Cách Trồng Sả Tại Nhà Trong Thùng Xốp KHÔNG Cần Rễ - .vn

Tuy nhiên, ở thành phố không có điều kiện về đất và cây giống, nên nhiều người muốn trồng nhưng không biết bắt đầu như thế nào. Rất may là bạn có thể tận dụng cây sả mua ngoài chợ cũng có thể trồng được.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn từ A tới Z cách trồng và chăm sóc cây sả trong thùng xốp hoặc chậu cực đơn giản.

Đặc tính sinh trưởng của sả

Sả là cây thân thảo, chiều cao từ 1 đến 1.5m, có đặc tính mọc thành từng bụi rậm, chúng tự nhân giống bằng cách mọc chồi từ cây mẹ rồi phát triển thành cây con độc lập.

Cách trồng sả

Cây sả có khả năng chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều môi trường đất và không khí. Vì vậy, chúng được trồng phổ biến trên khắp cả nước.

Tất cả bổ phận của sả bao gồm lá, củ và rễ đều được sử dụng và ứng dụng rộng rãi. Trong ẩm thực, sả là gia vị chế biến thức ăn rất ngon.

Cách trồng sả trong thùng xốp

Trong công nghiệp, sả được dùng làm hương liệu và nguyên liệu sản xuất dược phẩm. Trong Đông y, có tác dụng ngừa ngừa ung thư, chữa đau bụng, tiêu chảy, chậm tiêu, đau dạ dày, co thắt ruột, giúp tiêu hóa tốt…

Ngoài ra, sả còn giúp giải độc cơ thể, tăng bài tiết chất cặn bã qua đường tiểu, có lợi cho gan, tuyến tụy, bàng quang và hệ tiêu hóa; làm giảm và ngăn chặn các vấn đề về huyết áp; tăng tuần hoàn máu, giải cảm, giảm cân, trị nhức đầu, làm đẹp….

Cách trồng sả không có rễ

Bạn có thể mua sả ngoài chợ về trồng, cần chọn cây to khỏe, còn tươi và đang ở giai đoạn phát triển (tránh mua cây quá non hoặc quá già).

Tiến hành cắt bỏ 2mm phần gốc để làm mới cây sả, tạo điều kiện cho chúng hút nước dễ hơn. Bởi vì, sả bán ngoài chợ đã để lâu khiến phần gốc bị khô cứng.

Trồng sả không cần rễ

Tiếp theo, bóc bỏ 2 lớp bẹ để phần gốc được dư ra, tạo điều kiện cho rễ mọc nhanh hơn.

Kỹ thuật trồng cây sả

Bây giờ cắt bỏ tiếp phần thân trên của cây sả, sao cho phần còn lại để trồng dài khoảng 10-20 phân.

Trồng sả đuổi muỗi

Sau khi cắt, cho tất cả vào bình nước ngâm. Trong quá trình ngâm cần bổ sung thêm nước khi cạn.

Cách trồng sả trong nước

Sau khoảng 1 tuần là cây bắt bắt đầu mọc rễ và lá.

Cách trồng sả trong nhà

Khi rễ và lá đã mọc đầy đủ, tiến hành mang cây sả ra trồng trong đất. Bạn có thể trồng sả trong chậu hoặc thùng xốp, nhưng cần phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng khi tưới quá nhiều hoặc gặp trời mưa.

Cách trồng sả tại nhà

Lưu ý: Nên trồng cây sả ngiêng góc 60 độ so với mặt đất để chúng dễ phát triển. Ngay sau khi trồng cần tưới nước quanh gốc cây, có thể tưới đẫm mà không ảnh hưởng, vì đặc tính cây sả chịu được ngập úng.

Đất trồng: Trồng sả không yêu cầu khắt khe về đất, chỉ cần giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt là được. Có thể tận dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp trộn với đất thường, hoặc mua đất dinh dưỡng ngoài cửa hàng cây cảnh.

Các chăm sóc cây sả

Cách trồng sả trong thùng xốp

Cây sả thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết, dễ sinh trưởng và không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cầu kì. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Về tưới nước: Thời gian đầu mới trồng, để cây sả phát triển nhanh hơn thì cần tưới nước mỗi ngày, mỗi lần tưới nên tưới đẫm, nhưng không được để ngập úng. Sau này khi cây sinh trưởng ổn định, có thể tưới ít hơn hoặc tưới cách ngày.

Về ánh sáng: Khi mới trồng, cần đặt tại nơi thoáng mát, dưới ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và chiều, tránh tiếp xúc với ánh nắng nóng gắt.

Về phân bón: Không yêu cầu quá nhiều dinh dưỡng, bạn có thể mua phân bón tại cửa hàng cây cảnh loại dành cho cây lấy lá hoặc tận dụng phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục để bón. Mỗi tháng chỉ cần bón một lần với lượng nhỏ.

Sâu bệnh: Cây sả có tính cay nên rất ít khi xuất hiện sâu bệnh, bạn không cần lo lắng về vấn đề này.

Cắt tỉa: Loại bỏ những lá già, lá khô cháy, quan sát nếu thấy bụi sả quá rập rạp thì nên cắt tỉa bớt lá và cây.

Thu hoạch: Sả là loại cây trồng và thu hoạch quanh năm, chúng tự nhân giống bằng cách đẻ thêm cây con. Khi cần thu hoạch, chỉ cần dùng tay đặt sát gốc cây và xoay tròn, để cây tách khỏi bụi là được.

Đây cũng là cách để tỉa bớt cây khi quá dày, tạo điều kiện thông thoáng cho các cây còn lại phát triển về kích thước, đồng thời có khoảng trống để cây con mọc.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của mình về kỹ thuật trồng sả trong thùng xốp tại nhà. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn đọc có một chậu sả thật tươi tốt.

Bài viết được tham khảo từ các kênh Youtube Phan Đức và Home & Garden

Từ khóa » Trồng Sả Bao Lâu Thu Hoạch