hết vỏ xanh, chặt khúc khoảng 12cm chẻ thành thanh nhỏ, róc bỏ ruột, phơi nắng cho thật khô. Bảo quản 1 thời gian ngắn không để lâu quá dễ bị mọt. Hoặc có thể dùng lúa. b/ Môi trường: 1kg rơm bó (thân mì) (lúa) ngâm trong nước vôi 1%, bột bắp 150g và cám 50g nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì) (lúa). c/ Ấp khử trùng: 1,5 atm/giờ. d/ Cấy meo: Từ ống nghiệm meo cấp I, dùng dao cấy cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai meo bó trong điều kiện vô trùng. e/ Ủ meo: 15-25 ngày, nhiệt độ 30-35 độ C. f/ Chọn giống: Chọn chai phát triển nhanh không bịch; loại bỏ chai xấu, bịch.Tơ nấm trên môi trường cấp 2 (ảnh: Xuân Đông) Meo giống cấp 3:a/ Bao bì: Để làm meo dùng chai thủy tinh trong suốt hay bao túi PP kích thước nhỏ, chịu được to và áp xuất cao. Để làm bịch tưới trồng dùng túi P.E kích thước 22x 36cm. b/ Nguyên liệu: dùng 1 trong số các nguyên liệu rơm, rạ, trấu, mạt cưa, cùi bắp. Bắp, cám, tốt , mới ,khô, không ẩm, không mốc. c/ Môi trường: Rơm, rạ 1kg, cám 50g, bắp 150g, nước vôi 1%. Rơm rạ cắt ngắn 2-3cm phơi thật khô, trước khi làm meo ngâm nước vôi 1%, khoảng 2 giờ vớt ra để ráo nước đến khi đủ độ ẩm. Bắp,cám trộn nước vôi đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ. Trộn đều các nguyên liệu, dậm đạp cho mềm, xong cho vào chai hay bịch. d/ Khử trùng: Hấp khử trùng chai meo và meo bịch PP ở 1,5 atm/1 giờ. Hấp khử trùng bịch trồng PE 90 – 100 độ C trong 4 – 6 giờ. e/Cấy meo: Trong điều kiện vô trùng, lấy 1 cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai môi trường đã hấp. f/Ủ meo: Nấm rơm, 30 – 35 độ C, 6 ngày đầy và sử dụng 6 – 10 ngày. g/Chọn meo: Chăm sóc meo thường xuyên để loại bỏ meo nhiễm ngay.Tơ nấm trên môi trường cấp 3 (ảnh: Xuân Đông) Kỹ thuật làm meo của anh Nguyễn Văn Mười ở số nhà 1/15, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 TP.HCM, chuyên SX meo để trồng nấm:– Nguyên liệu chủ yếu là rơm, rạ, bột bắp, đường mía, Agaz, lúa. – Phân lập giống: Chọn tai nấm giống tốt không bị bệnh, không non quá, già quá. Cần tẩy trùng mặt ngoài tai nấm, gọt bỏ phần rơm rạ, lau qua bằng Alcol hoặc dung dịch HgCl2 0,2% rồi rửa lại bằng nước cất. – Lấy dao chẻ tai nấm ra rồi cắt thành miếng nhỏ cấy vào trong hộp lồng (trong hộp lồng đã pha chế) theo công thức bột bắp 40g, đường mía 20g, Agaz 20g, nước 20g. - Khi tơ nấm mọc lan ra khắp mặt hợp ta chọn tơ nấm thực thụ (không lẫn tơ nấm tạp) đem cấy truyền sang ống nghiệm. - Nhân giống ra chai hoặc bịch: Sau khi được giống nấm thuần khiết, cần pha chế thức ăn, để nhân ra nhiều bịch hoặc chai làm meo nấm rơm, rơm rạ cắt khúc 2 – 3cm. Ngâm nước vôi một đến hai giờ vớt ra pha trộn: Cứ 3,3kg trộn 300g bắp xay nhuyễn, 100g vôi. Ngâm rơm sao cho khi vắt không chảy thành giọt là tốt. Đem hỗn hợp này đóng bịch hoặc chai, đậy nút bông lại đem hấp để thanh trùng. Sau khi đã thanh trùng chuyển qua phòng vô trùng để cấy meo, bịch meo đã cấy xong đem ủ 7 ngày là bán được. V. THÔNG TIN:- Giá cả thị trường nấm rơm- 1 bao meo khoảng 130 bịch, giá mỗi bịch 1200đ (2009), 1 bịch meo khoảng 0.5kg.- Giá rơm cuộn (12-15kg) ở Tuy Phước là 30.000 đ. (HTX Nông Nghiệp Phước Hưng -ĐC: Xã Phước Hưng, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định - ĐT: 0563836049)Máy gom rơm Tuy Phước- Kỹ thuật trồng nấm rơm hội nông dân Cần ThơKy-thuat-trong-nam-rom.pdf- Sổ tay kỹ thuật trồng nấm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.So-tay-ky-thuat-trong-nam-30.11.10.pdf- Ẩm kế TK 100W- Máy gom rơm:Link1- Năng suất: 1 tấn rơm có thể sản suất 6-8 tạ nấm (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh)- Năng suất nấm dao động từ 12 – 20% so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120 – 200kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu. (KN Bình Định)- Bình Định: gia đình anh Nguyễn Văn Tại (xã Cát Hưng) đã tận dụng hết nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có đưa vào làm nấm rơm. Ngay từ đợt đầu tiên làm nấm, chỉ trong vòng gần 1 tháng, với 1 tấn rơm nguyên liệu, tương đương lượng rơm 3 sào ruộng, anh đã thu về trên 110 kg nấm thành phẩm.V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VIỆC GIẢM NĂNG SUẤT NẤM RƠM:1. Tơ không mọc hoặc không bám vào cơ chất Nguyên nhân: - Nguyên liệu quá ẩm - Nhiễm tạp trước khi cấy - Giống già hoặc yếu chết - Nhiệt độ không thích hợp (nóng hoặc lạnh) Biện pháp khắc phục: - Kiểm tra lại độ ẩm ban đầu; - Kiểm tra nguyên liệu trong quá trình chế biến; - Thay giống; - Che ủ nếu lạnh, thông thoáng nếu nóng. 2. Tơ mọc chậm hoặc rối nùi, một số trường hợp ngừng nửa chừng Nguyên nhân: - Nguyên liệu không đạt yêu cầu (PH chua, kiềm, ẩm độ cao, đọng nước ở đáy, hơi khô) - Nguyên liệu bị nhiễm khuẩn - Giống thoái hoá (ít xảy ra so với 2 lý do trên) Biện pháp khắc phục: - Kiểm tra lại khâu chế biến nguyên liệu - Xem lại khâu khử trùng - Thay giống 3. Tơ mọc đều nhưng không ra nấm Nguyên nhân: - Giống thoái hoá - Nhiệt độ không thích hợp (cao hoặc thấp) - Tơ chưa đủ trưởng thành (ra nấm) - Ẩm độ không đủ hoặc hơi khô - Thiếu thông thoáng Biện pháp khắc phục: - Thay giống - Theo dõi nhiệt độ - Để thêm thời gian sau khi tơ nấm đầy rồi mới tưới nước - Giữ ẩm độ Không khí > 85% bằng cách phun nước - Tăng độ thoáng khí 4. Quả thể kết nụ nhưng không lớn hoặc chết non Nguyên nhân: - Giống thoái hoá - Nguyên liệu nén không chặt - Thiếu dinh dưỡng - Nhiều tai nấm cùng xuất hiện và cạnh tranh nhau - Dinh dưỡng giảm qua quá trình thu hái nhiều lần. Biện pháp khắc phục: - Thay giống - Tăng độ nén - Tăng dinh dưỡng hoặc kết thúc quá trình thu hoạch. 5. Tai nấm bị nhũn trước khi thu hái Nguyên nhân: - Nhiễm bệnh (Nấm mốc, vi khuẩn, hoặc côn trùng..) - Tưới nước trực tiếp và quá mạnh lên tai nấm Biện pháp khắc phục: - Cách ly nguồn bệnh - Tránh tưới nước thành giọt lên tai nấm 6. Cuống nấm nhỏ dài và mũ nấm không phát triển Nguyên nhân: - Nơi trồng bị ngộp, nồng độ khí CO2 cao - Thiếu ánh sáng Biện pháp khắc phục: - Thông thoáng - Cung cấp đủ ánh sáng 7. Tai nấm dị dạng (bông cải, teo đầu, khô cứng, chết non) Nguyên nhân: - Nhiễm bệnh (nấm mốc, nhện, côn trùng…) - Nước tưới bị phèn, mặn - Ẩm độ không khí khô - Nhiệt độ thay đổi đột ngột (quá nóng hoặc quá lạnh) Biện pháp khắc phục: - Xác định bệnh, cách ly và xử lý thuốc - Kiểm tra nước tưới bằng giấy pH - Nâng ẩm độ bằng cách phun nước - Che chắn thích hợp nhất là nơi có sự thay đổi nhiệt độ nhiều giữa ngày và đêm 8. Sản lượng kém Nguyên nhân: - Cơ chất thiếu dinh dưỡng - Nhiễm bệnh - Giống yếu hoặc thoái hoá - Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột - Thu hái không đúng cách (Tách tai nấm hay hái tai nấm ảnh hưởng đến tai nấm bên cạnh, hoặc thừa gốc gây nhiễm cho nấm đợt 2 hoặc 3) Biện pháp khắc phục: - Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ - Vệ sinh môi trường kỹ hơn trước và sau mỗi đợt nuôi trồng. - Thay giống tốt hơn - Che chắn thích hợp - Xem lại cách thu hái KS Trương Thị Mỹ Châu - TTKNNL Từ khóa: Tag: Hiện: 1 người đang truy cập Tổng cộng: 4031 lượt
Từ khóa » Cách Trồng Nấm Rơm Trong Rổ
-
Cách Trồng Nấm Rơm Trong Nhà
-
Bạn Sẽ Giàu Nếu Trồng Nấm Rơm Trong Rổ - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Nấm Rơm Tại Nhà - YouTube
-
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà Và Bí Quyết Chăm Sóc Hiệu Quả - Nuôi Trồng
-
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà Mang Lại Hiệu Quả Cao Gấp ... - Sanvuonaz
-
Cách Trồng Nấm Rơm đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Trồng Nấm Rơm Trong Nhà đơn Giản 13 Ngày Thu Hoạch
-
3 Cách Trồng Nấm Tại Nhà Siêu Nhanh 5-10 Ngày Thu Hoạch
-
Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa, Rơm Tại Nhà Cho Năng Suất Cao
-
Cách Trồng Nấm Rơm Tại Nhà Siêu đơn Giản Nhanh Thu Hoạch - Sfarm
-
3 Cách Trồng Nấm đơn Giản Từ Những Nguyên Liệu Có Sẵn Trong Nhà
-
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà Mang Lại Hiệu Quả ... - Sangtaotrongtamtay
-
Mô Hình “Trồng Nấm Rơm Bằng Rổ Nhựa Trong Nhà Mang Lại Hiệu Quả”
-
Cách Trồng Nấm Rơm Tại Nhà đơn Giản, Năng Suất Cao