Cách Trồng Su Hào Tại Nhà Cực đơn Giản, Cho Củ Siêu To - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Su hào là loại rau ăn củ giàu dinh dưỡng giúp phòng ngừa ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên thường xuyên bổ sung vào bữa ăn gia đình. Hơn hết, su hào là loại cây dễ sinh trưởng và không tốn nhiều diện tích. Vậy cách trồng su hào như thế nào? Chăm sóc ra sao? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- 1/ Thành phần dinh dưỡng của su hào
- 2/ Công dụng của su hào
- Cải thiện tốt hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Tăng năng lượng cho cơ thể
- Điều hòa huyết áp ổn định
- Ngăn ngừa thiếu máu
- Củng cố xương chắc khỏe
- Tăng cường thị lực
- Tăng cường chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng
- Ngăn ngừa ung thư
- 3/ Một số giống su hào phổ biến hiện nay
- 4/ Chuẩn bị trồng su hào
- Thời vụ
- Đất trồng
- Vị trí trồng
- Hạt giống
- 5/ Cách trồng su hào tại nhà đơn giản
- Gieo hạt
- Tiến hành trồng su hào
- 6/ Cách chăm sóc su hào sau trồng
- Tưới nước
- Bón phân
- Xới đất
- 7/ Phòng trừ sâu bệnh hại
- 8/ Thu hoạch
- Vì sao nên trồng bằng đất sạch hữu cơ SFARM?
1/ Thành phần dinh dưỡng của su hào
Là một trong những loại rau củ giàu dinh dưỡng bậc nhất, chứa nhiều dưỡng chất và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, các chất abumin, đường, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C và acid nicotic có hàm lượng cao nhất.
2/ Công dụng của su hào
Cải thiện tốt hệ tiêu hóa
Trong 100g su hào chiếm 1,7g chất xơ, đây vốn là “thần hộ mệnh” của hệ tiêu hóa. Giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm thiểu tình trạng khó tiêu và chướng bụng. Đồng thời cải thiện khả năng thu nạp các chất dinh dưỡng khác của hệ tiêu hóa tối ưu nhất.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Vốn chứa ít calories lại nhiều chất xơ và dinh dưỡng cần thiết. Đây là thực phẩm rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn cho người ăn kiêng.
Tăng năng lượng cho cơ thể
Củ su hào chứa nhiều potassium (kali) giúp cơ thể luôn tỉnh táo và năng lượng dồi dào. Bởi chất potassium đóng vai trò chủ yếu trong hoạt ddoognj của cơ và thần kinh trong cơ thể.
Điều hòa huyết áp ổn định
Kali còn giữ vai trò như chất giãn mạch, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch. Giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy, giảm rủi ro các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Ngăn ngừa thiếu máu
Sắt trong su hào giúp tăng hồng cầu có thể ngăn ngừa chứng thiếu máu do sắt gây ra. Ngoài ra, lượng calcium (Ca) phong phú cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Củng cố xương chắc khỏe
Hàm lượng mangan (Mg), sắt (Fe) và calcium (Ca) cao giúp ngăn ngày bệnh loãng xương. Thích hợp cho mọi độ tuổi, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Tăng cường thị lực
Giàu hợp chất carotenes, hợp chất chống oxy hóa đặc biệt ở mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa và làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.
Tăng cường chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng
Chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao giúp hỗ trợ sự chuyển hóa các chất (đặc biệt là men) trong cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư
Chứa nhiều hợp chất thực vật, nhất là chất glucosinolates (chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư) giúp chống ung thư nhũ hoa và ung thư tiền liệt tuyết rất tốt.
3/ Một số giống su hào phổ biến hiện nay
Hiện nay, có 3 loại giống su hào thông dụng nhất. Chính là:
– Su hào trứng (dọc tăm): Củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày.
– Su hào dọc nhỡ (dọc trung): Củ tròn, to, vỏ mỏng, cọng và phiến lá to, dày hơn giống su hào trứng. Thời gian sinh trưởng 90 – 105 ngày.
– Su hào bánh xe (dọc đại): Củ to hơi dẹt, vỏ dày, cọng và phiến lá to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày.
Ngoài ra, thời gian gần đây giống su hào tím đang gây xôn xao khắp bao vườn. Vừa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa có thể làm kiểng cho vườn nhà thêm sinh động.
4/ Chuẩn bị trồng su hào
Thời vụ
Được biết đến là loại rau mùa đông, nên có thể bắt đầu trồng từ tháng 7. Nhưng củ sẽ ngon ngọt, mập to nhất khi được gieo vào tháng 8,9 và chậm nhất vào tháng 11.
Đất trồng
Su hào ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt và pH từ 5,5 – 6,5. Có thể phối trộn đất trồng theo tỷ lệ 5 đất : 3 phân hữu cơ (phân trùn, phân gà, phân chuồng…) : 2 phần giá thể khác (mụn dừa và trấu hun). Nên sử dụng thành phần phối trộn hoàn toàn sạch mầm bệnh.
Đất trồng su hào
Ngoài ra, để tiện lợi cho người trồng và đầy đủ dinh dưỡng cho su hào. Nên sử dụng đất sạch hữu cơ đã được phối trộn sẵn, loại chuyên dùng cho rau ăn củ – quả.
Vị trí trồng
Để su hào khi thu hoạch có củ to, chắc nịch cần chọn nơi trồng có ánh sáng trực tiếp. Su hào không chiếm nhiều diện tích trồng, có thể trồng chậu hoặc tận dụng chai nhựa.
Lưu ý: chậu trồng cần có lỗ thoát nước và sạch khuẩn trước khi trồng.
Hạt giống
Chọn mua hạt giống tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín.
5/ Cách trồng su hào tại nhà đơn giản
Gieo hạt
Ngâm hạt trong nước 2 sôi : 3 lạnh trong khoảng 2-4 tiếng đến khi vỏ hạt mềm. Sau đó, mang hạt đi gieo trong vỉ hoặc khay gieo hạt. Tưới nước 1-2 lần/ngày, đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Sau khoảng 20 – 35 ngày, hạt đã phát triển thành cây con và mang cây con vào chậu trồng.
Lưu ý: Để cây con sau khi trồng phát triển khỏe mạnh, trước khi mang trồng cần cắt nước 4-5 ngày.
Tiến hành trồng su hào
Tùy vào giống su hào và kích thước chậu trồng. Cần phân bố thích hợp số lượng cây trong một chậu. Đối với chậu trồng nhỏ, nên trồng 1 cây/chậu.
Hình vườn su hào nhà chị Trang Ruby
6/ Cách chăm sóc su hào sau trồng
Tưới nước
Tưới 1-2 lần/ngày cho cây sau khi trồng nhằm đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng.
Bón phân
Sau khi trồng khoảng 5-6 ngày, cần bổ sung thêm đạm cho cây giúp bén rễ nhanh và khỏe. Tiếp đó cứ 1 tuần bón thúc 1 lần bằng dinh dưỡng hữu cơ, an toàn cho cây. Bón thúc lần cuối trước khi thu hoạch củ 7 ngày giúp củ to và mỏng vỏ hơn.
Có thể bổ phân chuồng hoai, phân gà, phân trùn… cho su hào. Trong đó, phân trùn quế dạng bột với đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng, acid amin và hệ VSV phong phú giúp cây dễ dàng hấp thụ.
Xới đất
Trong suốt thời gian sinh trưởng cần xới xáo 2 lần. Lần đầu tiên là sau khi ra ngôi được 15-20 ngày. Lần thứ hai cách lần đầu 15 ngày.
7/ Phòng trừ sâu bệnh hại
Su hào dễ bị sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt là rệp. Chúng tập trung phần nõn củ và lá non để hút chích dinh dưỡng làm củ không phát triển được, teo còi cọc. Để phòng trừ rệp, có thể sử dụng GE tỏi – gừng – ớt phun 1-2 tuần/lần hoặc trồng bạc hà, hương thảo… làm hàng rào sinh học cho vườn.
8/ Thu hoạch
Khi su hào ngừng phát triển lá non, mặt củ đã bằng cần tiến hành thu hoạch củ ngay. Nếu để lâu hơn làm gia tăng hàm lượng xơ và giảm chất lượng dinh dưỡng trong củ. Nên dùng dao sắt để thu hoạch củ và cắt bớt lá già.
Nếu sử dụng đất sạch hữu cơ SFARM trồng su hào, thì sau khi thu hoạch cần phơi đất 1-2 ngày và bổ sung thêm nấm, vôi bột để sử dụng trong mùa vụ tiếp theo.
Vì sao nên trồng bằng đất sạch hữu cơ SFARM?
Đất sạch hữu cơ SFARM là loại đất có 1-0-2 trên thị trường với hàng loạt ưu điểm:
– Thế hệ đất ủ đầu tiên, trải qua thời gian ủ giúp gia tăng mật độ vi sinh vật có ích và phân giải các chất dinh dưỡng thành dạng dễ hấp thụ.
– Phối trộn đầy đủ các thành phần hữu cơ như mùn hữu cơ, phân trùn, phân gà, neem, vôi bột, vi sinh vật bản địa, mụn dừa, trấu hun…
– Có những loại chuyên biệt cho từng nhóm cây trồng: rau ăn lá, rau ăn củ quả, cây ăn trái và hoa – kiểng.
Giờ đây, trồng su hào thu củ to mập trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cây chanh đào: Cách trồng và chăm sóc cây chanh đào đơn giản tại nhà
- Cách trồng cải bắp tại nhà cuộn chặt chắc nịch
- Cách trồng củ cải đỏ siêu dễ tại nhà
- Cách trồng đậu cove cực sai trái tại nhà chuẩn chuyển gia
- Cải bó xôi là gì? Những tác dụng và cách trồng cải bó xôi
Từ khóa » Trồng Su Hào Bắp Cải
-
Kỹ Thuật Trồng Su Hào - Báo Đại Đoàn Kết
-
Kỹ Thuật Trồng Su Hào Cho Năng Suất Cao - Hạt Giống An Tâm
-
Trồng Su Hào Cực Ngắn Ngày Lãi Ròng 30 Triệu | VTC16 - YouTube
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Su Hào Tại Nhà Cho Năng Suất Cao
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG SU HÀO | | Hạt Giống Tốt Đông Bẩy
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Su Hào
-
Hướng Dẫn Trồng Su Hào Cho Năng Suất Cao - Wiki Phununet
-
Kỹ Thuật Trồng Bắp Cải Từ Xử Lý Hạt Giống Tới Thu Hoạch [2022]
-
Trồng Và Chăm Sóc Su Hào Bắp Cải
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Su Hào Tại Nhà đơn Giản - Làm Thợ
-
Cách Trồng Su Hào Trong Thùng Xốp - Củ To, Nhanh Thu Hoạch
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Bắp Cải Cuộn Chặt, Tươi Non Mà Không Bị Sâu Bệnh
-
⋆ Đặc điểm Của Trồng Cải Bắp Su Hào - ⋆ Farmer
-
Rau Trồng Tháng Tám: Cách Trồng Su Hào Tại Nhà Từ Hạt